Sự phục hồi của nền kinh tế thế giới dường như mất đà kể từ giữa năm 2010 với hình ảnh những dòng người thất nghiệp, các chính sách thắt chặt tài chính của những nước giàu và nguy cơ chiến tranh tiền tệ. Tuy nhiên, bước sang năm 2011 bức tranh kinh tế toàn cầu bắt đầu pha trộn những gam màu sáng hơn cho dù vẫn còn nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Lạc quan trong hy vọng
Điều đầu tiên và quan trọng hơn cả là Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới - có khả năng cải thiện. Hầu hết các chuyên gia đều tin rằng tăng trưởng của Mỹ trong năm 2011 sẽ đạt 2-3%, thậm chí còn cao hơn nữa.
Điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển ở khắp các châu lục vì cho đến nay Mỹ vẫn là nước tiêu thụ hào phóng và đóng góp tới gần 60% cho đà tăng trưởng của kinh tế thế giới. Với 15.000 tỷ USD, quy mô kinh tế Mỹ vẫn lớn hơn Trung Quốc ba lần và trong số này tiêu thụ chiếm đến 70%. Khi nền kinh tế mở rộng, hầu như tất cả các khó khăn ngắn hạn ở Mỹ trở nên dễ giải quyết hơn. Thuế thu nhập tăng lên, ngân sách tốt hơn và các nỗi lo ngại về phá sản ở một số quốc gia sẽ bớt đi.
Trong năm 2011, Mỹ sẽ có được tín nhiệm hơn khi sự hồi phục thực sự đang diễn ra nhờ một đợt kích thích tài chính mới. Kinh tế Mỹ sẽ bắt đầu lấy lại thời hoàng kim từng bị mất trong cuộc khủng hoảng tài chính. Mô hình của Mỹ sẽ lại tỏa sáng trở lại, và khi nhìn lại, các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã làm khá tốt so với châu Âu và Nhật Bản. Họ đã hành động nhanh và năng động ngăn chặn được một cuộc suy thoái lớn và ổn định được hệ thống của Mỹ với chi phí thấp đáng kể so với số tiền tiết kiệm và nợ vay để cứu trợ tài chính năm 1989. Tuy vậy, sự ổn định tài chính của Mỹ vẫn còn phụ thuộc vào kế hoạch dài hạn để đưa chi tiêu của chính phủ về tầm kiểm soát.
Khủng hoảng tài chính toàn cầu cùng với cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đã làm đảo lộn trật tự kinh tế thế giới đưa các nước đang phát triển, mà tiêu biểu nhất là Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil, trở thành những cường quốc kinh tế của thế giới. Trong năm qua, nhu cầu tăng của Trung Quốc đã hỗ trợ sự phục hồi của kinh tế toàn cầu. Trung Quốc được hy vọng là cứu tinh cho kinh tế thế giới, nhờ sự tăng trưởng nhanh và kho dự trữ ngoại tệ khổng lồ. Sang năm 2011, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bắt đầu chậm lại do sức ép lạm phát tăng, song mức tăng GDP sẽ vẫn được duy trì ở mức 8-9%.
Trung Quốc hiện đang kiểm soát đến 9% tổng kim ngạnh xuất khẩu toàn cầu, 7% nhập khẩu của cả thể giới và có trong tay hơn 2.500 tỷ USD dự trữ ngoại tệ. Trung Quốc và Ấn Độ với hơn hai tỷ rưỡi dân đang trở thành những nhà tiêu thụ hấp dẫn. Là nền kinh tế lớn thứ ba châu Á, Ấn Độ được Ngân hàng Standard Chartered (Anh) dự báo sẽ vượt Trung Quốc về tốc độ tăng trưởng kinh tế vào năm 2012. Trong hai thập kỷ tới, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc được dự báo sẽ ở mức 6,9%, trong khi Ấn Độ có thể đạt 9,3%.
