Theo mạng tin "Oil price", một trong những bí quyết thành công kinh tế của các nước BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) là đầu tư lớn cho năng lượng tái tạo.
Báo cáo mới nhất của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết Brazil sẽ bổ sung 32 GW điện từ năng lượng tái tạo vào mạng lưới điện của họ trong 5 năm tới.
Động thái này sẽ đưa Brazil lên hàng thứ 4 thế giới về đầu tư vào năng lượng tái tạo, sau Trung Quốc (270 GW), Mỹ (56 GW) và Ấn Độ (39 GW). Như vậy, nhóm BRIC chiếm tới 3 trong 4 vị trí hàng đầu thế giới về đầu tư năng lượng tái tạo.
Hiệp hội năng lượng gió Brazil cho biết nước này đang dẫn đầu thị trường điện gió Mỹ Latinh, với công suất điện gió hiện nay chỉ khoảng 1.400 MW và dự kiến sẽ tăng gần 8 lần vào năm 2014.
Hỗ trợ cho các con số thống kê của Hiệp hội trên, một nghiên cứu của IHS Emerging Energy Research cho biết đến năm 2025, sản lượng điện gió của Brazil có thể đạt 31,6 GW. Brazil hoàn toàn có khả năng đạt được mục tiêu một mạng lưới điện hoàn toàn không khí thải vào năm 2050.
Mặc dù nguồn cung điện chủ yếu hiện nay tại Brazil là các nhà máy thủy điện, nhưng sản lượng điện gió từ năm 2006 đến năm 2011 của quốc gia Nam Mỹ này đã tăng 500%.
Các chính sách điện của Brazil đang ngày càng chuyển từ thủy điện sang điện gió. Để hỗ trợ sự phát triển của điện gió, Brazil đang áp dụng các thủ tục đấu giá cho các dự án điện gió tương tự như các dự án thủy điện.
Trong một phiên đấu giá điện do chính phủ tổ chức hồi tháng 8/2011, các công ty xây dựng 44 trạm điện gió đã thắng thầu 39% tổng sản lượng điện được đưa ra đấu thầu với giá trung bình 62,91 USD/MWh, lần đầu tiên thấp hơn giá điện do các nhà máy thủy điện và nhiệt điện dùng khí đốt sản xuất ra.
Các nhà đầu tư quốc tế hiện đang xếp hàng để khai thác thị trường điện gió, bởi vì giá thành sản xuất thấp hơn, các chính sách ưu đãi của chính phủ và nhu cầu điện không ngừng gia tăng của nước này đang mở ra những cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong những năm 1990, chi nhánh Wobben Windpower của Tập đoàn Đức Enercon đã xây dựng nhà máy tuốc bin gió đầu tiên tại Brazil. Theo các dự án hợp đồng năm 2011, công ty này sẽ hoàn thành việc lắp đặt 22 trạm điện gió với tổng công suất 554 MW vào cuối năm 2012.
Các công ty nước ngoài khác tham gia "cơn sốt vàng" điện gió tại Brazil gồm Gamesa (Tây Ban Nha), Impsa (Argentina), Siemens (Đức), Vestas (Đan Mạch), GE Wind (Mỹ), Suzlon (Ấn Độ) và Alstom (Pháp).
Brazil đang có ước vọng cao xa. Bang Ceara ở Đông Bắc là khu vực nghèo nhất quốc gia Nam Mỹ này, nhưng lại có ngành điện gió lớn nhất nước do chiếm hơn 40% tổng sản lượng điện gió quốc gia.
Theo chính phủ Brazil, Ceara có tiềm năng điện gió lớn nhất trong tương lai, với gần 60 GW, gấp 4 lần công suất điện tổ hợp thủy điện Itaipu của nước này.
Brazil bắt đầu quan tâm đến năng lượng tái tạo từ năm 1973, khi lệnh cấm vận dầu mỏ khiến giá dầu tăng gấp 3 đã buộc quốc gia này phải sáng tạo. Từ đó đến nay, Brazil đã phát triển ngành ethanol lớn thứ hai thế giới.
Vì vậy, với một chính phủ cam kết hỗ trợ năng lượng tái tạo, một hệ thống ngân hàng sẵn sàng linh động để tài trợ vốn và việc quyết tâm đặt một số trạm điện gió tại các khu vực nghèo khó, Brazil dường như đang trở thành một giấc mơ đối với các nhà đầu tư điện gió./.
