Hôm nay (5/8), lần đầu tiên trong lịch sử loài người, miếng thịt bò nặng 141 gram được sản xuất từ tế bào gốc trong phòng thí nghiệm sẽ được chế biến thành món ăn tại một nhà hàng ở thủ đô London của Anh.
Đây là kết quả một nghiên cứu của trường Đại học Maastricht (Hà Lan), do giáo sư Mark Post chủ trì, với hy vọng có thể mở ra "kỷ nguyên ẩm thực mới."
Hiện tên nhà hàng vẫn đang được giữ bí mật, song người ta ước tính miếng thịt bò nhân tạo đầu tiên trên thế giới này có giá khoảng 250 bảng Anh (380 USD).
Theo kế hoạch ban đầu, đầu bếp nổi tiếng "xứ sở sương mù" Heston Blumentalsẽ đảm nhận việc chế biến miếng thịt bò nhân tạo này, tuy nhiên đến phút chót kế hoạch bị thay đổi và đích thân giáo sư Mark Post sẽ vào bếp.
Có hai nhà báo sẽ vinh dự được thưởng thức món ăn đặc biệt này.
Theo giáo sư Mark Post, miếng thịt bò nhân tạo gồm 20.000 sợi cơ được sản xuất từ tế bào gốc. Một số chuyên gia cho biết loại thịt bò nhân tạo này không có mùi vị đặc trưng như thịt bò tự nhiên, và nếu xét theo quan điểm ẩm thực thì nó không hữu dụng.
Còn giáo sư Mark Post nhấn mạnh thịt nhân tạo tuy không hấp dẫn như một miếng thịt bò tươi nhưng trong tương lai gần, đây là giải pháp thay thế thịt gia súc, vừa đáp ứng nhu cầu thiếu thực phẩm nghiêm trọng vào năm 2050 vừa giúp thế giới hạn chế hàng tỷ tấn khí thải metan do động vật chăn nuôi gây ra.
Nghiên cứu này sẽ được ứng dụng để sản xuất thịt gà, thịt lợn,…
Giới khoa học cũng cho rằng thịt nhân tạo khi đưa ra thị trường, người tiêu dùng sẽ khó lòng chấp nhận ngay bởi thói quen sử dụng sản phẩm tự nhiên đã tồn tại hàng nghìn năm.
Do đó, việc tuyên truyền để người tiêu dùng thay đổi nhận thức và thói quen sao cho thích nghi với thịt nhân tạo là rất quan trọng.
Nếu bữa tiệc thịt bò nhân tạo của giáo sư Mark Post nhận được sự hưởng ứng của thực khách thì đây sẽ là thông điệp mạnh mẽ và thuyết phục nhất để đánh dấu kỷ nguyên ẩm thực mới, cũng như thành tựu của con người trong cuộc chiến chống đói nghèo, tiết kiệm nguồn lực tự nhiên, thúc đẩy cuộc cách mạng chuyển dịch sản xuất và chế biến thịt động vật từ trang trại tới phòng thí nghiệm đồng thời bảo vệ môi trường bền vững cho tương lai./.
Đây là kết quả một nghiên cứu của trường Đại học Maastricht (Hà Lan), do giáo sư Mark Post chủ trì, với hy vọng có thể mở ra "kỷ nguyên ẩm thực mới."
Hiện tên nhà hàng vẫn đang được giữ bí mật, song người ta ước tính miếng thịt bò nhân tạo đầu tiên trên thế giới này có giá khoảng 250 bảng Anh (380 USD).
Theo kế hoạch ban đầu, đầu bếp nổi tiếng "xứ sở sương mù" Heston Blumentalsẽ đảm nhận việc chế biến miếng thịt bò nhân tạo này, tuy nhiên đến phút chót kế hoạch bị thay đổi và đích thân giáo sư Mark Post sẽ vào bếp.
Có hai nhà báo sẽ vinh dự được thưởng thức món ăn đặc biệt này.
Theo giáo sư Mark Post, miếng thịt bò nhân tạo gồm 20.000 sợi cơ được sản xuất từ tế bào gốc. Một số chuyên gia cho biết loại thịt bò nhân tạo này không có mùi vị đặc trưng như thịt bò tự nhiên, và nếu xét theo quan điểm ẩm thực thì nó không hữu dụng.
Còn giáo sư Mark Post nhấn mạnh thịt nhân tạo tuy không hấp dẫn như một miếng thịt bò tươi nhưng trong tương lai gần, đây là giải pháp thay thế thịt gia súc, vừa đáp ứng nhu cầu thiếu thực phẩm nghiêm trọng vào năm 2050 vừa giúp thế giới hạn chế hàng tỷ tấn khí thải metan do động vật chăn nuôi gây ra.
Nghiên cứu này sẽ được ứng dụng để sản xuất thịt gà, thịt lợn,…
Giới khoa học cũng cho rằng thịt nhân tạo khi đưa ra thị trường, người tiêu dùng sẽ khó lòng chấp nhận ngay bởi thói quen sử dụng sản phẩm tự nhiên đã tồn tại hàng nghìn năm.
Do đó, việc tuyên truyền để người tiêu dùng thay đổi nhận thức và thói quen sao cho thích nghi với thịt nhân tạo là rất quan trọng.
Nếu bữa tiệc thịt bò nhân tạo của giáo sư Mark Post nhận được sự hưởng ứng của thực khách thì đây sẽ là thông điệp mạnh mẽ và thuyết phục nhất để đánh dấu kỷ nguyên ẩm thực mới, cũng như thành tựu của con người trong cuộc chiến chống đói nghèo, tiết kiệm nguồn lực tự nhiên, thúc đẩy cuộc cách mạng chuyển dịch sản xuất và chế biến thịt động vật từ trang trại tới phòng thí nghiệm đồng thời bảo vệ môi trường bền vững cho tương lai./.
(TTXVN)