Vài ngày gần đây, trên một số báo điện tử, trang thông tin cá nhân hay các diễn đàn có nhiều bài viết gây tranh cãi tiêu cực quanh việc bộ phim “Bụi đời Chợ Lớn” chưa được cấp phép và phía nhà sản xuất là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hãng phim Chánh Phương phải dời ngày công chiếu sau khi quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng sẽ ra mắt vào 19/4.
Trước nhiều luồng ý kiến trái chiều, để tránh gây hiểu sai lệch sự việc, Cục Trưởng Cục Điện ảnh, tiến sỹ Ngô Phương Lan và Phó Chủ tịch Hội đồng Trung ương Thẩm định phim truyện của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát đã chính thức lên tiếng về vụ việc vào chiều nay (11/4) tại trụ sở Cục Điện ảnh.
“Bụi đời Chợ Lớn” phạm luật
Quá trình diễn biến, nội dung và kết luận một số vi phạm trong quy trình sản xuất, quảng bá bộ phim truyện “Bụi đời Chợ Lớn” của phía nhà sản xuất và phát hành có thể tóm tắt bằng một số mốc chính.
Ngày 05/10/2012, Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Hãng phim Chánh Phương có gửi Cục Điện ảnh hồ sơ (gồm kịch bản phim truyện và giấy tờ liên quan theo quy định của Luật Điện ảnh) đề nghị xin phép hợp tác với nghệ sỹ quốc tịch Hoa Kỳ (Charlie Nguyễn) thực hiện bộ phim truyện nhựa “Bụi đời Chợ Lớn” tại Việt Nam.
Tới ngày 26/10/2012, Cục Điện ảnh đã có văn bản Giám định kịch bản bộ phim số 667/ĐA-NT trả lời Công ty TNHH Hãng phim Chánh Phương.
Theo đó, Cục yêu cầu Hãng phim cần phải sửa chữa kịch bản, cắt bỏ hoặc tiết chế những cảnh thể hiện tính chất bạo lực gây hoảng loạn, ghê sợ hoặc phản cảm; loại bỏ một số lời thoại thô tục hoặc có tính chất kích động bạo lực… để tránh vi phạm vào điều cấm tuyên truyền và kích động bạo lực của Luật Điện ảnh… [quy định tại Điều 11 Luật Điện ảnh và Nghị Định số 54/2010/NĐ-CP – PV].
Cục Điện ảnh cũng đã khuyến cáo nhà sản xuất không đưa vào phim cảnh các băng đảng xã hội đen ngang nhiên hoành hành, dàn trận thanh toán nhau đẫm máu bằng dao, lưỡi lê trên nhiều đường phố, trong các ngõ hẻm của Thành phố Hồ Chí Minh mà tuyệt nhiên không có sự xuất hiện hay can thiệp của bất cứ một lực lượng xã hội nào. Điều này được cho là không đúng với bản chất cuộc sống của thành phố.
Do đó, Cục Điện ảnh đã kết luận: đề nghị Công ty TNHH Hãng phim Chánh Phương và tác giả tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa kỹ kịch bản và trình Cục Điện ảnh thẩm định lại trước khi đưa vào sản xuất.
Tuy nhiên, như Cục Trưởng Cục Điện ảnh, tiến sỹ Ngô Phương Lan khẳng định: “Công ty TNHH Chánh Phương đã vi phạm Luật Điện ảnh khi tiến hành sản xuất bộ phim mà không trình thẩm định lại kịch bản theo yêu cầu của cơ quan quản lý.”
Tiếp đó, ngày 19/3/2013, Hội đồng Trung ương Thẩm định phim truyện (gồm 9 thành viên) đã tiến hành thẩm định “Bụi đời Chợ Lớn” theo đề nghị của Công ty Cổ phần phim Thiên Ngân, là đơn vị đồng sản xuất với Công ty TNHH Hãng phim Chánh Phương và phát hành bộ phim.
Xem phim xong, Hội đồng lại phải khẳng định lại một lần nữa giống như nội dung đã được Cục Điện ảnh khuyến cáo tại Giám định kịch bản số 667/ĐA-NT như đã nói ở trên. Như thế có nghĩa, mặc dù đã được khuyến cáo nhưng phía nhà sản xuất đã không tiếp thu để cắt bỏ và tiết chế liều lượng cảnh bạo lực.
Vì có quá nhiều hình ảnh bạo lực và phản ánh sai lệch hiện thực xã hội nên bộ phim đã vi phạm những điều cấm của Luật Điện ảnh và chưa thể được cấp giấy phép phổ biến.
