Cá linh mùa nước nổi - "món quà" cho người dân miền Tây
Theo con nước ngầu đục phù sa, cá linh đến với vùng quê miền Tây như một “món quà” của lũ, tạo thêm nhiều nguồn thu nhập cho gia đình nghèo.
Mỗi khi con nước lũ tràn đồng cũng là thời điểm mưu sinh của nhiều gia đình sống bằng nghề đánh cá ở các địa phương đầu vùng lũ tỉnh An Giang. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)
Theo con nước ngầu đục phù sa, cá linh đến với vùng quê miền Tây như một món quà của lũ, tạo thêm nhiều nguồn thu nhập cho gia đình nghèo. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)
Anh Nguyễn Văn Cơi ở xã Vĩnh Hậu (An Phú, An Giang) giăng lưới bắt cá linh. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)
Vợ chồng anh Nguyễn Minh Ngà ở ấp Phước Khánh, xã Phước Hưng (An Phú, An Giang) bắt cá linh. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)
Vợ chồng anh Nguyễn Minh Ngà ở ấp Phước Khánh, xã Phước Hưng (An Phú, An Giang) bắt cá linh. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)
Ở ĐBSCL, nước lũ kéo về bất thường, có màu đỏ bạc, mang theo lượng lớn phù sa màu mỡ bồi tụ cho ruộng đồng, đây cũng là mùa đất ruộng được nghỉ ngơi, có thời gian ngâm nước lâu góp phần rửa chất phèn.
Mùa nước nổi cũng là thời điểm các làng nghề ngư cụ ở Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa sản xuất để phục vụ cho nhu cầu của ngư dân đánh bắt thuỷ sản theo con nước tràn đồng.
Khi con nước tràn về phủ trắng các cánh đồng mang theo nhiều tôm cá và các loại sản vật thiên nhiên như hẹ nước, bông điên điển, sen, súng… thì cũng là lúc người dân miền Tây rộn rã mưu sinh.
Không chỉ có tôm, cá, mùa nước nổi còn mang đến cho vùng Đồng Tháp Mười nói riêng, miền Tây Nam bộ nói chung nhiều sản vật thiên nhiên phong phú như hẹ nước, bông súng, bông điên điển...
Người dân đồng bằng sông Cửu Long giờ đây không còn nỗi lo về nước lũ gây thiệt hại, trái lại họ đang mong chờ những mùa lũ đẹp mang theo phù sa, tôm cá và sinh kế cho cho hàng nghìn hộ dân nghèo.