Báo cáo mới nhất của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết Brazil sẽ bổ sung 32 GW điện từ năng lượng tái tạo vào mạng lưới điện của họ trong 5 năm tới.
Động thái này sẽ đưa Brazil lên hàng thứ 4 thế giới về đầu tư vào năng lượng tái tạo, sau Trung Quốc (270 GW), Mỹ (56 GW) và Ấn Độ (39 GW). Như vậy, nhóm BRIC chiếm tới 3 trong 4 vị trí hàng đầu thế giới về đầu tư năng lượng tái tạo.
Hiệp hội năng lượng gió Brazil cho biết nước này đang dẫn đầu thị trường điện gió Mỹ Latinh, với công suất điện gió hiện nay chỉ khoảng 1.400 MW và dự kiến sẽ tăng gần 8 lần vào năm 2014.
Hỗ trợ cho các con số thống kê của Hiệp hội trên, một nghiên cứu của IHS Emerging Energy Research cho biết đến năm 2025, sản lượng điện gió của Brazil có thể đạt 31,6 GW. Brazil hoàn toàn có khả năng đạt được mục tiêu một mạng lưới điện hoàn toàn không khí thải vào năm 2050.
Mặc dù nguồn cung điện chủ yếu hiện nay tại Brazil là các nhà máy thủy điện, nhưng sản lượng điện gió từ năm 2006 đến năm 2011 của quốc gia Nam Mỹ này đã tăng 500%.
Các chính sách điện của Brazil đang ngày càng chuyển từ thủy điện sang điện gió. Để hỗ trợ sự phát triển của điện gió, Brazil đang áp dụng các thủ tục đấu giá cho các dự án điện gió tương tự như các dự án thủy điện.
Trong một phiên đấu giá điện do chính phủ tổ chức hồi tháng 8/2011, các công ty xây dựng 44 trạm điện gió đã thắng thầu 39% tổng sản lượng điện được đưa ra đấu thầu với giá trung bình 62,91 USD/MWh, lần đầu tiên thấp hơn giá điện do các nhà máy thủy điện và nhiệt điện dùng khí đốt sản xuất ra.
Các nhà đầu tư quốc tế hiện đang xếp hàng để khai thác thị trường điện gió, bởi vì giá thành sản xuất thấp hơn, các chính sách ưu đãi của chính phủ và nhu cầu điện không ngừng gia tăng của nước này đang mở ra những cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong những năm 1990, chi nhánh Wobben Windpower của Tập đoàn Đức Enercon đã xây dựng nhà máy tuốc bin gió đầu tiên tại Brazil. Theo các dự án hợp đồng năm 2011, công ty này sẽ hoàn thành việc lắp đặt 22 trạm điện gió với tổng công suất 554 MW vào cuối năm 2012.
Các công ty nước ngoài khác tham gia "cơn sốt vàng" điện gió tại Brazil gồm Gamesa (Tây Ban Nha), Impsa (Argentina), Siemens (Đức), Vestas (Đan Mạch), GE Wind (Mỹ), Suzlon (Ấn Độ) và Alstom (Pháp).
Brazil đang có ước vọng cao xa. Bang Ceara ở Đông Bắc là khu vực nghèo nhất quốc gia Nam Mỹ này, nhưng lại có ngành điện gió lớn nhất nước do chiếm hơn 40% tổng sản lượng điện gió quốc gia.
Theo chính phủ Brazil, Ceara có tiềm năng điện gió lớn nhất trong tương lai, với gần 60 GW, gấp 4 lần công suất điện tổ hợp thủy điện Itaipu của nước này.
Brazil bắt đầu quan tâm đến năng lượng tái tạo từ năm 1973, khi lệnh cấm vận dầu mỏ khiến giá dầu tăng gấp 3 đã buộc quốc gia này phải sáng tạo. Từ đó đến nay, Brazil đã phát triển ngành ethanol lớn thứ hai thế giới.
Vì vậy, với một chính phủ cam kết hỗ trợ năng lượng tái tạo, một hệ thống ngân hàng sẵn sàng linh động để tài trợ vốn và việc quyết tâm đặt một số trạm điện gió tại các khu vực nghèo khó, Brazil dường như đang trở thành một giấc mơ đối với các nhà đầu tư điện gió./.
Thanh Hoa (TTXVN)