Nhưng như bà Cục Trưởng Phương Lan chia sẻ, vì rất ủng hộ và trọng thị phim Việt, trọng thị các đạo diễn Việt kiều về nước làm được nhiều phim hay như thời gian qua… nên Cục Điện ảnh cũng đã tiếp tục gửi công văn số 160/ĐA-PBP (ngày 22/3) yêu cầu nhà sản xuất sửa chữa tổng thể bộ phim để trình thẩm định lại.
Đáng tiếc, ngay từ khi phim còn đang trong quá trình thẩm định và chưa được cấp phép phổ biến thì đơn vị sản xuất đã quảng bá quá rầm rộ trên các phương tiện truyền thông và khẳng định chắc “như đinh đóng cột” rằng “Bụi đời Chợ Lớn” sẽ được “chính thức công chiếu trên toàn quốc kể từ ngày 19/4.”
“Việc quảng cáo lịch phát hành phim khi bộ phim chưa được cấp phép phổ biến là hành vi vi phạm Luật Quảng cáo và Luật Điện ảnh,” bà Ngô Phương Lan khẳng định.
Và chuyện về sự trọng thị của người làm nghề…
Trong bối cảnh “dở dang,” câu chuyện còn chưa ngã ngũ thì đã thấy đại diện Công ty TNHH Hãng phim Chánh Phương, các diễn viên trong phim phản hồi, trả lời phỏng vấn báo giới với quan điểm chủ quan, gây ra những hiểu nhầm không đáng có trong dư luận về quy trình thẩm định kịch bản, thẩm định phim, về ý kiến của Hội đồng Trung ương Thẩm định phim…
Giữa bối cảnh đó, phải tiếp tục gửi đi công văn số 206/ĐA-PBP vào ngày 09/4 với yêu cầu hai Công ty chấp hành pháp luật trong sản xuất và trình duyệt phim cũng như yêu cầu phía nhà sản xuất nghiêm túc nhìn nhận những sai phạm trong quá trình sản xuất, quảng bá phát hành phim thì tới hôm qua (10/4) Cục Điện ảnh mới nhận được công văn phúc đáp của Chánh Phương và Thiên Ngân với nội dung cầu thị, tiếp thu, giải trình, nhận sai sót vì không chấp hành quy định của pháp luật trong quá trình sản xuất và quảng bá phát hành phim.
Hai đơn vị này cũng xin lỗi và nhận khuyết điểm vì đã không gửi kịch bản trình thẩm định lại sau khi nhận được Giám định kịch bản yêu cầu sửa chữa của Cục Điện ảnh đồng thời cam kết sửa chữa nội dung phim theo đúng yêu cầu của Hội đồng Trung ương Thẩm định kịch bản, Hội đồng Trung ương Thẩm định phim.
Trước đó, như Phó Chủ tịch Hội đồng Trung ương Thẩm định phim truyện Nguyễn Thị Hồng Ngát cho biết, biên bản Giám định của Hội đồng cho kết quả số người đề nghị sửa chữa phim “Bụi đời Chợ Lớn” là 4/8, số người không đồng ý cho phép phổ biến là 4/8. Cũng vì luôn ủng hộ phim nội nên cuối cùng Cục Điện ảnh vẫn mở đường cho nhà sản xuất phim sửa chữa sai sót.
Một điều khác khiến bà Hồng Ngát băn khoăn là những vấn đề được nội dung bộ phim đề cập không biết xảy ra trong giai đoạn nào. Vì từ đầu phim bối cảnh không thấy có dân thường, chỉ thấy xuất hiện các băng đảng với hàng trăm người, phải tới cuối phim mới cho thấy đấy là chuyện của ngày hôm nay nhưng cũng không rõ thời điểm.
Mong rằng, với sự cầu thị, dù có phần muộn màng, của Chánh Phương, Thiên Ngân và sự trọng thị của Cục Điện ảnh dành cho phim Việt, dành cho tài năng và tâm huyết các đạo diễn Việt kiều, điện ảnh nước nhà được hy vọng sẽ tiếp tục đón nhận những bộ phim có giá trị cả về nghệ thuật lẫn doanh thu.
Đây cũng là dịp cho các nhà sản xuất phim “ôn” lại Luật Điện ảnh Việt Nam và các nhà quản lý có cơ hội nhìn nhận, đánh giá lại các điều khoản trong Luật cũng như lắng nghe nhiều hơn nữa tâm tư, nguyện vọng của những người trực tiếp tham gia vào quá trình làm phim, những người đang góp công tạo nên một diện mạo mới, khởi sắc cho điện ảnh Việt Nam./.
