Theo nguồn tin của Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) ngày 15/3, toàn bộ bốn lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 2 đã tạm ngừng hoạt động một cách an toàn.
Lò phản ứng số 4 đã ngừng hoạt động vào khoảng 7 giờ sáng 15/3. Nhiệt độ của lò phản ứng này đã giảm xuống dưới 100 độ C sau khi hệ thống làm mát của lò phản ứng được khôi phục. Ba lò phản ứng khác đã tạm ngừng hoạt động trước đó.
Trong khi đó, mức độ rò rỉ phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 đã buộc 140.000 người phải ở trong nhà, trong khi 70.000 người sống quanh khu vực này đã phải sơ tán trước đó.
Tại thủ đô Tokyo, cách Fukushima khoảng 270km về phía Bắc, lượng phóng xạ đo được đã cao hơn mức bình thường, song vẫn chưa tới mức đe dọa sức khỏe của 39 triệu người dân thủ đô và khu vực lân cận.
Chiều 15/3, mức phóng xạ ở Tokyo đã có dấu hiệu giảm. Tại tỉnh Kanagawa gần Tokyo, mức phóng xạ cao gấp 9 lần so với mức thông thường, trong khi tại tỉnh Tochigi, lượng phóng xạ cao gấp 33 lần.
Mặc dù Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan, trong bài phát biểu trên truyền hình, đã kêu gọi người dân bình tĩnh, song những diễn biến hiện nay tại các nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima khiến người dân Nhật Bản và cộng đồng quốc tế lo ngại về những gì có thể xảy ra trong thời gian tới.
Thủ tướng Kan và nhiều quan chức Nhật Bản đã cảnh báo nguy cơ rò rỉ thêm phóng xạ và yêu cầu người dân sống trong khu vực bán kính 30km từ nhà máy Fukushima số 1 ở trong nhà, không ra ngoài để tránh nguy cơ bị nhiễm phóng xạ.
Theo cơ quan dự báo thời tiết, tuyết sẽ rơi ở Fukushima và gió sẽ thổi theo hướng Tây Nam xuống thủ đô Tokyo trong đêm 15/3, sau đó chuyển sang hướng Tây ra biển. Việc dự báo hướng gió là rất quan trọng vì nó giúp xác định hướng mà bụi phóng xạ có thể bị phân tán.
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yukio Edano cho biết, vấn đề quan ngại hiện giờ là lượng phóng xạ đã tăng tới mức có thể nguy hại tới sức khỏe người dân. Chính phủ Nhật Bản vừa chỉ thị cho chính quyền tất cả các tỉnh, thành phố hàng ngày phải báo cáo kết quả đo nồng độ phóng xạ trong môi trường.
Hiện các nhân viên đang nỗ lực tìm cách ổn định ba lò phản ứng tại nhà máy Fukushima số 1 sau khi hệ thống làm mát tại các lò phản ứng này bị hỏng, gây nổ và rò rỉ phóng xạ.
Trong khi đó, đám cháy tại lò phản ứng số 4 đã được dập tắt, song lượng phóng xạ bị rò rỉ có thể tăng mạnh. Theo nguồn tin mới nhất, nước ở bể chứa các thanh nhiên liệu hạt nhân tại lò phản ứng này có thể đang sôi, khiến mực nước giảm xuống.
Khoảng 50 công nhân đang bơm nước để làm mát các lò phản ứng, trong khi 800 nhân viên đã được sơ tán. Các vụ cháy và nổ tại các lò phản ứng đã làm 15 nhân viên thiệt mạng và 190 người bị phơi nhiễm phóng xạ.
Theo thống kê của Cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật Bản, tính đến nay, tổng số người chết và mất tích trong trận động đất kinh hoàng vừa qua đã lên tới hơn 6.000 người. Các quan chức Nhật Bản trước đó nói rằng, ít nhất 10.000 người ở tỉnh Miyagi có thể đã thiệt mạng.
Hàng triệu người Nhật Bản ở những khu vực bị ảnh hưởng của động đất đã trải qua đêm thứ tư với lượng thức ăn và nước uống ít ỏi.
Một quan chức chính phủ Nhật Bản cho biết, tại tỉnh Iwate - một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nhất, lượng nhu yếu phẩm được cung cấp chỉ đáp ứng 10% nhu cầu. Đây được coi là giai đoạn khó khăn nhất đối với Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Ngân hàng DBS của Singapore ước tính thảm họa động đất vừa qua có thể gây thiệt hại kinh tế lên tới 100 tỷ USD, tương đương 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản.
Nhiều hãng điện tử và chế tạo ôtô Nhật Bản như Toshiba, Panasonic, Fujifilm, Nikon, Canon và Toyota đã phải tạm ngừng hoạt động sản xuất, khiến thị trường đồ điện tử và ôtô thế giới bị ảnh hưởng.
Trưa 15/3, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) đã quyết định "bơm" thêm 3.000 tỷ yen (khoảng 37 tỷ USD) vào thị trường tiền tệ, sau khi đã quyết định "bơm" 5.000 tỷ yen vào sáng cùng ngày./.
