Theo nhận định của Cục Cảnh sát kinh tế thuộc Bộ Công an, tình hình buôn lậu trên các tuyến biên giới diễn biến phức tạp vào thời điểm những tháng cuối năm khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong dịp Noel và Tết Nguyên đán 2011.
Qua theo dõi trên tuyến biên giới Tây Nam-Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, nạn buôn lậu có dấu hiệu sôi động trở lại.
Các mặt hàng lậu như thuốc lá ngoại, rượu ngoại, đường cát, mỹ phẩm, phụ tùng xe ôtô, xe máy cũ và mới, vàng, USD... được vận chuyển và tập kết ở biên giới Campuchia gần khu vực Mộc Bài, Trảng Bàng, Bến Cát thuộc tỉnh Tây Ninh; các huyện Đức Hòa, Đức Huệ ở tỉnh Long An; thị xã Châu Đốc, gò Tà Mâu thuộc tỉnh An Giang rồi vận chuyển bằng xe khách, xe du lịch, ghe xuồng... về Thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ.
Trên tuyến biên giới Tây Nam-Thành phố Hồ Chí Minh vẫn tồn tại những tụ điểm, đường dây buôn lậu với thủ đoạn chia nhỏ cung đoạn để vận chuyển, thuê người canh đường, cảnh giới, sử dụng bộ chứng từ lưu thông hàng hóa trên đường để quay vòng nhiều lần.
Tương tự, trên tuyến Quảng Ninh, Lạng Sơn-Hà Nội, nạn buôn lậu diễn ra khá phức tạp, dù về quy mô và lượng hàng hóa nhập lậu không nhiều bằng các năm trước. Hàng nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam qua hai tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn chủ yếu theo hai trục đường chính là Quốc lộ 18A và Quốc lộ 1B.
Mặt hàng lậu chủ yếu là hàng tiêu dùng như pháo, rượu, tiền giả, quần áo, vải, giày dép, đồ điện tử gia dụng và hàng bách hóa gia đình. Các mặt hàng ăn uống như gà, đồ ăn khô, bánh kẹo, đường cát... cũng bị lực lượng chống buôn lậu bắt giữ thường xuyên.
Trước tình hình trên, Cục Cảnh sát kinh tế đang tăng cường phối hợp lực lượng công an địa phương liên quan để nắm chắc tình hình buôn lậu tại các địa bàn, khu vực, tuyến trọng điểm ở khu vực biên giới, cửa khẩu, nơi tập kết hàng hóa cũng như những địa bàn trọng điểm tiêu thụ trong nội địa, xác minh các đường dây, tổ chức buôn lậu từ khâu vận chuyển, người nhập khẩu đến khâu tiêu thụ... nhằm có biện pháp ngăn chặn, triệt phá hiệu quả./.
Qua theo dõi trên tuyến biên giới Tây Nam-Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, nạn buôn lậu có dấu hiệu sôi động trở lại.
Các mặt hàng lậu như thuốc lá ngoại, rượu ngoại, đường cát, mỹ phẩm, phụ tùng xe ôtô, xe máy cũ và mới, vàng, USD... được vận chuyển và tập kết ở biên giới Campuchia gần khu vực Mộc Bài, Trảng Bàng, Bến Cát thuộc tỉnh Tây Ninh; các huyện Đức Hòa, Đức Huệ ở tỉnh Long An; thị xã Châu Đốc, gò Tà Mâu thuộc tỉnh An Giang rồi vận chuyển bằng xe khách, xe du lịch, ghe xuồng... về Thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ.
Trên tuyến biên giới Tây Nam-Thành phố Hồ Chí Minh vẫn tồn tại những tụ điểm, đường dây buôn lậu với thủ đoạn chia nhỏ cung đoạn để vận chuyển, thuê người canh đường, cảnh giới, sử dụng bộ chứng từ lưu thông hàng hóa trên đường để quay vòng nhiều lần.
Tương tự, trên tuyến Quảng Ninh, Lạng Sơn-Hà Nội, nạn buôn lậu diễn ra khá phức tạp, dù về quy mô và lượng hàng hóa nhập lậu không nhiều bằng các năm trước. Hàng nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam qua hai tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn chủ yếu theo hai trục đường chính là Quốc lộ 18A và Quốc lộ 1B.
Mặt hàng lậu chủ yếu là hàng tiêu dùng như pháo, rượu, tiền giả, quần áo, vải, giày dép, đồ điện tử gia dụng và hàng bách hóa gia đình. Các mặt hàng ăn uống như gà, đồ ăn khô, bánh kẹo, đường cát... cũng bị lực lượng chống buôn lậu bắt giữ thường xuyên.
Trước tình hình trên, Cục Cảnh sát kinh tế đang tăng cường phối hợp lực lượng công an địa phương liên quan để nắm chắc tình hình buôn lậu tại các địa bàn, khu vực, tuyến trọng điểm ở khu vực biên giới, cửa khẩu, nơi tập kết hàng hóa cũng như những địa bàn trọng điểm tiêu thụ trong nội địa, xác minh các đường dây, tổ chức buôn lậu từ khâu vận chuyển, người nhập khẩu đến khâu tiêu thụ... nhằm có biện pháp ngăn chặn, triệt phá hiệu quả./.
Thế Vinh (TTXVN/Vietnam+)