“Giai đoạn 2013-2015 là thời điểm của những bước ngoặt cải cách không chỉ đối với Việt Nam mà cả Thế giới. Điều này có nghĩa Việt Nam sẽ bước sang một giai đoạn mới,” đó là nhận định của Tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM).
Trong các đánh giá gần đây, giới chuyên gia cũng đưa ra những dự báo khá đồng nhất: Năm 2013, triển vọng kinh tế Việt Nam sẽ chưa có nhiều đột biến so với 2012. Do đó, thời điểm này cần tập trung vào hoạt động tái cơ cấu một cách quyết liệt hơn là để tâm tới những con số chỉ tiêu kinh tế.
Cần có cuộc cách mạng
Thách thức lớn nhất của nền kinh tế bây giờ là “lòng tin” từ trong dân chúng. Muốn làm được điều này, ông Thành cho rằng, Việt Nam cần phải thực hiện hai điểm cơ bản, đó là kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô và bắt tay ngay vào tái cấu trúc nền kinh tế mạnh mẽ trong sáu tháng đầu năm nay.
Theo các chuyên gia, thực hiện tái cấu trúc không thể "đau đâu thì trị đó". Vấn đề nổi cộn của nền kinh tế là các cơ sở, ban ngành, địa phương thực hiện đầu tư mang tính độc lập, nên tính phối hợp toàn hệ thống của cả nền kinh tế là rất thấp, dẫn tới hoạt động đầu tư trùng lặp, lãng phí lớn nguồn lực xã hội.
Bên cạnh đó, quy mô hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước vượt quá năng lực quản trị, khiến quá trình hoạt động vượt ra khỏi tầm kiểm soát của đội ngũ điều hành, điển hình như các trường hợp của Vinashin, Vinalines… Các chuyên gia cho rằng, lỗi hệ thống phát sinh từ cơ chế quá nhỏ hẹp trong khi các doanh nghiệp lại quản lý quy mô kinh doanh quá lớn.
Ông Bùi Ngọc Sơn, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới nhấn mạnh, Việt Nam không nên quá quan tâm tới các chỉ tiêu ngắn hạn. Vấn đề lớn nhất cần được giải quyết là tái cấu trúc lại khu vực bất động sản, bởi tất cả mọi thành phần kinh tế xã hội đều tham gia và đang mắc kẹt tại đây. Tái cấu trúc là đồng thời phải chấp nhận phá vỡ, không thể giải cứu mà dứt khoát phải khẩn trương xử lý theo cơ chế thị trường. Cần phải tận dụng thời điểm này để thực thay đổi căn bản chiến lược, bởi nếu chậm chễ khi kinh tế thế giới đi vào ổn định rồi, thì Việt Nam sẽ bị tụt lại phía sau.
Đồng tình với quan điểm này, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) khẳng định, nếu không có giải pháp phù hợp Việt Nam khó có thể bắt nhịp với sự phục hồi của các nền kinh tế khác trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương ngay thời gian tới.
“Tốc độ tăng trưởng hiện tại của Việt Nam là phù hợp. Chúng ta cần hướng tới chất lượng tăng trưởng đồng thời không làm phá vỡ các vấn đề liên quan đến xã hội. Tái cấu trúc có nghĩa là ‘phá hủy mang tính sáng tạo’. Sẽ có những doanh nghiệp bị tổn thương song đây cũng là cơ hội nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, khoa học công nghệ và nguồn nhân lực của hệ thống doanh nghiệp. Cuộc cách mạng này đặt ra mục tiêu cho nền kinh tế là tăng trưởng mang tính ổn định,” ông Sơn nói.
Ông Võ Trí Thành khẳng định, hiện có không ít thuận lợi khi mà Việt Nam đã nhận thức được yêu cầu cấp bách phải chuyển hướng căn bản trong việc tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng hiệu quả và phát triển bền vững. Ý chí chính trị đó lại có sự đồng thuận xã hội cao đồng thời Việt Nam cũng ít nhiều có kinh nghiệm cải cách và sự hỗ trợ nhiệt tình của cộng đồng quốc tế.
Gắn với toàn cầu hóa
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo, dư âm của cuộc suy thoái 2008-2009 vẫn đang gây khó khăn cho nhiều nền kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Âu vẫn sẽ tiếp tục, nhưng mức độ không trầm trọng như năm 2012.
Tuy nhiên IMF cho rằng, tình trạng trì trệ của nền kinh tế toàn cầu đã chấm dứt và những hành động gần đây của các chính phủ và ngân hàng trung ương trên khắp thế giới có thể sẽ thúc đẩy sự phục hồi nhanh hơn so với dự kiến, bắt đầu ngay từ năm 2013.
Tương tự, Báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu (GEP) của Ngân hàng thế giới (WB) cũng nêu rõ, nền kinh tế thế giới vẫn phục hồi khá chậm chạp và mong manh sau cuộc khủng hoảng tài chính, tăng trưởng tương đối yếu ở mức 2,3% và 2,4% lần lượt vào các năm 2012 và 2013.
