Nhằm bảo vệ an toàn cho ngư dân khi khai thác thủy sản trên biển, ngư dân tỉnh Cà Mau đã liên kết với nhau bằng nhiều hình thức như liên kết trong tiếp nhiên liệu, vận chuyển sản phẩm vào bờ…
Nếu như trước đây, mỗi chiếc tàu khai thác thủy sản hoạt động riêng lẻ khi hết nhiên liệu phải vào bờ để tiếp nhiên liệu, hoặc khi sản phẩm đầy tàu phải chở vào bờ để tiêu thụ sản phẩm thì hiện nay, bà con ngư dân đã hình thành tổ hợp tác, mỗi tổ có từ 15-20 tàu.
Các tổ này có tàu tiếp nhiên liệu trên biển, tàu vận chuyển sản phẩm. Như vậy, một tàu tiếp nhiên liệu sẽ cung cấp xăng dầu cho nhiều tàu ngay trên biển. Tàu vận chuyển sản phẩm cũng hoạt động tương tự như vậy. Hình thức này đã tiết kiệm được từ 1-2 tấn nhiên liệu /tàu/chuyến đi biển.
Ngoài ra, tổ hợp tác ngư dân còn liên kết, hỗ trợ nhau khi bị cướp biển tấn công, gặp thiên tai, tai nạn…để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản khi hoạt động trên biển. Đặc biệt, bà con đã có những quy ước thông báo cho nhau thường xuyên tình hình sản xuất cũng như mọi hoạt động trên biển.
Việc liên kết này bắt đầu từ sự tự phát trong nội bộ bà con ngư dân với nhau nhưng dần về sau đã được tổ chức quy củ. Chính quyền địa phương đã ghi nhận, khuyến khích nhân rộng theo hướng trước hết hình thành các tổ hợp tác, rồi sau phát triển thành các hợp tác xã để phục vụ cho hậu cần nghề cá lâu dài.
Theo ông Trần Văn Nhật, một ngư dân sở hữu 3 chiếc tàu đánh cá trên biển ở tỉnh Cà Mau, kinh nghiệm trong nghề cho biết, rủi ro mà ngư dân thường gặp khi sản xuất trên biển là bão tố, hải tặc tấn công…Vì vậy, liên kết với nhau là cách tốt nhất nhằm bảo vệ an toàn cho bà con khi hoạt động trên biển.
Tỉnh Cà Mau có 4.000 phương tiện khai thác thủy sản trên biển, với gần 30.000 ngư phủ; mỗi năm khai thác gần 200.000 tấn thủy sản các loại. Thủy sản là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của tỉnh Cà Mau; trong đó khai thác biển, đánh bắt xa bờ là ưu tiên của địa phương.
Việc hình thành các tổ hợp tác giữa các ngư dân với nhau là mô hình tốt nhằm bảo vệ, hợp tác hoạt động của ngư dân trên biển./.
Nếu như trước đây, mỗi chiếc tàu khai thác thủy sản hoạt động riêng lẻ khi hết nhiên liệu phải vào bờ để tiếp nhiên liệu, hoặc khi sản phẩm đầy tàu phải chở vào bờ để tiêu thụ sản phẩm thì hiện nay, bà con ngư dân đã hình thành tổ hợp tác, mỗi tổ có từ 15-20 tàu.
Các tổ này có tàu tiếp nhiên liệu trên biển, tàu vận chuyển sản phẩm. Như vậy, một tàu tiếp nhiên liệu sẽ cung cấp xăng dầu cho nhiều tàu ngay trên biển. Tàu vận chuyển sản phẩm cũng hoạt động tương tự như vậy. Hình thức này đã tiết kiệm được từ 1-2 tấn nhiên liệu /tàu/chuyến đi biển.
Ngoài ra, tổ hợp tác ngư dân còn liên kết, hỗ trợ nhau khi bị cướp biển tấn công, gặp thiên tai, tai nạn…để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản khi hoạt động trên biển. Đặc biệt, bà con đã có những quy ước thông báo cho nhau thường xuyên tình hình sản xuất cũng như mọi hoạt động trên biển.
Việc liên kết này bắt đầu từ sự tự phát trong nội bộ bà con ngư dân với nhau nhưng dần về sau đã được tổ chức quy củ. Chính quyền địa phương đã ghi nhận, khuyến khích nhân rộng theo hướng trước hết hình thành các tổ hợp tác, rồi sau phát triển thành các hợp tác xã để phục vụ cho hậu cần nghề cá lâu dài.
Theo ông Trần Văn Nhật, một ngư dân sở hữu 3 chiếc tàu đánh cá trên biển ở tỉnh Cà Mau, kinh nghiệm trong nghề cho biết, rủi ro mà ngư dân thường gặp khi sản xuất trên biển là bão tố, hải tặc tấn công…Vì vậy, liên kết với nhau là cách tốt nhất nhằm bảo vệ an toàn cho bà con khi hoạt động trên biển.
Tỉnh Cà Mau có 4.000 phương tiện khai thác thủy sản trên biển, với gần 30.000 ngư phủ; mỗi năm khai thác gần 200.000 tấn thủy sản các loại. Thủy sản là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của tỉnh Cà Mau; trong đó khai thác biển, đánh bắt xa bờ là ưu tiên của địa phương.
Việc hình thành các tổ hợp tác giữa các ngư dân với nhau là mô hình tốt nhằm bảo vệ, hợp tác hoạt động của ngư dân trên biển./.
Trần Thành Nên (TTXVN)