Lò phản ứng số 4 đã ngừng hoạt động vào khoảng 7 giờ sáng 15/3. Nhiệt độ của lò phản ứng này đã giảm xuống dưới 100 độ C sau khi hệ thống làm mát của lò phản ứng được khôi phục. Ba lò phản ứng khác đã tạm ngừng hoạt động trước đó.
Trong khi đó, mức độ rò rỉ phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 đã buộc 140.000 người phải ở trong nhà, trong khi 70.000 người sống quanh khu vực này đã phải sơ tán trước đó.
Tại thủ đô Tokyo, cách Fukushima khoảng 270km về phía Bắc, lượng phóng xạ đo được đã cao hơn mức bình thường, song vẫn chưa tới mức đe dọa sức khỏe của 39 triệu người dân thủ đô và khu vực lân cận.
Chiều 15/3, mức phóng xạ ở Tokyo đã có dấu hiệu giảm. Tại tỉnh Kanagawa gần Tokyo, mức phóng xạ cao gấp 9 lần so với mức thông thường, trong khi tại tỉnh Tochigi, lượng phóng xạ cao gấp 33 lần.
Mặc dù Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan, trong bài phát biểu trên truyền hình, đã kêu gọi người dân bình tĩnh, song những diễn biến hiện nay tại các nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima khiến người dân Nhật Bản và cộng đồng quốc tế lo ngại về những gì có thể xảy ra trong thời gian tới.
Thủ tướng Kan và nhiều quan chức Nhật Bản đã cảnh báo nguy cơ rò rỉ thêm phóng xạ và yêu cầu người dân sống trong khu vực bán kính 30km từ nhà máy Fukushima số 1 ở trong nhà, không ra ngoài để tránh nguy cơ bị nhiễm phóng xạ.
Theo cơ quan dự báo thời tiết, tuyết sẽ rơi ở Fukushima và gió sẽ thổi theo hướng Tây Nam xuống thủ đô Tokyo trong đêm 15/3, sau đó chuyển sang hướng Tây ra biển. Việc dự báo hướng gió là rất quan trọng vì nó giúp xác định hướng mà bụi phóng xạ có thể bị phân tán.
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yukio Edano cho biết, vấn đề quan ngại hiện giờ là lượng phóng xạ đã tăng tới mức có thể nguy hại tới sức khỏe người dân. Chính phủ Nhật Bản vừa chỉ thị cho chính quyền tất cả các tỉnh, thành phố hàng ngày phải báo cáo kết quả đo nồng độ phóng xạ trong môi trường.
Hiện các nhân viên đang nỗ lực tìm cách ổn định ba lò phản ứng tại nhà máy Fukushima số 1 sau khi hệ thống làm mát tại các lò phản ứng này bị hỏng, gây nổ và rò rỉ phóng xạ.
Trong khi đó, đám cháy tại lò phản ứng số 4 đã được dập tắt, song lượng phóng xạ bị rò rỉ có thể tăng mạnh. Theo nguồn tin mới nhất, nước ở bể chứa các thanh nhiên liệu hạt nhân tại lò phản ứng này có thể đang sôi, khiến mực nước giảm xuống.
Khoảng 50 công nhân đang bơm nước để làm mát các lò phản ứng, trong khi 800 nhân viên đã được sơ tán. Các vụ cháy và nổ tại các lò phản ứng đã làm 15 nhân viên thiệt mạng và 190 người bị phơi nhiễm phóng xạ.
Theo thống kê của Cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật Bản, tính đến nay, tổng số người chết và mất tích trong trận động đất kinh hoàng vừa qua đã lên tới hơn 6.000 người. Các quan chức Nhật Bản trước đó nói rằng, ít nhất 10.000 người ở tỉnh Miyagi có thể đã thiệt mạng.
Hàng triệu người Nhật Bản ở những khu vực bị ảnh hưởng của động đất đã trải qua đêm thứ tư với lượng thức ăn và nước uống ít ỏi.
Một quan chức chính phủ Nhật Bản cho biết, tại tỉnh Iwate - một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nhất, lượng nhu yếu phẩm được cung cấp chỉ đáp ứng 10% nhu cầu. Đây được coi là giai đoạn khó khăn nhất đối với Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Ngân hàng DBS của Singapore ước tính thảm họa động đất vừa qua có thể gây thiệt hại kinh tế lên tới 100 tỷ USD, tương đương 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản.
Nhiều hãng điện tử và chế tạo ôtô Nhật Bản như Toshiba, Panasonic, Fujifilm, Nikon, Canon và Toyota đã phải tạm ngừng hoạt động sản xuất, khiến thị trường đồ điện tử và ôtô thế giới bị ảnh hưởng.
Trưa 15/3, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) đã quyết định "bơm" thêm 3.000 tỷ yen (khoảng 37 tỷ USD) vào thị trường tiền tệ, sau khi đã quyết định "bơm" 5.000 tỷ yen vào sáng cùng ngày./.
(TTXVN/Vietnam+)