Đến cuối thời điểm tháng Mười, kết quả kinh doanh quý IIII của phần lớn các doanh nghiệp niêm yết đã lộ diện. Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều thách thức, nên hoạt động kinh doanh của hầu hết các công ty cũng không thoát ra khỏi xu thế chung.
Những mảng sáng
Trong quý II/2011, hàng loạt công ty đã phải điều chỉnh giảm kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cả năm xuống mức thấp hơn so với kỳ vọng trước đó. Song sau nhiều nỗ lực, số lượng lớn các công ty vẫn chưa cải thiện được tình hình và tiếp tục đối mặt với những khoản thua lỗ trong quý III, kéo theo tình trạng kinh doanh 9 tháng đầu năm có phần ảm đạm hơn. Đại diện như các mã TRI, MIC, DHC,VST, HHG, DTT… hay khối công ty chứng khoán như BSI, SME, VIG, TAS, VDS, AVS … cũng có sự góp mặt khá rõ nét trong nhóm này.
Tuy nhiên, trong bức tranh xám màu tổng thể vẫn toát lên được những vùng sáng. Báo cáo tài chính quý III/2011 của một số công ty cho thấy, họ cũng đã bắt đầu lấy lại đà kinh doanh, thậm chí là đạt được các kết quả rất khả quan. Trong số đó, không ít công ty có lợi nhuận quý III tăng mạnh khiến cho lợi nhuận lũy kế 9 tháng vượt xa kết quả kinh doanh cùng kỳ năm ngoái như các mã VTF, TCT, SJD, TC6, HVG, ACL, FMC…
Cụ thể, một số trường hợp nổi bật như mã VTF (Công ty cổ phần Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng), doanh thu quý III đạt 585 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng gần 4 lần từ 11,9 tỷ lên 45,6 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng của năm, lợi nhuận sau thuế tăng đột biến từ 10,8 tỷ lên hơn 127 tỷ đồng, theo đó EPS (lợi nhuận trên cổ phiếu) đạt 7.047 đồng/cổ phiếu.
Hay mã TCT (Công ty cổ phần Cáp Núi Bà Tây Ninh) doanh thu tăng lớn từ hoạt động tài chính, do đó lợi nhuận sau thuế quý 3/2011 đạt 8,67 tỷ đồng, gấp hai lần quý 3 năm ngoái, lũy kế 9 tháng đạt 41,67 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ 2010. EPS 9 tháng năm 2011 đạt 13.035 đồng/cổ phiếu.
Thêm vào đó, một số công ty cũng đã lên tiếng hoàn thành kế hoạch năm trong chỉ trong 9 tháng như MCF, RDP, trong đó riêng mã BMC (Công ty cổ phần khoáng sản Bình Định) cho hay lợi nhuận quý III gấp 10 lần cùng kỳ năm trước, lũy kế 9 tháng đầu năm 2011. BMC đạt 57,63 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế tương đương tăng trưởng 311% so với cùng kỳ, vượt 260% kế hoạch năm, chỉ số EPS 9 tháng đạt 6.975 đồng/cổ phiếu.
Thờ ơ với tin hỗ trợ
Sau khi nhận được tin tốt về kết quả kinh doanh, các mã cổ phiếu trên cũng rục rịch có những phiên tăng giá ngay sau đó, như VTF tăng liền 4 phiên liên tiếp từ mức giá 18.200 đồng/cổ phiếu lên 20.900 đông/cổ phiếu. Song đối với mã TCT, chỉ có những phiên chuyển động nhẹ và đi ngang quanh mức 42.000 đồng/cổ phiếu, bởi mức giá này nếu so sánh với mặt bằng giá chung là đã rất cao. Hay như mã MCF khi có tin lợi nhuận cán đích sau 9 tháng cũng tăng nhẹ 1 phiên, sau đó đi ngang quanh mức 14.000 đồng/cổ phiếu. Thanh khoản của nhóm cổ phiếu này rất thấp, chỉ vài nghìn cổ phiếu mỗi phiên.
Nhiều chuyên gia trên thị trường cho rằng, giới đầu tư đang rất thận trọng khi mà hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết nói riêng, nền kinh tế nói chung vẫn còn nhiều thách thức.
Ông Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới cho rằng, bối cảnh kinh tế thế giới có thể lình xình đến hết quý II/2012 và nền kinh tế Việt Nam không phải là ngoại lệ.