Theo đó, các chuyên gia của WB đã đưa ra cảnh báo, trong khi các nước có thu nhập cao đang phải tìm cách để các chính sách kinh tế trở nên bền vững hơn thì các nước đang phát triển phải tìm cách sẵn sàng ứng phó với những tác động tiêu cực từ những bất ổn tại các nước phát triển.
Theo ông Sơn, rủi ro kinh tế thế giới đang đặt ra thách thức lớn trong điều hành kinh tế vĩ mô của Việt Nam bởi dư địa chính sách tài khóa tương đối hạn hẹp. Chính sách tiền tệ cũng gặp mức rủi ro nhất định do lạm phát 1 con số song vẫn ở mức cao, cộng thêm với tình trạng nợ xấu.
Bên cạnh việc tạo dựng củng cố dư địa chính sách, ông Sơn cho rằng, chính sách của Chính phủ đang thực hiện phù hợp với bối cảnh nhiều biến động của kinh tế thế giới. Việt Nam không nên kích cầu, sẽ khiến nguy cơ lạm phát quay lại và dẫn đến nợ nần gia tăng mà nên thúc đẩy tăng năng suất lao động và chất lượng đầu tư.
Ông Thành cũng chỉ ra, thế giới đang phải đối mặt với ba "sai lệch lớn", thứ nhất là sai lệch giữa kinh tế thực và kinh tế tiền tệ. Sai lệnh thứ hai được tạo ra do sự phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế mới nổi và khả năng thích ứng của các nền kinh tế phát triển. Cuối cùng là sự sai lệch giữa kinh tế "nâu" tận khai, phá hủy tài nguyên và kinh tế "xanh" thân thiện với môi trường và giảm khí thải nhà kính.
Toàn cầu thực sự đang trong thời kỳ chuyển đổi có tính cách mạng. Thách thức là làm sao có thể chuyển sang một thế giới thực và xanh hơn, cân bằng với những tác động tích cực đến sự ổn định và phát triển nói chung.
“Thế giới và Việt Nam đang phải đối mặt với không ít thách thức. Tuy nhiên, khó khăn và khủng hoảng cũng mở ra những ý tưởng mới, xu thế mới về phát triển bền vững hơn, vì con người hơn. Sự phát triển đó có lẽ là sự giao thoa, hài hòa giữa tâm thức với xã hội thông tin và kinh tế xanh," theo ông Thành ./.
Trong các đánh giá gần đây, giới chuyên gia cũng đưa ra những dự báo khá đồng nhất: Năm 2013, triển vọng kinh tế Việt Nam sẽ chưa có nhiều đột biến so với 2012. Do đó, thời điểm này cần tập trung vào hoạt động tái cơ cấu một cách quyết liệt hơn là để tâm tới những con số chỉ tiêu kinh tế.
Cần có cuộc cách mạng
Thách thức lớn nhất của nền kinh tế bây giờ là “lòng tin” từ trong dân chúng. Muốn làm được điều này, ông Thành cho rằng, Việt Nam cần phải thực hiện hai điểm cơ bản, đó là kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô và bắt tay ngay vào tái cấu trúc nền kinh tế mạnh mẽ trong sáu tháng đầu năm nay.
Theo các chuyên gia, thực hiện tái cấu trúc không thể "đau đâu thì trị đó". Vấn đề nổi cộn của nền kinh tế là các cơ sở, ban ngành, địa phương thực hiện đầu tư mang tính độc lập, nên tính phối hợp toàn hệ thống của cả nền kinh tế là rất thấp, dẫn tới hoạt động đầu tư trùng lặp, lãng phí lớn nguồn lực xã hội.
Bên cạnh đó, quy mô hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước vượt quá năng lực quản trị, khiến quá trình hoạt động vượt ra khỏi tầm kiểm soát của đội ngũ điều hành, điển hình như các trường hợp của Vinashin, Vinalines… Các chuyên gia cho rằng, lỗi hệ thống phát sinh từ cơ chế quá nhỏ hẹp trong khi các doanh nghiệp lại quản lý quy mô kinh doanh quá lớn.
Ông Bùi Ngọc Sơn, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới nhấn mạnh, Việt Nam không nên quá quan tâm tới các chỉ tiêu ngắn hạn. Vấn đề lớn nhất cần được giải quyết là tái cấu trúc lại khu vực bất động sản, bởi tất cả mọi thành phần kinh tế xã hội đều tham gia và đang mắc kẹt tại đây. Tái cấu trúc là đồng thời phải chấp nhận phá vỡ, không thể giải cứu mà dứt khoát phải khẩn trương xử lý theo cơ chế thị trường. Cần phải tận dụng thời điểm này để thực thay đổi căn bản chiến lược, bởi nếu chậm chễ khi kinh tế thế giới đi vào ổn định rồi, thì Việt Nam sẽ bị tụt lại phía sau.
