Ông Nguyễn Văn Đấu, Phó Giám đốc Vườn quốc gia U Minh Hạ tỉnh Cà Mau cho biết hiện U Minh Hạ có trên 15.000ha cây tràm có độ tuổi từ 7 năm trở lên, đến thời kỳ khai thác nhưng không có thị trường tiêu thụ.
Thực tế này đã làm cho cơ quan quản lý gặp rất nhiều khó khăn, kéo theo hàng trăm hộ dân trồng tràm khốn đốn vì không có thu nhập. Nếu tình hình này không được cải thiện, mỗi năm sẽ có thêm 2.000ha tràm tới tuổi khai thác bị ế ẩm tiếp tục nhân lên năm sau cao hơn năm trước, gây thiệt hại kinh tế rất lớn.
Tổng diện tích rừng U Minh Hạ có 78.000ha, trong đó có 38.000ha đất rừng đa số là cây tràm. Trước đây tràm có giá trị lên tới 50 triệu đồng/ha, hoặc bán lẻ giá 40.000 đồng/cây (đối với cây loại 1).
Cây tràm chủ yếu là làm cừ trong xây dựng cơ bản. Để xây nhà lầu từ ba tầng trở lên có diện tích sử dụng tương đương 300m2, phải cần ít nhất 2.000 cây tràm loại 1 để làm cừ. Do vậy cây tràm lúc nào cũng khan hiếm, giá liên tục bị đẩy lên cao.
Song thời gian gần đây, hầu hết các công trình xây dựng cơ bản làm cừ bằng bêtông cốt thép thay cho cây tràm. Đây là nguyên nhân làm cho cây tràm ế ẩm, ước tính thiệt hại mỗi năm hàng chục tỷ đồng.
Trước đây, giữa Lâm trường với người dân đã thỏa thuận hợp đồng, theo đó lâm trường giao đất dài hạn cho dân quản lý, tổ chức sản xuất và trồng rừng, quản lý rừng. Đến thời hạn khai thác (7 năm) khi tràm bán được thì lợi nhuận sẽ được ăn chia. Nay tràm bán không được, Lâm trường và người trồng đều gặp khó.
Để khắc phục tình trạng cây tràm ế ẩm, tỉnh Cà Mau đã quy hoạch phát triển theo hướng đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ tràm xuất khẩu.
Theo đó, tỉnh sẽ xây dựng nhà máy chế biến gỗ tràm tại chỗ. Kết quả đã có nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư, nhưng chỉ là triển vọng ban đầu, cần phải chờ đợi từ 2-3 năm sau nhà máy mới đi vào hoạt động./.
Thực tế này đã làm cho cơ quan quản lý gặp rất nhiều khó khăn, kéo theo hàng trăm hộ dân trồng tràm khốn đốn vì không có thu nhập. Nếu tình hình này không được cải thiện, mỗi năm sẽ có thêm 2.000ha tràm tới tuổi khai thác bị ế ẩm tiếp tục nhân lên năm sau cao hơn năm trước, gây thiệt hại kinh tế rất lớn.
Tổng diện tích rừng U Minh Hạ có 78.000ha, trong đó có 38.000ha đất rừng đa số là cây tràm. Trước đây tràm có giá trị lên tới 50 triệu đồng/ha, hoặc bán lẻ giá 40.000 đồng/cây (đối với cây loại 1).
Cây tràm chủ yếu là làm cừ trong xây dựng cơ bản. Để xây nhà lầu từ ba tầng trở lên có diện tích sử dụng tương đương 300m2, phải cần ít nhất 2.000 cây tràm loại 1 để làm cừ. Do vậy cây tràm lúc nào cũng khan hiếm, giá liên tục bị đẩy lên cao.
Song thời gian gần đây, hầu hết các công trình xây dựng cơ bản làm cừ bằng bêtông cốt thép thay cho cây tràm. Đây là nguyên nhân làm cho cây tràm ế ẩm, ước tính thiệt hại mỗi năm hàng chục tỷ đồng.
Trước đây, giữa Lâm trường với người dân đã thỏa thuận hợp đồng, theo đó lâm trường giao đất dài hạn cho dân quản lý, tổ chức sản xuất và trồng rừng, quản lý rừng. Đến thời hạn khai thác (7 năm) khi tràm bán được thì lợi nhuận sẽ được ăn chia. Nay tràm bán không được, Lâm trường và người trồng đều gặp khó.
Để khắc phục tình trạng cây tràm ế ẩm, tỉnh Cà Mau đã quy hoạch phát triển theo hướng đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ tràm xuất khẩu.
Theo đó, tỉnh sẽ xây dựng nhà máy chế biến gỗ tràm tại chỗ. Kết quả đã có nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư, nhưng chỉ là triển vọng ban đầu, cần phải chờ đợi từ 2-3 năm sau nhà máy mới đi vào hoạt động./.
Trần Thành Nên (TTXVN)