Các nhà khoa học Australia vừa phát hiện thuốc điều trị làm loãng máu thông thường có khả năng thay đổi phương pháp điều trị bệnh sốt rét.
Loại thuốc điều trị sốt rét hiện nay hoạt động theo cơ chế ức chế sự phát triển của ký sinh trùng sốt rét trong tế bào hồng cầu. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một phân tử có khả năng ngăn chặn các tế bào không bị nhiễm bệnh ngay từ ban đầu.
Các nhà nghiên cứu từ Viện nghiên cứu Walter và Eliza Hall tại Melbourne cho biết phát hiện này có thể giúp điều chế những loại thuốc mới có khả năng điều trị bệnh sốt rét mà không dẫn đến hiện tượng kháng thuốc.
Thông thường, khi một người bị nhiễm sốt rét, ký sinh trùng sốt rét xâm nhập vào tế bào hồng cầu và bắt đầu nhân lên trong đường máu, gây ra những triệu chứng bệnh nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong.
Tiến sĩ James Beeson, người phụ trách phòng thí nghiệm của Viện nghiên cứu Walter và Eliza Hall cho biết, căn cứ vào quy trình hoạt động trên, các nhà nghiên cứu có ý tưởng xác định những hợp chất có khả năng ngăn ký sinh trùng sốt rét xâm nhập vào tế bào hồng cầu và sau đó dùng phương pháp này để xây dựng phác đồ điều trị mới cho bệnh sốt rét.
Theo ông Beeson, Heparin - một loại thuốc đang được dùng để làm tan máu đông ở những bệnh nhân có vấn đề về chức năng đông máu, cũng có tác dụng ngăn ký sinh trùng sốt rét xâm nhập vào tế bào hồng cầu. Tuy nhiên, không thể dùng loại thuốc này để điều trị bệnh sốt rét vì nó có tác dụng làm loãng máu của bệnh nhân.
Ông Beeson cho biết đã xác định được một vài hợp chất giống Heparin có khả năng chống sốt rét nhưng không làm loãng máu. Tất cả các loại thuốc hiện tại điều trị bệnh sốt rét bằng cách ngăn chặn sự phát triển của những ký sinh trùng sốt rét khi đã xâm nhập vào bên trong tế bào hồng cầu.
Phương pháp mới của các nhà khoa học Australia là tìm cách ức chế khả năng xâm nhập của ký sinh trùng sốt rét ngay từ ban đầu.
Trong tương lai, nếu phương pháp này thành công, các nhà khoa học sẽ sử dụng nó kết hợp với các loại thuốc điều trị hiện nay để cho ra một phương pháp điều trị hai hướng: ngăn chặn ký sinh trùng sốt rét xâm nhập vào tế bào hồng cầu sau đó ngăn chặn ký sinh trùng phát triển và sinh sôi trong tế bào hồng cầu./.
Loại thuốc điều trị sốt rét hiện nay hoạt động theo cơ chế ức chế sự phát triển của ký sinh trùng sốt rét trong tế bào hồng cầu. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một phân tử có khả năng ngăn chặn các tế bào không bị nhiễm bệnh ngay từ ban đầu.
Các nhà nghiên cứu từ Viện nghiên cứu Walter và Eliza Hall tại Melbourne cho biết phát hiện này có thể giúp điều chế những loại thuốc mới có khả năng điều trị bệnh sốt rét mà không dẫn đến hiện tượng kháng thuốc.
Thông thường, khi một người bị nhiễm sốt rét, ký sinh trùng sốt rét xâm nhập vào tế bào hồng cầu và bắt đầu nhân lên trong đường máu, gây ra những triệu chứng bệnh nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong.
Tiến sĩ James Beeson, người phụ trách phòng thí nghiệm của Viện nghiên cứu Walter và Eliza Hall cho biết, căn cứ vào quy trình hoạt động trên, các nhà nghiên cứu có ý tưởng xác định những hợp chất có khả năng ngăn ký sinh trùng sốt rét xâm nhập vào tế bào hồng cầu và sau đó dùng phương pháp này để xây dựng phác đồ điều trị mới cho bệnh sốt rét.
Theo ông Beeson, Heparin - một loại thuốc đang được dùng để làm tan máu đông ở những bệnh nhân có vấn đề về chức năng đông máu, cũng có tác dụng ngăn ký sinh trùng sốt rét xâm nhập vào tế bào hồng cầu. Tuy nhiên, không thể dùng loại thuốc này để điều trị bệnh sốt rét vì nó có tác dụng làm loãng máu của bệnh nhân.
Ông Beeson cho biết đã xác định được một vài hợp chất giống Heparin có khả năng chống sốt rét nhưng không làm loãng máu. Tất cả các loại thuốc hiện tại điều trị bệnh sốt rét bằng cách ngăn chặn sự phát triển của những ký sinh trùng sốt rét khi đã xâm nhập vào bên trong tế bào hồng cầu.
Phương pháp mới của các nhà khoa học Australia là tìm cách ức chế khả năng xâm nhập của ký sinh trùng sốt rét ngay từ ban đầu.
Trong tương lai, nếu phương pháp này thành công, các nhà khoa học sẽ sử dụng nó kết hợp với các loại thuốc điều trị hiện nay để cho ra một phương pháp điều trị hai hướng: ngăn chặn ký sinh trùng sốt rét xâm nhập vào tế bào hồng cầu sau đó ngăn chặn ký sinh trùng phát triển và sinh sôi trong tế bào hồng cầu./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)