Tổng thống Brazil, Dilma Rousseff, ngày 8/7 khẳng định chính phủ nước này phản đối việc nghe lén điện thoại và đọc trộm điện thư và cho biết đang tiến hành điều tra thông tin báo chí cho rằng công dân Brazil bị Mỹ do thám và Washington duy trì căn cứ gián điệp tại thủ đô Brasilia.
[Mỹ từng duy trì một căn cứ vệ tinh gián điệp ở Brazil]
Một ngày sau khi phanh phui việc Mỹ theo dõi điện thoại và thư điện tử của người dân Brazil, nhật báo O Globo ngày 8/7 căn cứ những thông tin do cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden tiết lộ, còn cho biết một văn phòng của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) tại Brasilia đã hoạt động ít nhất là tới năm 2002 với sự hợp tác của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) như là một bộ phận của mạng lưới gián điệp toàn cầu của Mỹ.
Theo báo này, đây là căn cứ duy nhất tại Mỹ Latinh và là một trong 16 căn cứ được tình báo Mỹ sử dụng để thu thập một cách bất hợp pháp thông tin thông qua vệ tinh của các nước khác.
Căn cứ tài liệu của NSA, báo còn cho biết văn phòng Đại sứ quán Brazil tại Washington và văn phòng Phái đoàn đại diện thường trực của Brazil tại Liên hợp quốc ở New York, từng là đối tượng do thám của NSA. Các hành động trên đã gây phẫn nộ tại quốc gia Nam Mỹ này.
Tổng thống Rousseff ngày 7/7 đã triệu tập một số bộ trưởng, trong đó có Bộ trưởng truyền thông Paulo Bernardo và Bộ trưởng tư pháp José Eduardo Cardozo, để thảo luận vụ việc bị báo chí lật tẩy.
Theo ông Bernardo, Tổng thống Rousseff “phẫn nộ” với hành động của Mỹ và chỉ thị cho Ngoại trưởng Antonio Patriota yêu cầu Chính phủ Mỹ có lời giải thích.
Trong khi đó, Ủy ban đối ngoại Thượng viện Brazil sẽ có cuộc họp bất thường vào ngày 9/7 để xem xét những cáo buộc về việc Mỹ theo dõi bất hợp pháp công dân Brazil. Chủ nhiệm ủy ban trên, ông Ricardo Ferraço cho biết ông muốn triệu tập các bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng, truyền thông, và Đại sứ Mỹ tại Brazil để làm rõ sự việc. Nếu thông tin báo chí là sự thật thì đây là vụ việc “rất nghiêm trọng,” ông khẳng định.
Về phần mình, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm soát các hoạt động tình báo của Quốc hội Nelson Pellegrino (PT-BA) dự kiến tổ chức một phiên thảo luận tác động của vụ việc trên đối với nền an ninh quốc gia. Trước tính chất nghiêm trọng của vụ việc, một số nghị sỹ đối lập đã khuyên bà Rousseff hủy chuyến thăm chính thức tới Mỹ vào tháng 10 tới, và cấp quy chế tị nạn cho Snowden.
Các chuyên gia không loại trừ việc các cuộc điện đàm và thư điện tử của các nhà lãnh đạo Brazil cũng như tất cả thông tin từ Brazil ra nước ngoài truyền qua vệ tinh mà Brazil thuê đã bị do thám. Tuy nhiên, nhà báo Mỹ Glen Greenwald, đang định cư tại Brazil và đã tới Hồng Công để nhận thông tin tình báo tuyệt mật từ Snowden, cho biết Mỹ do thám Brazil nhằm thu thập luồng dữ liệu tại Trung Quốc.
Theo ông Greenwald, do Washington không thể xâm nhập được vào hệ thống dữ liệu của Trung Quốc, nên phải tìm kiếm thông tin gián tiếp qua Brazil. Cùng ngày, người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết Mỹ có kế hoạch tiếp tục đối thoại với Brazil qua kênh ngoại giao để giải quyết vấn đề báo chí đã nêu.
Ngoại trưởng Patriota cùng ngày xác nhận Bộ ngoại giao Brazil đã triệu Đại sứ Mỹ Shannon hôm 7/7, trong khi Đại sứ Brazil tại Mỹ Mauro Vieira cũng đã gặp các quan chức ngoại giao Mỹ để làm rõ vụ việc.
Cũng với mục đích trên, ngày 8/7, Đại sứ Shannon cũng đã gặp Bộ trưởng truyền thông Bernardo, và Bộ trưởng Văn phòng an ninh thể chế trực thuộc Phủ tổng thống José Elito. Bất chấp vụ việc trên, ông Patriota loại trừ khả năng Chính phủ Brazil thay đổi quan điểm không xem xét cho Snowden tị nạn như đã thông báo./.