Tại khu vực Mỹ Latinh, Brazil đang nổi lên như là một trong những đầu tàu kinh tế-chính trị của các quốc gia mới nổi. Sức mua của tầng lớp trung lưu giúp ngành công nghiệp Brazil bạo dạn lao vào các lĩnh vực vốn được coi là độc quyền của phương Tây. Cũng chính sự mạnh dạn chi tiêu này của một tầng lớp trẻ, vừa khá giả, vừa có tay nghề chuyên môn cao ở những quốc gia này đã góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế thế giới.
Ngoài ba động cơ kinh tế chính của khối các nước đang trỗi dậy là Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil, còn có cả một một loạt nước thuộc "thế hệ sau" trong khối các nước đang cất cánh, bao gồm Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ hay Mexico. Các nước đang trỗi dậy xác định rõ vị trí trên bàn cờ kinh tế thế giới khi kiểm soát 52% sản lượng công nghiệp toàn cầu, 80% dự trữ ngoại tệ của thế giới và 66% các dịch vụ tài chính của nhân loại.
Báo cáo mới nhất của Liên hợp quốc có nhan đề "Tình hình và triển vọng kinh tế thế giới năm 2011" (WESP) dự kiến kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,1% năm 2011, trong đó kinh tế Mỹ sẽ tăng khoảng 2,2%, kinh tế khu vực đồng euro (Eurozone) dự kiến tăng 1,3%, còn kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng chậm hoặc có thể suy thoái.
Báo cáo nhận định sự phục hồi mạnh mẽ từ quý III/2009 của các nền kinh tế đang phát triển đang thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, sự yếu kém của các nền kinh tế phát triển sẽ hạn chế tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển ở mức vừa phải khoảng 7% năm 2011.
Thách thức tiềm ẩn
2011 là năm cộng đồng quốc tế phải tiếp tục giải quyết thất nghiệp, lạm phát, nợ công và tiền tệ. Cuộc khủng hoảng nợ công của châu Âu sẽ tiếp tục phủ bóng đen lên Eurozone và những lo ngại về sự tồn tại lâu dài của đồng tiền chung này sẽ không dễ vơi đi. Năm 2011, sự khắc khổ sẽ trở nên rõ ràng hơn ở một số nước châu Âu khi các dịch vụ công bị cắt giảm.
Điều kiện kinh tế cũng trở lại khó khăn hơn do các động lực thúc đẩy sự phục hồi toàn cầu trong năm 2010 nhìn chung sẽ mất đi. Tuy nhiên, nếu việc thắt chặt tài chính bắt đầu phá vỡ sự phục hồi, các chính phủ có thể trì hoãn các biện pháp khắc khổ.
Theo báo cáo của Liên hợp quốc, thị trường việc làm chưa được cải thiện là điểm yếu nhất trong sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Đầu năm 2010, tình hình việc làm ở Mỹ có vẻ cải thiện nhưng sau đó đã chững lại khi tốc độ phục hồi chậm và chính quyền các địa phương và các bang bắt đầu cắt giảm lao động.
Dự báo, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ sẽ tăng lên 10% vào đầu năm 2011, so với 9,6% trong quý III/2010. Ở châu Âu, mặc dù thị trường lao động Đức cải thiện đáng kể, song tỷ lệ thất nghiệp trung bình của cả khu vực vẫn tiếp tục xu hướng leo thang sau khi lên tới 10,1% trong năm 2010, so với 7,5% thời kỳ đầu khủng hoảng. Tỷ lệ thất nghiệp của Tây Ban Nha lên đến 20,5%, và hơn 40% thanh niên không có việc làm.
Liên hợp quốc dự báo tỷ lệ thất nghiệp của châu Âu sẽ giảm với tốc độ rất chậm. Thị trường lao động Nhật Bản cải thiện trong năm 2010, nhưng tỷ lệ thất nghiệp trong năm 2011 được dự báo vẫn trên 5%.
Ngoài vấn đề tạo việc làm, Liên hợp quốc còn nêu rõ biến động của các thị trường tiền tệ đang tạo ra những bất ổn kinh tế vĩ mô, gây nguy hiểm cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Những căng thẳng trong vấn đề tiền tệ đã nổi lên, một phần do chính sách tiền tệ đặc biệt mở rộng của các nước. Việc Mỹ tiếp tục nới lỏng tiền tệ làm đồng USD chịu áp lực giảm giá và gây ra những biến động ở các thị trường khác trên thế giới.