Đồng tình với quan điểm này, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) khẳng định, nếu không có giải pháp phù hợp Việt Nam khó có thể bắt nhịp với sự phục hồi của các nền kinh tế khác trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương ngay thời gian tới.
“Tốc độ tăng trưởng hiện tại của Việt Nam là phù hợp. Chúng ta cần hướng tới chất lượng tăng trưởng đồng thời không làm phá vỡ các vấn đề liên quan đến xã hội. Tái cấu trúc có nghĩa là ‘phá hủy mang tính sáng tạo’. Sẽ có những doanh nghiệp bị tổn thương song đây cũng là cơ hội nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, khoa học công nghệ và nguồn nhân lực của hệ thống doanh nghiệp. Cuộc cách mạng này đặt ra mục tiêu cho nền kinh tế là tăng trưởng mang tính ổn định,” ông Sơn nói.
Ông Võ Trí Thành khẳng định, hiện có không ít thuận lợi khi mà Việt Nam đã nhận thức được yêu cầu cấp bách phải chuyển hướng căn bản trong việc tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng hiệu quả và phát triển bền vững. Ý chí chính trị đó lại có sự đồng thuận xã hội cao đồng thời Việt Nam cũng ít nhiều có kinh nghiệm cải cách và sự hỗ trợ nhiệt tình của cộng đồng quốc tế.
Gắn với toàn cầu hóa
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo, dư âm của cuộc suy thoái 2008-2009 vẫn đang gây khó khăn cho nhiều nền kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Âu vẫn sẽ tiếp tục, nhưng mức độ không trầm trọng như năm 2012.
Tuy nhiên IMF cho rằng, tình trạng trì trệ của nền kinh tế toàn cầu đã chấm dứt và những hành động gần đây của các chính phủ và ngân hàng trung ương trên khắp thế giới có thể sẽ thúc đẩy sự phục hồi nhanh hơn so với dự kiến, bắt đầu ngay từ năm 2013.
Tương tự, Báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu (GEP) của Ngân hàng thế giới (WB) cũng nêu rõ, nền kinh tế thế giới vẫn phục hồi khá chậm chạp và mong manh sau cuộc khủng hoảng tài chính, tăng trưởng tương đối yếu ở mức 2,3% và 2,4% lần lượt vào các năm 2012 và 2013.
Theo đó, các chuyên gia của WB đã đưa ra cảnh báo, trong khi các nước có thu nhập cao đang phải tìm cách để các chính sách kinh tế trở nên bền vững hơn thì các nước đang phát triển phải tìm cách sẵn sàng ứng phó với những tác động tiêu cực từ những bất ổn tại các nước phát triển.
Theo ông Sơn, rủi ro kinh tế thế giới đang đặt ra thách thức lớn trong điều hành kinh tế vĩ mô của Việt Nam bởi dư địa chính sách tài khóa tương đối hạn hẹp. Chính sách tiền tệ cũng gặp mức rủi ro nhất định do lạm phát 1 con số song vẫn ở mức cao, cộng thêm với tình trạng nợ xấu.
Bên cạnh việc tạo dựng củng cố dư địa chính sách, ông Sơn cho rằng, chính sách của Chính phủ đang thực hiện phù hợp với bối cảnh nhiều biến động của kinh tế thế giới. Việt Nam không nên kích cầu, sẽ khiến nguy cơ lạm phát quay lại và dẫn đến nợ nần gia tăng mà nên thúc đẩy tăng năng suất lao động và chất lượng đầu tư.
Ông Thành cũng chỉ ra, thế giới đang phải đối mặt với ba "sai lệch lớn", thứ nhất là sai lệch giữa kinh tế thực và kinh tế tiền tệ. Sai lệnh thứ hai được tạo ra do sự phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế mới nổi và khả năng thích ứng của các nền kinh tế phát triển. Cuối cùng là sự sai lệch giữa kinh tế "nâu" tận khai, phá hủy tài nguyên và kinh tế "xanh" thân thiện với môi trường và giảm khí thải nhà kính.
Toàn cầu thực sự đang trong thời kỳ chuyển đổi có tính cách mạng. Thách thức là làm sao có thể chuyển sang một thế giới thực và xanh hơn, cân bằng với những tác động tích cực đến sự ổn định và phát triển nói chung.
“Thế giới và Việt Nam đang phải đối mặt với không ít thách thức. Tuy nhiên, khó khăn và khủng hoảng cũng mở ra những ý tưởng mới, xu thế mới về phát triển bền vững hơn, vì con người hơn. Sự phát triển đó có lẽ là sự giao thoa, hài hòa giữa tâm thức với xã hội thông tin và kinh tế xanh," theo ông Thành ./.
Linh Chi (Vietnam+)