[Mỹ từng duy trì một căn cứ vệ tinh gián điệp ở Brazil]
Một ngày sau khi phanh phui việc Mỹ theo dõi điện thoại và thư điện tử của người dân Brazil, nhật báo O Globo ngày 8/7 căn cứ những thông tin do cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden tiết lộ, còn cho biết một văn phòng của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) tại Brasilia đã hoạt động ít nhất là tới năm 2002 với sự hợp tác của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) như là một bộ phận của mạng lưới gián điệp toàn cầu của Mỹ.
Theo báo này, đây là căn cứ duy nhất tại Mỹ Latinh và là một trong 16 căn cứ được tình báo Mỹ sử dụng để thu thập một cách bất hợp pháp thông tin thông qua vệ tinh của các nước khác.
Căn cứ tài liệu của NSA, báo còn cho biết văn phòng Đại sứ quán Brazil tại Washington và văn phòng Phái đoàn đại diện thường trực của Brazil tại Liên hợp quốc ở New York, từng là đối tượng do thám của NSA. Các hành động trên đã gây phẫn nộ tại quốc gia Nam Mỹ này.
Tổng thống Rousseff ngày 7/7 đã triệu tập một số bộ trưởng, trong đó có Bộ trưởng truyền thông Paulo Bernardo và Bộ trưởng tư pháp José Eduardo Cardozo, để thảo luận vụ việc bị báo chí lật tẩy.
Theo ông Bernardo, Tổng thống Rousseff “phẫn nộ” với hành động của Mỹ và chỉ thị cho Ngoại trưởng Antonio Patriota yêu cầu Chính phủ Mỹ có lời giải thích.
Trong khi đó, Ủy ban đối ngoại Thượng viện Brazil sẽ có cuộc họp bất thường vào ngày 9/7 để xem xét những cáo buộc về việc Mỹ theo dõi bất hợp pháp công dân Brazil. Chủ nhiệm ủy ban trên, ông Ricardo Ferraço cho biết ông muốn triệu tập các bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng, truyền thông, và Đại sứ Mỹ tại Brazil để làm rõ sự việc. Nếu thông tin báo chí là sự thật thì đây là vụ việc “rất nghiêm trọng,” ông khẳng định.
Về phần mình, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm soát các hoạt động tình báo của Quốc hội Nelson Pellegrino (PT-BA) dự kiến tổ chức một phiên thảo luận tác động của vụ việc trên đối với nền an ninh quốc gia. Trước tính chất nghiêm trọng của vụ việc, một số nghị sỹ đối lập đã khuyên bà Rousseff hủy chuyến thăm chính thức tới Mỹ vào tháng 10 tới, và cấp quy chế tị nạn cho Snowden.
Các chuyên gia không loại trừ việc các cuộc điện đàm và thư điện tử của các nhà lãnh đạo Brazil cũng như tất cả thông tin từ Brazil ra nước ngoài truyền qua vệ tinh mà Brazil thuê đã bị do thám. Tuy nhiên, nhà báo Mỹ Glen Greenwald, đang định cư tại Brazil và đã tới Hồng Công để nhận thông tin tình báo tuyệt mật từ Snowden, cho biết Mỹ do thám Brazil nhằm thu thập luồng dữ liệu tại Trung Quốc.
Theo ông Greenwald, do Washington không thể xâm nhập được vào hệ thống dữ liệu của Trung Quốc, nên phải tìm kiếm thông tin gián tiếp qua Brazil. Cùng ngày, người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết Mỹ có kế hoạch tiếp tục đối thoại với Brazil qua kênh ngoại giao để giải quyết vấn đề báo chí đã nêu.
Ngoại trưởng Patriota cùng ngày xác nhận Bộ ngoại giao Brazil đã triệu Đại sứ Mỹ Shannon hôm 7/7, trong khi Đại sứ Brazil tại Mỹ Mauro Vieira cũng đã gặp các quan chức ngoại giao Mỹ để làm rõ vụ việc.
Cũng với mục đích trên, ngày 8/7, Đại sứ Shannon cũng đã gặp Bộ trưởng truyền thông Bernardo, và Bộ trưởng Văn phòng an ninh thể chế trực thuộc Phủ tổng thống José Elito. Bất chấp vụ việc trên, ông Patriota loại trừ khả năng Chính phủ Brazil thay đổi quan điểm không xem xét cho Snowden tị nạn như đã thông báo./.
Quang Sơn/Buenos Aires (Vietnam+)