Liên hợp quốc cho rằng việc nới lỏng tiền tệ nhằm hạ lãi suất và kích thích đầu tư sẽ không hiệu quả nếu hệ thống tài chính vẫn bị cản trở, và do đó không chuyển được tiền vào đầu tư cho sản xuất. Thay vào đó, dòng vốn lại chảy vào các nước đang phát triển để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. Điều này dẫn đến việc đồng tiền của các nước đang phát triển tăng giá, buộc họ phải can thịêp vào thị trường tiền tệ và đưa ra các biện pháp kiểm soát vốn. Căng thẳng tiền tệ và thương mại gia tăng có thể lại làm cho các thị trường tài chính rơi vào hỗn loạn, phá huỷ sự phục hồi kinh tế thế giới.
Bên cạnh đó, giá lương thực, nhất là ngũ cốc và đường, được dự báo sẽ tăng mạnh trong năm 2011. Điều này sẽ tác động đến lạm phát trên toàn thế giới và sẽ gây căng thẳng cho chính phủ những nước trợ cấp giá lương thực. Sự tăng trưởng nhanh của các nền kinh tế đang nổi tạo ra sức ép lớn đối với thị trường nguyên liệu trong năm 2011. Tính theo USD, giá các nguyên liệu thô công nghiệp đã tăng 40% trong năm 2010. Giá nguyên liệu tính bằng đồng USD sẽ tiếp tục tăng trong năm 2011 do nguồn cung một số nguyên liệu, như đồng, có nhiều khả năng sẽ thiếu hụt.
Có lẽ con đường dẫn đến sự phục hồi kinh tế thế giới sẽ còn dài và đầy chông gai, nhất là khi nhiều rủi ro còn tiềm ẩn ở phía trước. Rủi ro quan trọng, như đánh giá của Liên hợp quốc, là tinh thần hợp tác giữa các nền kinh tế chủ chốt đang uể oải, làm giảm tính hiệu quả của các biện pháp ứng phó vượt khủng hoảng hướng tới sự tăng trưởng bền vững./.
Lạc quan trong hy vọng
Điều đầu tiên và quan trọng hơn cả là Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới - có khả năng cải thiện. Hầu hết các chuyên gia đều tin rằng tăng trưởng của Mỹ trong năm 2011 sẽ đạt 2-3%, thậm chí còn cao hơn nữa.
Điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển ở khắp các châu lục vì cho đến nay Mỹ vẫn là nước tiêu thụ hào phóng và đóng góp tới gần 60% cho đà tăng trưởng của kinh tế thế giới. Với 15.000 tỷ USD, quy mô kinh tế Mỹ vẫn lớn hơn Trung Quốc ba lần và trong số này tiêu thụ chiếm đến 70%. Khi nền kinh tế mở rộng, hầu như tất cả các khó khăn ngắn hạn ở Mỹ trở nên dễ giải quyết hơn. Thuế thu nhập tăng lên, ngân sách tốt hơn và các nỗi lo ngại về phá sản ở một số quốc gia sẽ bớt đi.
Trong năm 2011, Mỹ sẽ có được tín nhiệm hơn khi sự hồi phục thực sự đang diễn ra nhờ một đợt kích thích tài chính mới. Kinh tế Mỹ sẽ bắt đầu lấy lại thời hoàng kim từng bị mất trong cuộc khủng hoảng tài chính. Mô hình của Mỹ sẽ lại tỏa sáng trở lại, và khi nhìn lại, các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã làm khá tốt so với châu Âu và Nhật Bản. Họ đã hành động nhanh và năng động ngăn chặn được một cuộc suy thoái lớn và ổn định được hệ thống của Mỹ với chi phí thấp đáng kể so với số tiền tiết kiệm và nợ vay để cứu trợ tài chính năm 1989. Tuy vậy, sự ổn định tài chính của Mỹ vẫn còn phụ thuộc vào kế hoạch dài hạn để đưa chi tiêu của chính phủ về tầm kiểm soát.