Tuy nhiên với diễn biến thực tế, nền kinh tế trong 10 tháng đã có những chuyển biến tích cực, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 chỉ tăng 0,36% so với tháng trước, mức tăng thấp nhất trong 14 tháng gần đây.
Về xuất khẩu, tính chung 10 tháng kim ngạch cả nước đạt 78 tỷ USD, tăng 34,6% so với cùng kỳ, giảm mức nhập siêu xuống còn 10,8% so với kim ngạch xuất khẩu, góp phần từng bước lành mạnh cán cân thương mại.
Ông Marc Djandji, Giám đốc Khối phân tích, Công ty Chứng khoán Bản Việt đưa ra dự báo, “Với việc thâm hụt thương mại 10 tháng đầu năm ước tính 8,39 tỷ USD so với 10 tháng năm ngoái là 10 tỷ USD. Theo chúng tôi, cả năm nay thâm hụt thương mại sẽ khoảng 10 tỷ USD-10,5 tỷ USD so giảm mạnh so với mức 12,6 tỷ đô la của năm ngoái.
Mặc dù nền kinh tế đã có những thông tin khá tích cực, song giới đầu tư vẫn tỏ ra khá thờ trong các quyết định tham gia vào thị trường.
“Hoạt động giao dịch trên cả hai thị trường nhìn chung vẫn chậm, dòng tiền yếu, thanh khoản tiếp tục giảm sút. Niềm tin của nhà đầu tư ngày càng bị lung lay. Từ những diễn biến trên cho thấy vẫn chưa thể kỳ vọng về sự đột phá” ông Marc Djandji phân tích.
Ông Lê Trần Tường Văn, Chuyên viên môi giới Công ty chứng khoán tại Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra nhận định cá nhân, về trung và dài hạn VN-Index vùng hỗ trợ của VN-Index là 390 điểm – 415 điểm, tại đây khả năng VN-Index sẽ tăng điểm, tạo mô hình 3 đỉnh-3 đáy.
“Trong ngắn hạn VN-Index tăng, giảm phụ thuộc chủ yếu vào nhóm 4 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường (MSN, VIC, BVH, VNM). Quan sát diễn biến giao dịch các ngày gần đây thì nhóm này khả năng tác động tích cực đến VN-Index là cao hơn,” ông Văn cho hay./.
Những mảng sáng
Trong quý II/2011, hàng loạt công ty đã phải điều chỉnh giảm kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cả năm xuống mức thấp hơn so với kỳ vọng trước đó. Song sau nhiều nỗ lực, số lượng lớn các công ty vẫn chưa cải thiện được tình hình và tiếp tục đối mặt với những khoản thua lỗ trong quý III, kéo theo tình trạng kinh doanh 9 tháng đầu năm có phần ảm đạm hơn. Đại diện như các mã TRI, MIC, DHC,VST, HHG, DTT… hay khối công ty chứng khoán như BSI, SME, VIG, TAS, VDS, AVS … cũng có sự góp mặt khá rõ nét trong nhóm này.
Tuy nhiên, trong bức tranh xám màu tổng thể vẫn toát lên được những vùng sáng. Báo cáo tài chính quý III/2011 của một số công ty cho thấy, họ cũng đã bắt đầu lấy lại đà kinh doanh, thậm chí là đạt được các kết quả rất khả quan. Trong số đó, không ít công ty có lợi nhuận quý III tăng mạnh khiến cho lợi nhuận lũy kế 9 tháng vượt xa kết quả kinh doanh cùng kỳ năm ngoái như các mã VTF, TCT, SJD, TC6, HVG, ACL, FMC…
Cụ thể, một số trường hợp nổi bật như mã VTF (Công ty cổ phần Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng), doanh thu quý III đạt 585 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng gần 4 lần từ 11,9 tỷ lên 45,6 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng của năm, lợi nhuận sau thuế tăng đột biến từ 10,8 tỷ lên hơn 127 tỷ đồng, theo đó EPS (lợi nhuận trên cổ phiếu) đạt 7.047 đồng/cổ phiếu.
Hay mã TCT (Công ty cổ phần Cáp Núi Bà Tây Ninh) doanh thu tăng lớn từ hoạt động tài chính, do đó lợi nhuận sau thuế quý 3/2011 đạt 8,67 tỷ đồng, gấp hai lần quý 3 năm ngoái, lũy kế 9 tháng đạt 41,67 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ 2010. EPS 9 tháng năm 2011 đạt 13.035 đồng/cổ phiếu.
