Tại Bình Dương, Khu công nghiệp Sóng Thần 1 và Sóng Thần 2 đã đủ sức đáp ứng nhu cầu xử lý toàn bộ nước thải của các doanh nghiệp trước khi đổ vào kênh Ba Bò.
Báo cáo tại Kỳ họp Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Dương cuối năm (lần thứ 18-khóa VII), Đoàn giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh do bà Trần Thị Kim Vân, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân làm trưởng đoàn cho biết, qua giám sát công tác xử lý giảm thiểu ô nhiễm kênh Ba Bò mới đây cho thấy, các ngành, đơn vị liên quan đã thực hiện có kết quả khá tốt kế hoạch giảm ô nhiễm môi trường kênh này. Kế hoạch được lãnh đạo hai tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm chỉ đạo.
Khu công nghiệp Sóng Thần 1 và Sóng Thần 2 hiện có 247/333 dự án đã hoạt động (140 dự án FDI và 107 dự án trong nước) có nguồn nước thải (nước mưa và nước thải công nghiệp) đổ vào kênh Ba Bò.
Đến nay, hai khu công nghiệp này đã thực hiện xong việc đấu nối thoát nước vào hệ thống thu gom nước thải của trạm xử lý nước thải của khu công nghiệp. Cả hai khu đã tách được hoàn toàn nước thải và nước mưa.
Chủ đầu tư cũng đã đầu tư nâng công suất Trạm xử lý nước thải khu công nghiệp Sóng Thần 1 từ 4000m3 lên 6.500m3/ngày đêm bằng với công suất của Trạm xử lý nước thải khu công nghiệp Sóng Thần 2, đủ sức đáp ứng nhu cầu xử lý toàn bộ nước thải của các doanh nghiệp hoạt động trong cả hai khu công nghiệp.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư đã đầu tư trên 10 tỷ đồng cải tạo lại hồ chứa nước mưa trong khu công nghiệp Sóng Thần 1 bao gồm xử lý nước trong hồ, nạo vét và xử lý bùn đáy hồ, xây bờ kè chung quanh.
Sau khu xử lý cải tạo hồ được làm hồ cảnh quan, nước trong hồ trong không còn mùi hôi, đạt quy chuẩn nước mặt. Kết quả này đã góp phần tích cực hạn chế nguồn gây ô nhiễm kênh Ba Bò như trước đây.
Sở Tài nguyên-Môi trường Bình Dương đã phối hợp với Sở Tài nguyên-Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành quan trắc chất lượng nước thải sau xử lý của khu công nghiệp Sóng Thần 1 và 2 với tần suất 1 tháng/lần, đồng thời còn tổ chức lấy mẫu nước thải đột xuất để kiểm tra. Kết quả cho thấy phần lớn các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn cho phép thải ra môi trường, nhưng cũng còn vài chỉ tiêu chưa đạt như: nhu cầu oxy hóa học( COD) vượt 1,6-1,9 lần; chất tạo bọt (LAB) vượt 1,4 - 3,4 lần mức cho phép...
Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV Cấp thoát nước và Môi trường Bình Dương đã thực hiện nạo vét bùn, thu gom rác thải trong lòng kênh, khơi thông dòng chảy trên toàn tuyến kênh với khối lượng 18.300 tấn và lập hàng rào chắn lưới B40 đầu tuyến nhằm ngăn việc xả rác của các hộ dân xuống dòng kênh. Đến nay, nước trong kênh không còn màu đen, không hôi như trước...
Ủy ban Nhân dân huyện Thuận An và Ủy ban Nhân dân xã Bình Hòa đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân sinh sống tiếp giáp với kênh Ba Bò không xả rác xuống dòng kênh; hợp đồng thực hiện thu gom rác sinh hoạt với các tổ dân lập và xây dựng, sửa chữa bể tự họai để thu gom, xử lý rác thải...
Chính quyền địa phương đã xử lý vi phạm hành chính bốn trường hợp thải chất thải rắn không đúng nơi quy định; yêu cầu ba hộ cam kết không xả rác xuống kênh và thực hiện gom rác thải đã đổ xuống kênh, xây rào chắn cao để các hộ thuê phòng trọ không tiếp tục bỏ rác xuống kênh...
Tuy nhiên, theo đoàn giám sát, việc giải quyết giảm thiểu ô nhiễm môi trường kênh Ba Bò còn nhiều hạn chế như tình trạng lén lút xả rác thải, nước sinh hoạt của người dân vẫn còn, một số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp dọc kênh làm gây hẹp dòng chảy và ô nhiễm nguồn nước; nước thải từ hệ thống nước mưa của hai khu công nghiệp Sóng Thần 1 và 2 và nước thải, rác thải sinh hoạt của các khu dân cư vẫn bị ô nhiễm hữu cơ mức độ vượt quy chuẩn cho phép thải ra môi trường từ 3,4 đến 7,2 lần; nước thải công nghiệp qua xử lý đạt quy chuẩn nhưng vẫn còn vài chỉ tiêu vượt chuẩn như COD, LAB;
Dự án Hệ thống quan trắc tự động nước thải công nghiệp của Sở Tài nguyên-Môi trường và Dự án thoát nước thải kênh Ba Bò của Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV Cấp thoát nước và Môi trường Bình Dương triển khai chậm cũng gây ảnh hưởng đến việc giải quyết ô nhiễm kênh Ba Bò...