Khủng hoảng tài chính toàn cầu cùng với cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đã làm đảo lộn trật tự kinh tế thế giới đưa các nước đang phát triển, mà tiêu biểu nhất là Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil, trở thành những cường quốc kinh tế của thế giới. Trong năm qua, nhu cầu tăng của Trung Quốc đã hỗ trợ sự phục hồi của kinh tế toàn cầu. Trung Quốc được hy vọng là cứu tinh cho kinh tế thế giới, nhờ sự tăng trưởng nhanh và kho dự trữ ngoại tệ khổng lồ. Sang năm 2011, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bắt đầu chậm lại do sức ép lạm phát tăng, song mức tăng GDP sẽ vẫn được duy trì ở mức 8-9%.
Trung Quốc hiện đang kiểm soát đến 9% tổng kim ngạnh xuất khẩu toàn cầu, 7% nhập khẩu của cả thể giới và có trong tay hơn 2.500 tỷ USD dự trữ ngoại tệ. Trung Quốc và Ấn Độ với hơn hai tỷ rưỡi dân đang trở thành những nhà tiêu thụ hấp dẫn. Là nền kinh tế lớn thứ ba châu Á, Ấn Độ được Ngân hàng Standard Chartered (Anh) dự báo sẽ vượt Trung Quốc về tốc độ tăng trưởng kinh tế vào năm 2012. Trong hai thập kỷ tới, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc được dự báo sẽ ở mức 6,9%, trong khi Ấn Độ có thể đạt 9,3%.
Tại khu vực Mỹ Latinh, Brazil đang nổi lên như là một trong những đầu tàu kinh tế-chính trị của các quốc gia mới nổi. Sức mua của tầng lớp trung lưu giúp ngành công nghiệp Brazil bạo dạn lao vào các lĩnh vực vốn được coi là độc quyền của phương Tây. Cũng chính sự mạnh dạn chi tiêu này của một tầng lớp trẻ, vừa khá giả, vừa có tay nghề chuyên môn cao ở những quốc gia này đã góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế thế giới.
Ngoài ba động cơ kinh tế chính của khối các nước đang trỗi dậy là Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil, còn có cả một một loạt nước thuộc "thế hệ sau" trong khối các nước đang cất cánh, bao gồm Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ hay Mexico. Các nước đang trỗi dậy xác định rõ vị trí trên bàn cờ kinh tế thế giới khi kiểm soát 52% sản lượng công nghiệp toàn cầu, 80% dự trữ ngoại tệ của thế giới và 66% các dịch vụ tài chính của nhân loại.
Báo cáo mới nhất của Liên hợp quốc có nhan đề "Tình hình và triển vọng kinh tế thế giới năm 2011" (WESP) dự kiến kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,1% năm 2011, trong đó kinh tế Mỹ sẽ tăng khoảng 2,2%, kinh tế khu vực đồng euro (Eurozone) dự kiến tăng 1,3%, còn kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng chậm hoặc có thể suy thoái.
Báo cáo nhận định sự phục hồi mạnh mẽ từ quý III/2009 của các nền kinh tế đang phát triển đang thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, sự yếu kém của các nền kinh tế phát triển sẽ hạn chế tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển ở mức vừa phải khoảng 7% năm 2011.
Thách thức tiềm ẩn
2011 là năm cộng đồng quốc tế phải tiếp tục giải quyết thất nghiệp, lạm phát, nợ công và tiền tệ. Cuộc khủng hoảng nợ công của châu Âu sẽ tiếp tục phủ bóng đen lên Eurozone và những lo ngại về sự tồn tại lâu dài của đồng tiền chung này sẽ không dễ vơi đi. Năm 2011, sự khắc khổ sẽ trở nên rõ ràng hơn ở một số nước châu Âu khi các dịch vụ công bị cắt giảm.