Thêm vào đó, một số công ty cũng đã lên tiếng hoàn thành kế hoạch năm trong chỉ trong 9 tháng như MCF, RDP, trong đó riêng mã BMC (Công ty cổ phần khoáng sản Bình Định) cho hay lợi nhuận quý III gấp 10 lần cùng kỳ năm trước, lũy kế 9 tháng đầu năm 2011. BMC đạt 57,63 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế tương đương tăng trưởng 311% so với cùng kỳ, vượt 260% kế hoạch năm, chỉ số EPS 9 tháng đạt 6.975 đồng/cổ phiếu.
Thờ ơ với tin hỗ trợ
Sau khi nhận được tin tốt về kết quả kinh doanh, các mã cổ phiếu trên cũng rục rịch có những phiên tăng giá ngay sau đó, như VTF tăng liền 4 phiên liên tiếp từ mức giá 18.200 đồng/cổ phiếu lên 20.900 đông/cổ phiếu. Song đối với mã TCT, chỉ có những phiên chuyển động nhẹ và đi ngang quanh mức 42.000 đồng/cổ phiếu, bởi mức giá này nếu so sánh với mặt bằng giá chung là đã rất cao. Hay như mã MCF khi có tin lợi nhuận cán đích sau 9 tháng cũng tăng nhẹ 1 phiên, sau đó đi ngang quanh mức 14.000 đồng/cổ phiếu. Thanh khoản của nhóm cổ phiếu này rất thấp, chỉ vài nghìn cổ phiếu mỗi phiên.
Nhiều chuyên gia trên thị trường cho rằng, giới đầu tư đang rất thận trọng khi mà hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết nói riêng, nền kinh tế nói chung vẫn còn nhiều thách thức.
Ông Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới cho rằng, bối cảnh kinh tế thế giới có thể lình xình đến hết quý II/2012 và nền kinh tế Việt Nam không phải là ngoại lệ.
Tuy nhiên với diễn biến thực tế, nền kinh tế trong 10 tháng đã có những chuyển biến tích cực, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 chỉ tăng 0,36% so với tháng trước, mức tăng thấp nhất trong 14 tháng gần đây.
Về xuất khẩu, tính chung 10 tháng kim ngạch cả nước đạt 78 tỷ USD, tăng 34,6% so với cùng kỳ, giảm mức nhập siêu xuống còn 10,8% so với kim ngạch xuất khẩu, góp phần từng bước lành mạnh cán cân thương mại.
Ông Marc Djandji, Giám đốc Khối phân tích, Công ty Chứng khoán Bản Việt đưa ra dự báo, “Với việc thâm hụt thương mại 10 tháng đầu năm ước tính 8,39 tỷ USD so với 10 tháng năm ngoái là 10 tỷ USD. Theo chúng tôi, cả năm nay thâm hụt thương mại sẽ khoảng 10 tỷ USD-10,5 tỷ USD so giảm mạnh so với mức 12,6 tỷ đô la của năm ngoái.
Mặc dù nền kinh tế đã có những thông tin khá tích cực, song giới đầu tư vẫn tỏ ra khá thờ trong các quyết định tham gia vào thị trường.
“Hoạt động giao dịch trên cả hai thị trường nhìn chung vẫn chậm, dòng tiền yếu, thanh khoản tiếp tục giảm sút. Niềm tin của nhà đầu tư ngày càng bị lung lay. Từ những diễn biến trên cho thấy vẫn chưa thể kỳ vọng về sự đột phá” ông Marc Djandji phân tích.
Ông Lê Trần Tường Văn, Chuyên viên môi giới Công ty chứng khoán tại Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra nhận định cá nhân, về trung và dài hạn VN-Index vùng hỗ trợ của VN-Index là 390 điểm – 415 điểm, tại đây khả năng VN-Index sẽ tăng điểm, tạo mô hình 3 đỉnh-3 đáy.
“Trong ngắn hạn VN-Index tăng, giảm phụ thuộc chủ yếu vào nhóm 4 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường (MSN, VIC, BVH, VNM). Quan sát diễn biến giao dịch các ngày gần đây thì nhóm này khả năng tác động tích cực đến VN-Index là cao hơn,” ông Văn cho hay./.
Linh Chi (Vietnam+)