Theo Nghị định số 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức vừa được Chính phủ ban hành ngày 17/5, công chức tự ý nghỉ việc từ 7 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo văn bản 3 lần liên tiếp thì sẽ bị buộc thôi việc.
Nguyên tắc xử lý kỷ luật là mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Nếu công chức có nhiều hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và chịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi nặng nhất, trừ trường hợp có hành vi vi phạm phải xử lý kỷ luật bằng hình thức thôi việc.
Công chức phải chịu hình thức kỷ luật khiển trách khi có một trong các hành vi vi phạm pháp luật như có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan tổ chức, đơn vị cá nhân trong thi hành công vụ; gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tự ý nghỉ việc, tổng số từ 3 đến dưới 5 ngày làm việc trong một tháng.
Hình thức kỷ luật cảnh cáo được áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi như: cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện; sử dụng thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức để vụ lợi; tự ý nghỉ việc, tổng số từ 5 đến dưới 7 ngày làm việc trong một tháng.
Nghị định cũng quy định rõ, hình thức kỷ luật hạ bậc lương áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau: Không thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao mà không có lý do chính đáng, gây ảnh hưởng đến công việc chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị; lợi dụng vị trí công tác, cố ý làm trái pháp luật với mục đích vụ lợi; vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật như không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn; vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng... thì chịu hình thức kỷ luật giáng chức.
Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật: sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ; không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả rất nghiêm trọng; bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ.
Thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là 2 tháng, kể từ ngày phát hiện công chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 5/7/2011./.
Nguyên tắc xử lý kỷ luật là mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Nếu công chức có nhiều hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và chịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi nặng nhất, trừ trường hợp có hành vi vi phạm phải xử lý kỷ luật bằng hình thức thôi việc.
Công chức phải chịu hình thức kỷ luật khiển trách khi có một trong các hành vi vi phạm pháp luật như có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan tổ chức, đơn vị cá nhân trong thi hành công vụ; gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tự ý nghỉ việc, tổng số từ 3 đến dưới 5 ngày làm việc trong một tháng.
Hình thức kỷ luật cảnh cáo được áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi như: cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện; sử dụng thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức để vụ lợi; tự ý nghỉ việc, tổng số từ 5 đến dưới 7 ngày làm việc trong một tháng.
Nghị định cũng quy định rõ, hình thức kỷ luật hạ bậc lương áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau: Không thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao mà không có lý do chính đáng, gây ảnh hưởng đến công việc chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị; lợi dụng vị trí công tác, cố ý làm trái pháp luật với mục đích vụ lợi; vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật như không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn; vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng... thì chịu hình thức kỷ luật giáng chức.
Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật: sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ; không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả rất nghiêm trọng; bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ.
Thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là 2 tháng, kể từ ngày phát hiện công chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 5/7/2011./.
(TTXVN/Vietnam+)