Trước nhiều luồng ý kiến trái chiều, để tránh gây hiểu sai lệch sự việc, Cục Trưởng Cục Điện ảnh, tiến sỹ Ngô Phương Lan và Phó Chủ tịch Hội đồng Trung ương Thẩm định phim truyện của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát đã chính thức lên tiếng về vụ việc vào chiều nay (11/4) tại trụ sở Cục Điện ảnh.
“Bụi đời Chợ Lớn” phạm luật
Quá trình diễn biến, nội dung và kết luận một số vi phạm trong quy trình sản xuất, quảng bá bộ phim truyện “Bụi đời Chợ Lớn” của phía nhà sản xuất và phát hành có thể tóm tắt bằng một số mốc chính.
Ngày 05/10/2012, Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Hãng phim Chánh Phương có gửi Cục Điện ảnh hồ sơ (gồm kịch bản phim truyện và giấy tờ liên quan theo quy định của Luật Điện ảnh) đề nghị xin phép hợp tác với nghệ sỹ quốc tịch Hoa Kỳ (Charlie Nguyễn) thực hiện bộ phim truyện nhựa “Bụi đời Chợ Lớn” tại Việt Nam.
Tới ngày 26/10/2012, Cục Điện ảnh đã có văn bản Giám định kịch bản bộ phim số 667/ĐA-NT trả lời Công ty TNHH Hãng phim Chánh Phương.
Theo đó, Cục yêu cầu Hãng phim cần phải sửa chữa kịch bản, cắt bỏ hoặc tiết chế những cảnh thể hiện tính chất bạo lực gây hoảng loạn, ghê sợ hoặc phản cảm; loại bỏ một số lời thoại thô tục hoặc có tính chất kích động bạo lực… để tránh vi phạm vào điều cấm tuyên truyền và kích động bạo lực của Luật Điện ảnh… [quy định tại Điều 11 Luật Điện ảnh và Nghị Định số 54/2010/NĐ-CP – PV].
Cục Điện ảnh cũng đã khuyến cáo nhà sản xuất không đưa vào phim cảnh các băng đảng xã hội đen ngang nhiên hoành hành, dàn trận thanh toán nhau đẫm máu bằng dao, lưỡi lê trên nhiều đường phố, trong các ngõ hẻm của Thành phố Hồ Chí Minh mà tuyệt nhiên không có sự xuất hiện hay can thiệp của bất cứ một lực lượng xã hội nào. Điều này được cho là không đúng với bản chất cuộc sống của thành phố.
Do đó, Cục Điện ảnh đã kết luận: đề nghị Công ty TNHH Hãng phim Chánh Phương và tác giả tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa kỹ kịch bản và trình Cục Điện ảnh thẩm định lại trước khi đưa vào sản xuất.
Tuy nhiên, như Cục Trưởng Cục Điện ảnh, tiến sỹ Ngô Phương Lan khẳng định: “Công ty TNHH Chánh Phương đã vi phạm Luật Điện ảnh khi tiến hành sản xuất bộ phim mà không trình thẩm định lại kịch bản theo yêu cầu của cơ quan quản lý.”
Tiếp đó, ngày 19/3/2013, Hội đồng Trung ương Thẩm định phim truyện (gồm 9 thành viên) đã tiến hành thẩm định “Bụi đời Chợ Lớn” theo đề nghị của Công ty Cổ phần phim Thiên Ngân, là đơn vị đồng sản xuất với Công ty TNHH Hãng phim Chánh Phương và phát hành bộ phim.
Xem phim xong, Hội đồng lại phải khẳng định lại một lần nữa giống như nội dung đã được Cục Điện ảnh khuyến cáo tại Giám định kịch bản số 667/ĐA-NT như đã nói ở trên. Như thế có nghĩa, mặc dù đã được khuyến cáo nhưng phía nhà sản xuất đã không tiếp thu để cắt bỏ và tiết chế liều lượng cảnh bạo lực.
Vì có quá nhiều hình ảnh bạo lực và phản ánh sai lệch hiện thực xã hội nên bộ phim đã vi phạm những điều cấm của Luật Điện ảnh và chưa thể được cấp giấy phép phổ biến.