Đoàn giám sát kiến nghị ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo khắc phục những bất cập nêu trên để kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm kênh Ba Bò được triển khai thực hiện nhanh và đạt hiệu quả tốt./.
Báo cáo tại Kỳ họp Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Dương cuối năm (lần thứ 18-khóa VII), Đoàn giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh do bà Trần Thị Kim Vân, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân làm trưởng đoàn cho biết, qua giám sát công tác xử lý giảm thiểu ô nhiễm kênh Ba Bò mới đây cho thấy, các ngành, đơn vị liên quan đã thực hiện có kết quả khá tốt kế hoạch giảm ô nhiễm môi trường kênh này. Kế hoạch được lãnh đạo hai tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm chỉ đạo.
Khu công nghiệp Sóng Thần 1 và Sóng Thần 2 hiện có 247/333 dự án đã hoạt động (140 dự án FDI và 107 dự án trong nước) có nguồn nước thải (nước mưa và nước thải công nghiệp) đổ vào kênh Ba Bò.
Đến nay, hai khu công nghiệp này đã thực hiện xong việc đấu nối thoát nước vào hệ thống thu gom nước thải của trạm xử lý nước thải của khu công nghiệp. Cả hai khu đã tách được hoàn toàn nước thải và nước mưa.
Chủ đầu tư cũng đã đầu tư nâng công suất Trạm xử lý nước thải khu công nghiệp Sóng Thần 1 từ 4000m3 lên 6.500m3/ngày đêm bằng với công suất của Trạm xử lý nước thải khu công nghiệp Sóng Thần 2, đủ sức đáp ứng nhu cầu xử lý toàn bộ nước thải của các doanh nghiệp hoạt động trong cả hai khu công nghiệp.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư đã đầu tư trên 10 tỷ đồng cải tạo lại hồ chứa nước mưa trong khu công nghiệp Sóng Thần 1 bao gồm xử lý nước trong hồ, nạo vét và xử lý bùn đáy hồ, xây bờ kè chung quanh.
Sau khu xử lý cải tạo hồ được làm hồ cảnh quan, nước trong hồ trong không còn mùi hôi, đạt quy chuẩn nước mặt. Kết quả này đã góp phần tích cực hạn chế nguồn gây ô nhiễm kênh Ba Bò như trước đây.
Sở Tài nguyên-Môi trường Bình Dương đã phối hợp với Sở Tài nguyên-Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành quan trắc chất lượng nước thải sau xử lý của khu công nghiệp Sóng Thần 1 và 2 với tần suất 1 tháng/lần, đồng thời còn tổ chức lấy mẫu nước thải đột xuất để kiểm tra. Kết quả cho thấy phần lớn các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn cho phép thải ra môi trường, nhưng cũng còn vài chỉ tiêu chưa đạt như: nhu cầu oxy hóa học( COD) vượt 1,6-1,9 lần; chất tạo bọt (LAB) vượt 1,4 - 3,4 lần mức cho phép...
Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV Cấp thoát nước và Môi trường Bình Dương đã thực hiện nạo vét bùn, thu gom rác thải trong lòng kênh, khơi thông dòng chảy trên toàn tuyến kênh với khối lượng 18.300 tấn và lập hàng rào chắn lưới B40 đầu tuyến nhằm ngăn việc xả rác của các hộ dân xuống dòng kênh. Đến nay, nước trong kênh không còn màu đen, không hôi như trước...
Ủy ban Nhân dân huyện Thuận An và Ủy ban Nhân dân xã Bình Hòa đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân sinh sống tiếp giáp với kênh Ba Bò không xả rác xuống dòng kênh; hợp đồng thực hiện thu gom rác sinh hoạt với các tổ dân lập và xây dựng, sửa chữa bể tự họai để thu gom, xử lý rác thải...
Chính quyền địa phương đã xử lý vi phạm hành chính bốn trường hợp thải chất thải rắn không đúng nơi quy định; yêu cầu ba hộ cam kết không xả rác xuống kênh và thực hiện gom rác thải đã đổ xuống kênh, xây rào chắn cao để các hộ thuê phòng trọ không tiếp tục bỏ rác xuống kênh...
Tuy nhiên, theo đoàn giám sát, việc giải quyết giảm thiểu ô nhiễm môi trường kênh Ba Bò còn nhiều hạn chế như tình trạng lén lút xả rác thải, nước sinh hoạt của người dân vẫn còn, một số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp dọc kênh làm gây hẹp dòng chảy và ô nhiễm nguồn nước; nước thải từ hệ thống nước mưa của hai khu công nghiệp Sóng Thần 1 và 2 và nước thải, rác thải sinh hoạt của các khu dân cư vẫn bị ô nhiễm hữu cơ mức độ vượt quy chuẩn cho phép thải ra môi trường từ 3,4 đến 7,2 lần; nước thải công nghiệp qua xử lý đạt quy chuẩn nhưng vẫn còn vài chỉ tiêu vượt chuẩn như COD, LAB;
Dự án Hệ thống quan trắc tự động nước thải công nghiệp của Sở Tài nguyên-Môi trường và Dự án thoát nước thải kênh Ba Bò của Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV Cấp thoát nước và Môi trường Bình Dương triển khai chậm cũng gây ảnh hưởng đến việc giải quyết ô nhiễm kênh Ba Bò...
Đoàn giám sát kiến nghị ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo khắc phục những bất cập nêu trên để kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm kênh Ba Bò được triển khai thực hiện nhanh và đạt hiệu quả tốt./.
Quách Lắm (TTXVN/Vietnam+)