Ngày 17/8, Viện Nghiên cứu Không gian Quốc gia Brazil (INPE) cảnh báo trong 12 tháng qua, diện tích rừng Amazon của nước này đã giảm 15%.
Kết quả phân tích các bức ảnh chụp được từ vệ tinh cho thấy từ tháng 7/2010 đến tháng 7/2011, diện tích rừng nhiệt đới của quốc gia Nam Mỹ này đã giảm 2.654km2, cao hơn so với 2.295km2 rừng bị mất đi vào cùng kỳ năm ngoái.
Riêng trong tháng 7 vừa qua, có 225km2 rừng bị tàn phá. Trong khi đó tháng 4/2011 ghi nhận 477km2 rừng bị phá hủy với hơn 95% diện tích rừng bị mất xảy ra tại Mato Grosso, bang lớn thứ ba của Brazil và là nơi nông nghiệp phát triển chủ yếu với các trang trại gia súc và canh tác đậu tương.
Brazil, quốc gia lớn thứ năm trên thế giới về diện tích, có 5,3 triệu km2 rừng và rừng nhiệt đới, chủ yếu nằm ở lưu vực sông Amazon, nhưng chỉ có 1,7 triệu km2 rừng được bảo vệ. Tình trạng rừng bị thu hẹp khiến Brazil đứng luôn trong tốp những nước có khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất thế giới.
Tốc độ phá rừng tại Brazil đạt đỉnh điểm trong năm 2004 với 27.000km2 rừng bị tàn phá. Sau đó tỷ lệ này giảm đi, một phần nhờ sự cảnh báo của hệ thống vệ tinh DETER, một phần do Brazil nỗ lực thực hiện cam kết giảm 80% hiện tượng tàn phá rừng vào năm 2020 được nước này đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 2009 tại Copenhagen, Đan Mạch./.
Kết quả phân tích các bức ảnh chụp được từ vệ tinh cho thấy từ tháng 7/2010 đến tháng 7/2011, diện tích rừng nhiệt đới của quốc gia Nam Mỹ này đã giảm 2.654km2, cao hơn so với 2.295km2 rừng bị mất đi vào cùng kỳ năm ngoái.
Riêng trong tháng 7 vừa qua, có 225km2 rừng bị tàn phá. Trong khi đó tháng 4/2011 ghi nhận 477km2 rừng bị phá hủy với hơn 95% diện tích rừng bị mất xảy ra tại Mato Grosso, bang lớn thứ ba của Brazil và là nơi nông nghiệp phát triển chủ yếu với các trang trại gia súc và canh tác đậu tương.
Brazil, quốc gia lớn thứ năm trên thế giới về diện tích, có 5,3 triệu km2 rừng và rừng nhiệt đới, chủ yếu nằm ở lưu vực sông Amazon, nhưng chỉ có 1,7 triệu km2 rừng được bảo vệ. Tình trạng rừng bị thu hẹp khiến Brazil đứng luôn trong tốp những nước có khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất thế giới.
Tốc độ phá rừng tại Brazil đạt đỉnh điểm trong năm 2004 với 27.000km2 rừng bị tàn phá. Sau đó tỷ lệ này giảm đi, một phần nhờ sự cảnh báo của hệ thống vệ tinh DETER, một phần do Brazil nỗ lực thực hiện cam kết giảm 80% hiện tượng tàn phá rừng vào năm 2020 được nước này đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 2009 tại Copenhagen, Đan Mạch./.
(TTXVN/Vietnam+)