Nhưng như bà Cục Trưởng Phương Lan chia sẻ, vì rất ủng hộ và trọng thị phim Việt, trọng thị các đạo diễn Việt kiều về nước làm được nhiều phim hay như thời gian qua… nên Cục Điện ảnh cũng đã tiếp tục gửi công văn số 160/ĐA-PBP (ngày 22/3) yêu cầu nhà sản xuất sửa chữa tổng thể bộ phim để trình thẩm định lại.
Đáng tiếc, ngay từ khi phim còn đang trong quá trình thẩm định và chưa được cấp phép phổ biến thì đơn vị sản xuất đã quảng bá quá rầm rộ trên các phương tiện truyền thông và khẳng định chắc “như đinh đóng cột” rằng “Bụi đời Chợ Lớn” sẽ được “chính thức công chiếu trên toàn quốc kể từ ngày 19/4.”
“Việc quảng cáo lịch phát hành phim khi bộ phim chưa được cấp phép phổ biến là hành vi vi phạm Luật Quảng cáo và Luật Điện ảnh,” bà Ngô Phương Lan khẳng định.
Và chuyện về sự trọng thị của người làm nghề…
Trong bối cảnh “dở dang,” câu chuyện còn chưa ngã ngũ thì đã thấy đại diện Công ty TNHH Hãng phim Chánh Phương, các diễn viên trong phim phản hồi, trả lời phỏng vấn báo giới với quan điểm chủ quan, gây ra những hiểu nhầm không đáng có trong dư luận về quy trình thẩm định kịch bản, thẩm định phim, về ý kiến của Hội đồng Trung ương Thẩm định phim…
Giữa bối cảnh đó, phải tiếp tục gửi đi công văn số 206/ĐA-PBP vào ngày 09/4 với yêu cầu hai Công ty chấp hành pháp luật trong sản xuất và trình duyệt phim cũng như yêu cầu phía nhà sản xuất nghiêm túc nhìn nhận những sai phạm trong quá trình sản xuất, quảng bá phát hành phim thì tới hôm qua (10/4) Cục Điện ảnh mới nhận được công văn phúc đáp của Chánh Phương và Thiên Ngân với nội dung cầu thị, tiếp thu, giải trình, nhận sai sót vì không chấp hành quy định của pháp luật trong quá trình sản xuất và quảng bá phát hành phim.
Hai đơn vị này cũng xin lỗi và nhận khuyết điểm vì đã không gửi kịch bản trình thẩm định lại sau khi nhận được Giám định kịch bản yêu cầu sửa chữa của Cục Điện ảnh đồng thời cam kết sửa chữa nội dung phim theo đúng yêu cầu của Hội đồng Trung ương Thẩm định kịch bản, Hội đồng Trung ương Thẩm định phim.
Trước đó, như Phó Chủ tịch Hội đồng Trung ương Thẩm định phim truyện Nguyễn Thị Hồng Ngát cho biết, biên bản Giám định của Hội đồng cho kết quả số người đề nghị sửa chữa phim “Bụi đời Chợ Lớn” là 4/8, số người không đồng ý cho phép phổ biến là 4/8. Cũng vì luôn ủng hộ phim nội nên cuối cùng Cục Điện ảnh vẫn mở đường cho nhà sản xuất phim sửa chữa sai sót.
Một điều khác khiến bà Hồng Ngát băn khoăn là những vấn đề được nội dung bộ phim đề cập không biết xảy ra trong giai đoạn nào. Vì từ đầu phim bối cảnh không thấy có dân thường, chỉ thấy xuất hiện các băng đảng với hàng trăm người, phải tới cuối phim mới cho thấy đấy là chuyện của ngày hôm nay nhưng cũng không rõ thời điểm.
Mong rằng, với sự cầu thị, dù có phần muộn màng, của Chánh Phương, Thiên Ngân và sự trọng thị của Cục Điện ảnh dành cho phim Việt, dành cho tài năng và tâm huyết các đạo diễn Việt kiều, điện ảnh nước nhà được hy vọng sẽ tiếp tục đón nhận những bộ phim có giá trị cả về nghệ thuật lẫn doanh thu.
Đây cũng là dịp cho các nhà sản xuất phim “ôn” lại Luật Điện ảnh Việt Nam và các nhà quản lý có cơ hội nhìn nhận, đánh giá lại các điều khoản trong Luật cũng như lắng nghe nhiều hơn nữa tâm tư, nguyện vọng của những người trực tiếp tham gia vào quá trình làm phim, những người đang góp công tạo nên một diện mạo mới, khởi sắc cho điện ảnh Việt Nam./.
Xuân Mai (Vietnam+)