Ông Phạm Ngọc Tiềm, Đội trưởng Đội quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hồ Trị An, Đồng Nai cho biết, hiện nay trên khắp các vùng nước thuộc mặt hồ Trị An, loài cá hoàng đế đã xuất hiện ngày càng nhiều.
Cá hoàng đế mà ngư dân thường đánh bắt được ở hồ Trị An có trọng lượng khoảng từ 400-500 gram, chiều dài thân cá từ 20-30cm, ngang khoảng 5-10cm.
Hiện nay, cá hoàng đế là nguồn thủy sản mà ngư dân sống trong lòng hồ khai thác, kiếm sống hằng ngày.
Theo ông Tiềm, mỗi ngày ngư dân ở đây có thể câu và đánh lưới được khoảng 3-4kg cá hoàng đế. Sau khi đánh bắt, người dân thường đưa ra các chợ ở thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu bán để làm thực phẩm với giá khoảng 20.000 đồng/kg.
Một số ngư dân sống tại lòng hồ Trị An cho biết mỗi ngày họ có thể kiếm được khoảng 70-80.000 đồng từ việc câu và đánh bắt loài cá này.
Ông Phạm Ngọc Tiềm cho biết thêm, cá hoàng đế là loài sinh sản nhanh và ăn tạp, do đó dễ câu và đánh lưới. Loài cá này xuất hiện nhiều ở lòng hồ khoảng năm 2006. Ban đầu người dân chỉ phát hiện quanh những khu vực gần vùng nuôi cá bè, nhưng đến nay cá hoàng đế đã xuất hiện ở khắp hồ Trị An.
Trước đó, năm 2007, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đã có nhiều tin bài phản ánh việc xuất hiện loài cá hoàng đế, là loài ăn thịt hung dữ và có nguy cơ làm mất cân bằng hệ sinh thái trong nguồn nước.
Chi cục Thủy sản tỉnh Đồng Nai ngay sau đó đã tiến hành điều tra, nghiên cứu và xác định loài cá lạ này có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được phát tán vào hồ Trị An là do một số ngư dân nuôi cá đã để chúng tràn ra lòng hồ Trị An.
Cơ quan này cũng khẳng định, cá hoàng đế là loài cá ăn thịt rất hung dữ, có khả năng làm thay đổi hệ sinh thái nơi nó được du nhập.
Khi đói, chúng có thể ăn bất cứ một sinh vật nào mà chúng bắt gặp. Ngoài ra, đây cũng là loài cá sinh sản hữu tính, tốc độ sinh sản rất nhanh, mỗi lần đẻ từ 2.000-3.000 trứng.
Theo một số nhà nghiên cứu, cá hoàng đế có tên tiếng Anh là Peacock Bass, tên khoa học là Cichla ocellaris, thuộc họ cá hoàng đế Cichlidae và bộ cá Vược Perciformes. Loài cá này có nguồn gốc từ vùng Nam Mỹ và được du nhập vào Việt Nam do người dân mua để nuôi làm cá cảnh.
Theo cảnh báo của các nhà chuyên môn, nếu để loài cá hoàng đế phát tán ra môi trường sông suối sẽ là mối đe dọa cho hệ sinh thái nguồn nước, bởi đây là loài cá ăn thịt hung dữ có khả năng làm thay đổi môi sinh quanh khu vực chúng sinh sống.
Hồ Trị An nằm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, có diện tích 32.000 ha, là hồ lớn nhất khu vực phía Nam. Ngoài chức năng cung cấp nguồn nước sinh hoạt, nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, hồ Trị An còn là nơi điều tiết nước nhằm đẩy mặn, rửa chua phèn và phục vụ cho thủy điện.
Hiện, khu vực lòng hồ Trị An có khoảng 800 ghe, 700 bè nuôi cá với hơn 5.000 lao động vừa nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, vừa làm các dịch vụ thủy sản khác./.
Cá hoàng đế mà ngư dân thường đánh bắt được ở hồ Trị An có trọng lượng khoảng từ 400-500 gram, chiều dài thân cá từ 20-30cm, ngang khoảng 5-10cm.
Hiện nay, cá hoàng đế là nguồn thủy sản mà ngư dân sống trong lòng hồ khai thác, kiếm sống hằng ngày.
Theo ông Tiềm, mỗi ngày ngư dân ở đây có thể câu và đánh lưới được khoảng 3-4kg cá hoàng đế. Sau khi đánh bắt, người dân thường đưa ra các chợ ở thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu bán để làm thực phẩm với giá khoảng 20.000 đồng/kg.
Một số ngư dân sống tại lòng hồ Trị An cho biết mỗi ngày họ có thể kiếm được khoảng 70-80.000 đồng từ việc câu và đánh bắt loài cá này.
Ông Phạm Ngọc Tiềm cho biết thêm, cá hoàng đế là loài sinh sản nhanh và ăn tạp, do đó dễ câu và đánh lưới. Loài cá này xuất hiện nhiều ở lòng hồ khoảng năm 2006. Ban đầu người dân chỉ phát hiện quanh những khu vực gần vùng nuôi cá bè, nhưng đến nay cá hoàng đế đã xuất hiện ở khắp hồ Trị An.
Trước đó, năm 2007, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đã có nhiều tin bài phản ánh việc xuất hiện loài cá hoàng đế, là loài ăn thịt hung dữ và có nguy cơ làm mất cân bằng hệ sinh thái trong nguồn nước.
Chi cục Thủy sản tỉnh Đồng Nai ngay sau đó đã tiến hành điều tra, nghiên cứu và xác định loài cá lạ này có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được phát tán vào hồ Trị An là do một số ngư dân nuôi cá đã để chúng tràn ra lòng hồ Trị An.
Cơ quan này cũng khẳng định, cá hoàng đế là loài cá ăn thịt rất hung dữ, có khả năng làm thay đổi hệ sinh thái nơi nó được du nhập.
Khi đói, chúng có thể ăn bất cứ một sinh vật nào mà chúng bắt gặp. Ngoài ra, đây cũng là loài cá sinh sản hữu tính, tốc độ sinh sản rất nhanh, mỗi lần đẻ từ 2.000-3.000 trứng.
Theo một số nhà nghiên cứu, cá hoàng đế có tên tiếng Anh là Peacock Bass, tên khoa học là Cichla ocellaris, thuộc họ cá hoàng đế Cichlidae và bộ cá Vược Perciformes. Loài cá này có nguồn gốc từ vùng Nam Mỹ và được du nhập vào Việt Nam do người dân mua để nuôi làm cá cảnh.
Theo cảnh báo của các nhà chuyên môn, nếu để loài cá hoàng đế phát tán ra môi trường sông suối sẽ là mối đe dọa cho hệ sinh thái nguồn nước, bởi đây là loài cá ăn thịt hung dữ có khả năng làm thay đổi môi sinh quanh khu vực chúng sinh sống.
Hồ Trị An nằm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, có diện tích 32.000 ha, là hồ lớn nhất khu vực phía Nam. Ngoài chức năng cung cấp nguồn nước sinh hoạt, nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, hồ Trị An còn là nơi điều tiết nước nhằm đẩy mặn, rửa chua phèn và phục vụ cho thủy điện.
Hiện, khu vực lòng hồ Trị An có khoảng 800 ghe, 700 bè nuôi cá với hơn 5.000 lao động vừa nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, vừa làm các dịch vụ thủy sản khác./.
Sỹ Tuyên (Vietnam+)