Tỉnh Cà Mau quy hoạch vùng sản xuất lúa sạch xuất khẩu, phấn đấu đến năm 2015 đạt tổng diện tích 10.000 ha, bảo đảm mỗi năm xuất khẩu 100.000 tấn gạo.
Hiện nay diện tích trồng lúa sạch ở tỉnh Cà Mau mới có 1.000 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời.
Đây là vùng nước ngọt quanh năm, phù hợp với yêu cầu sản xuất lúa sạch, là mô hình sản xuất mới, bởi từ trước đến nay Cà Mau sản xuất lúa có sử dụng phân bón với hàm lượng cao để tăng năng suất.
Lúa sạch là lúa được sản xuất không sử dụng phân hóa học, được sản xuất theo vùng quy hoạch khép kín, có hệ thống thủy lợi đồng bộ để chủ động trong ngăn mặn giữ ngọt, chống úng.
Tại đây, nông dân chọn loại giống lúa thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng thông qua sự hỗ trợ kỹ thuật của cán bộ trung tâm khuyến nông. Hình thức sản xuất này theo nhiều người dân cho biết: bước đầu năng suất thấp, nhưng chất lượng bảo đảm, đạt tiêu chuẩn quốc tế, có điều kiện xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới.
Để sản xuất lúa sạch đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả, tỉnh Cà Mau tiến hành thử nghiệm thông qua các cánh đồng mẫu lớn. Ban đầu sản xuất khép kín mỗi cánh đồng mẫu lớn từ 2-3 ha, sau đó nhân diện tích lên hàng chục ha. Qua 2 năm thử nghiệm, năng suất ban đầu chỉ 3 tấn/ha, hiện nay nâng lên xấp xỉ 3,8 tấn/ha.
Ông Lê Thanh Triều, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện U Minh cho biết huyện U Minh là nơi thích hợp trồng lúa sạch. Ban đầu chấp nhận năng suất thấp, nhưng bảo đảm yêu cầu đặt ra, đó là đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Huyện làm từ từ để rút kinh nghiệm, làm tới đâu chắc tới đó.
Ông Lê Văn Sử - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau nhận định thời gian qua, nông dân có thói quen sau khi sạ lúa sử dụng phân bón ngay, năm này sang năm khác làm cho đất đai quen với phân hóa học, không có phân thì năng suất thấp. Sản xuất như trên vừa đẩy chi phí lên cao, vừa ảnh hưởng đến chất lượng gạo.
Chủ trương của tỉnh Cà Mau là tăng chất lượng, trong đó nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn với việc sản xuất lúa sạch để xuất khẩu, trước mắt là xuất khẩu sang các nước ASEAN./.
Hiện nay diện tích trồng lúa sạch ở tỉnh Cà Mau mới có 1.000 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời.
Đây là vùng nước ngọt quanh năm, phù hợp với yêu cầu sản xuất lúa sạch, là mô hình sản xuất mới, bởi từ trước đến nay Cà Mau sản xuất lúa có sử dụng phân bón với hàm lượng cao để tăng năng suất.
Lúa sạch là lúa được sản xuất không sử dụng phân hóa học, được sản xuất theo vùng quy hoạch khép kín, có hệ thống thủy lợi đồng bộ để chủ động trong ngăn mặn giữ ngọt, chống úng.
Tại đây, nông dân chọn loại giống lúa thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng thông qua sự hỗ trợ kỹ thuật của cán bộ trung tâm khuyến nông. Hình thức sản xuất này theo nhiều người dân cho biết: bước đầu năng suất thấp, nhưng chất lượng bảo đảm, đạt tiêu chuẩn quốc tế, có điều kiện xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới.
Để sản xuất lúa sạch đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả, tỉnh Cà Mau tiến hành thử nghiệm thông qua các cánh đồng mẫu lớn. Ban đầu sản xuất khép kín mỗi cánh đồng mẫu lớn từ 2-3 ha, sau đó nhân diện tích lên hàng chục ha. Qua 2 năm thử nghiệm, năng suất ban đầu chỉ 3 tấn/ha, hiện nay nâng lên xấp xỉ 3,8 tấn/ha.
Ông Lê Thanh Triều, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện U Minh cho biết huyện U Minh là nơi thích hợp trồng lúa sạch. Ban đầu chấp nhận năng suất thấp, nhưng bảo đảm yêu cầu đặt ra, đó là đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Huyện làm từ từ để rút kinh nghiệm, làm tới đâu chắc tới đó.
Ông Lê Văn Sử - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau nhận định thời gian qua, nông dân có thói quen sau khi sạ lúa sử dụng phân bón ngay, năm này sang năm khác làm cho đất đai quen với phân hóa học, không có phân thì năng suất thấp. Sản xuất như trên vừa đẩy chi phí lên cao, vừa ảnh hưởng đến chất lượng gạo.
Chủ trương của tỉnh Cà Mau là tăng chất lượng, trong đó nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn với việc sản xuất lúa sạch để xuất khẩu, trước mắt là xuất khẩu sang các nước ASEAN./.
Trần Thành Nên (TTXVN)