Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt dự án “Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng thành phố Cà Mau” với tổng kinh phí đầu tư thực hiện quy hoạch đến năm 2020 là 1.350 tỷ đồng.
Nguồn vốn này được huy động từ ngân sách trung ương, địa phương, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA và các nguồn vốn khác.
Mục tiêu của dự án nhằm nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thủy lợi để giải quyết cơ bản tình trạng ngập úng trên địa bàn nội đô thành phố Cà Mau hiện nay và trong tương lai; chủ động thích ứng, đối phó với biến đổi khí hậu-nước biển dâng ngày càng phức tạp; góp phần cải tạo môi trường thành phố, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; làm cơ sở xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình chống ngập úng cho thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Các phương án quy hoạch gồm tiêu thoát nước cho khu vực thành phố, khu đô thị và công nghiệp; tiêu thoát nước cho đất trồng lúa; tiêu nước cho vườn ăn trái; tiêu, thay nước cho nuôi trồng thủy sản.
Giai đoạn từ nay đến năm 2020, dự án sẽ tập trung hoàn chỉnh hệ thống công trình phần nội đô, trung tâm thành phố Cà Mau với diện tích khoảng 15.000ha theo sáu ô thủy lợi để chống ngập cho thành phố.
Cụ thể, nâng cấp và xây dựng 119,7km bờ bao chống tràn dọc theo các trục tiêu chính gồm sông Cà Mau, kênh Xáng Cà Mau-Bạc Liêu, kênh Quảng Lộ-Phụng Hiệp, sông Gành Hào, sông Đốc, Rạch Rập, kênh xáng Lương Thế Trân, đường vành đai số 3; xây dựng 11,3km kè chống tràn kết hợp chỉnh trang đô thị tại khu vực trung tâm thành phố; xây dựng 16 cống tiêu tại các ô bao; nạo vét 35,2km kênh rạch các cấp; xây dựng bốn trạm bơm tại các ô bao gồm 15 tổ máy với tổng công suất 148.000 m3/giờ; xây dựng 13 hồ điều hòa tại các ô bao; lắp đặt 160 cửa van hai chiều tự động cho các cửa xả hiện tại và theo quy hoạch.
Giai đoạn sau năm 2020, cùng với các hệ thống đê biển thuộc các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, dự án sẽ nghiên cứu xem xét xây dựng theo thứ tự ưu tiên các cống dưới đê, cụ thể công Cái Đôi Vàm; cống, âu thuyền Sông Đốc; cống, âu thuyền Bảy Háp; cống, âu thuyền Vàm Đầm; cống Cây Toàn; cống, âu Gành Hào... tạo thành hệ thống khép kín từ sông Cái Lớn-Cái Bé đến sông Mỹ Thanh, để ngăn triều từ xa và ứng phó với mực nước biển dâng trong tương lai cho tỉnh Cà Mau nói riêng và bán đảo Cà Mau nói chung.
Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau quản lý, giám sát việc thực hiện quy hoạch; chỉ đạo, tổ chức xử lý, giải tỏa các công trình xâm hại, lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định; lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết và đầu tư xây dựng các hạng mục công trình chống ngập úng./.
Nguồn vốn này được huy động từ ngân sách trung ương, địa phương, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA và các nguồn vốn khác.
Mục tiêu của dự án nhằm nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thủy lợi để giải quyết cơ bản tình trạng ngập úng trên địa bàn nội đô thành phố Cà Mau hiện nay và trong tương lai; chủ động thích ứng, đối phó với biến đổi khí hậu-nước biển dâng ngày càng phức tạp; góp phần cải tạo môi trường thành phố, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; làm cơ sở xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình chống ngập úng cho thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Các phương án quy hoạch gồm tiêu thoát nước cho khu vực thành phố, khu đô thị và công nghiệp; tiêu thoát nước cho đất trồng lúa; tiêu nước cho vườn ăn trái; tiêu, thay nước cho nuôi trồng thủy sản.
Giai đoạn từ nay đến năm 2020, dự án sẽ tập trung hoàn chỉnh hệ thống công trình phần nội đô, trung tâm thành phố Cà Mau với diện tích khoảng 15.000ha theo sáu ô thủy lợi để chống ngập cho thành phố.
Cụ thể, nâng cấp và xây dựng 119,7km bờ bao chống tràn dọc theo các trục tiêu chính gồm sông Cà Mau, kênh Xáng Cà Mau-Bạc Liêu, kênh Quảng Lộ-Phụng Hiệp, sông Gành Hào, sông Đốc, Rạch Rập, kênh xáng Lương Thế Trân, đường vành đai số 3; xây dựng 11,3km kè chống tràn kết hợp chỉnh trang đô thị tại khu vực trung tâm thành phố; xây dựng 16 cống tiêu tại các ô bao; nạo vét 35,2km kênh rạch các cấp; xây dựng bốn trạm bơm tại các ô bao gồm 15 tổ máy với tổng công suất 148.000 m3/giờ; xây dựng 13 hồ điều hòa tại các ô bao; lắp đặt 160 cửa van hai chiều tự động cho các cửa xả hiện tại và theo quy hoạch.
Giai đoạn sau năm 2020, cùng với các hệ thống đê biển thuộc các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, dự án sẽ nghiên cứu xem xét xây dựng theo thứ tự ưu tiên các cống dưới đê, cụ thể công Cái Đôi Vàm; cống, âu thuyền Sông Đốc; cống, âu thuyền Bảy Háp; cống, âu thuyền Vàm Đầm; cống Cây Toàn; cống, âu Gành Hào... tạo thành hệ thống khép kín từ sông Cái Lớn-Cái Bé đến sông Mỹ Thanh, để ngăn triều từ xa và ứng phó với mực nước biển dâng trong tương lai cho tỉnh Cà Mau nói riêng và bán đảo Cà Mau nói chung.
Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau quản lý, giám sát việc thực hiện quy hoạch; chỉ đạo, tổ chức xử lý, giải tỏa các công trình xâm hại, lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định; lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết và đầu tư xây dựng các hạng mục công trình chống ngập úng./.
Trung Thành (TTXVN)