Điều kiện kinh tế cũng trở lại khó khăn hơn do các động lực thúc đẩy sự phục hồi toàn cầu trong năm 2010 nhìn chung sẽ mất đi. Tuy nhiên, nếu việc thắt chặt tài chính bắt đầu phá vỡ sự phục hồi, các chính phủ có thể trì hoãn các biện pháp khắc khổ.
Theo báo cáo của Liên hợp quốc, thị trường việc làm chưa được cải thiện là điểm yếu nhất trong sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Đầu năm 2010, tình hình việc làm ở Mỹ có vẻ cải thiện nhưng sau đó đã chững lại khi tốc độ phục hồi chậm và chính quyền các địa phương và các bang bắt đầu cắt giảm lao động.
Dự báo, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ sẽ tăng lên 10% vào đầu năm 2011, so với 9,6% trong quý III/2010. Ở châu Âu, mặc dù thị trường lao động Đức cải thiện đáng kể, song tỷ lệ thất nghiệp trung bình của cả khu vực vẫn tiếp tục xu hướng leo thang sau khi lên tới 10,1% trong năm 2010, so với 7,5% thời kỳ đầu khủng hoảng. Tỷ lệ thất nghiệp của Tây Ban Nha lên đến 20,5%, và hơn 40% thanh niên không có việc làm.
Liên hợp quốc dự báo tỷ lệ thất nghiệp của châu Âu sẽ giảm với tốc độ rất chậm. Thị trường lao động Nhật Bản cải thiện trong năm 2010, nhưng tỷ lệ thất nghiệp trong năm 2011 được dự báo vẫn trên 5%.
Ngoài vấn đề tạo việc làm, Liên hợp quốc còn nêu rõ biến động của các thị trường tiền tệ đang tạo ra những bất ổn kinh tế vĩ mô, gây nguy hiểm cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Những căng thẳng trong vấn đề tiền tệ đã nổi lên, một phần do chính sách tiền tệ đặc biệt mở rộng của các nước. Việc Mỹ tiếp tục nới lỏng tiền tệ làm đồng USD chịu áp lực giảm giá và gây ra những biến động ở các thị trường khác trên thế giới.
Liên hợp quốc cho rằng việc nới lỏng tiền tệ nhằm hạ lãi suất và kích thích đầu tư sẽ không hiệu quả nếu hệ thống tài chính vẫn bị cản trở, và do đó không chuyển được tiền vào đầu tư cho sản xuất. Thay vào đó, dòng vốn lại chảy vào các nước đang phát triển để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. Điều này dẫn đến việc đồng tiền của các nước đang phát triển tăng giá, buộc họ phải can thịêp vào thị trường tiền tệ và đưa ra các biện pháp kiểm soát vốn. Căng thẳng tiền tệ và thương mại gia tăng có thể lại làm cho các thị trường tài chính rơi vào hỗn loạn, phá huỷ sự phục hồi kinh tế thế giới.
Bên cạnh đó, giá lương thực, nhất là ngũ cốc và đường, được dự báo sẽ tăng mạnh trong năm 2011. Điều này sẽ tác động đến lạm phát trên toàn thế giới và sẽ gây căng thẳng cho chính phủ những nước trợ cấp giá lương thực. Sự tăng trưởng nhanh của các nền kinh tế đang nổi tạo ra sức ép lớn đối với thị trường nguyên liệu trong năm 2011. Tính theo USD, giá các nguyên liệu thô công nghiệp đã tăng 40% trong năm 2010. Giá nguyên liệu tính bằng đồng USD sẽ tiếp tục tăng trong năm 2011 do nguồn cung một số nguyên liệu, như đồng, có nhiều khả năng sẽ thiếu hụt.
Có lẽ con đường dẫn đến sự phục hồi kinh tế thế giới sẽ còn dài và đầy chông gai, nhất là khi nhiều rủi ro còn tiềm ẩn ở phía trước. Rủi ro quan trọng, như đánh giá của Liên hợp quốc, là tinh thần hợp tác giữa các nền kinh tế chủ chốt đang uể oải, làm giảm tính hiệu quả của các biện pháp ứng phó vượt khủng hoảng hướng tới sự tăng trưởng bền vững./.
Tố Uyên (TTXVN/Vietnam+)