Trước làn sóng biểu tình phản đối chính phủ kéo dài hơn một tháng qua, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff ngày 18/7 nhấn mạnh sự cần thiết phải đầu tư hơn nữa cho hệ thống giao thông công cộng trên khắp toàn quốc, đặc biệt là hệ thống tàu điện ngầm.
Phát biểu tại lễ khai trương hệ thống tàu điện ngầm tại bang Ceara, Đông Bắc Brazil, Tổng thống Rousseff cho biết những thành phố tại các bang kém phát triển phải nhận được nhiều sự đầu tư cho hệ thông giao thông nội đô như là đối với các thành phố tại các bang lớn ở Đông Nam vào những năm 1990.
Người đứng đầu Chính phủ Brazil khẳng định hệ thống tàu điện ngầm sẽ góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân.
Làn sóng phản đối chính phủ trong kéo dài suốt hơn một tháng qua ở khoảng 100 thành phố là đợt biểu tình lớn nhất tại Brazil trong 20 năm trở lại đây.
Ban đầu, biểu tình xuất phát từ việc chính phủ tăng giá xe buýt và tàu điện ngầm, nhưng sau đó, người biểu tình chú trọng đến việc chính phủ thiếu đầu tư cho các dịch vụ công cộng, thuế cao và nạn tham nhũng tràn lan.
Họ đã xuống đường đòi cải thiện điều kiện sống, phản đối chi phí sinh hoạt đắt đỏ trong khi chính phủ tiêu tốn hàng tỷ USD vào việc chuẩn bị cho Vòng Chung kết Giải Vô địch bóng đá thế giới (World Cup) 2014 và Đại hội thể thao Olympic mùa Hè 2016 mà nước này đăng cai.
Để xoa dịu người dân, Tổng thống Dilma Rouseff đã tuyên bố sẽ lắng nghe tiếng nói của người dân và cam kết một gói các chính sách lớn nhằm cải thiện các dịch vụ công, cũng như đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng./.
Phát biểu tại lễ khai trương hệ thống tàu điện ngầm tại bang Ceara, Đông Bắc Brazil, Tổng thống Rousseff cho biết những thành phố tại các bang kém phát triển phải nhận được nhiều sự đầu tư cho hệ thông giao thông nội đô như là đối với các thành phố tại các bang lớn ở Đông Nam vào những năm 1990.
Người đứng đầu Chính phủ Brazil khẳng định hệ thống tàu điện ngầm sẽ góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân.
Làn sóng phản đối chính phủ trong kéo dài suốt hơn một tháng qua ở khoảng 100 thành phố là đợt biểu tình lớn nhất tại Brazil trong 20 năm trở lại đây.
Ban đầu, biểu tình xuất phát từ việc chính phủ tăng giá xe buýt và tàu điện ngầm, nhưng sau đó, người biểu tình chú trọng đến việc chính phủ thiếu đầu tư cho các dịch vụ công cộng, thuế cao và nạn tham nhũng tràn lan.
Họ đã xuống đường đòi cải thiện điều kiện sống, phản đối chi phí sinh hoạt đắt đỏ trong khi chính phủ tiêu tốn hàng tỷ USD vào việc chuẩn bị cho Vòng Chung kết Giải Vô địch bóng đá thế giới (World Cup) 2014 và Đại hội thể thao Olympic mùa Hè 2016 mà nước này đăng cai.
Để xoa dịu người dân, Tổng thống Dilma Rouseff đã tuyên bố sẽ lắng nghe tiếng nói của người dân và cam kết một gói các chính sách lớn nhằm cải thiện các dịch vụ công, cũng như đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng./.
(TTXVN)