Tập đoàn dầu khí BP của Anh ngày 15/11 đã chấp nhận nộp phạt 4,5 tỷ USD và nhận lỗi về việc để xảy ra sự cố tràn dầu tại Vịnh Mexico năm 2010, khiến 11 công nhân thiệt mạng, hàng chục người bị thương và đặc biệt hủy hoại môi trường sinh thái biển nghiêm trọng.
Đây là khoản tiền phạt lớn nhất mà BP phải bỏ ra để đền bù cho những thiệt hại do nổ giàn khoan Deepwater Horizon, dẫn tới tràn dầu trên biển cách đây hơn hai năm.
Theo phóng viên TTXVN tại London và tin nước ngoài, "gã khổng lồ" dầu khí Anh đã thừa nhận cả 14 cáo buộc do Bộ Tư pháp Mỹ đưa ra, trong đó có 11 điểm buộc tội ngộ sát. Hai giám sát viên cấp cao thuộc BP đã phải đối mặt với những cáo buộc trên.
Trong tổng số tiền kể trên có tới 4 tỷ USD là tiền nộp phạt và để dàn xếp đơn kiện từ các cơ quan khoa học và bảo vệ động vật hoang dã, có trách nhiệm giám sát hệ sinh thái tại khu vực xảy ra tai nạn. Ngoài ra, 525 triệu USD là số tiền BP phải nộp cho Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch (SEC) Mỹ vì bị cáo buộc gian lận dân sự.
Trong một thông cáo đưa ra cùng ngày, Giám đốc điều hành BP, Bob Dudley nói: "Chúng tôi xin lỗi vì đã để xảy ra vụ tai nạn đáng tiếc này và việc dàn xếp với Chính phủ Mỹ ngày hôm nay càng khẳng định rằng chúng tôi chịu trách nhiệm với những hành động của mình."
["BP sẽ phải nộp số tiền phạt kỷ lục từ 3-5 tỷ USD"]
Vụ dàn xếp này là động thái mới nhất của BP trong nỗ lực thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của tập đoàn liên quan đến thảm họa nổ giàn khoan "Deepwater Horizon". Với khoản tiền phạt này, tổng chi phí ước tính mà BP phải chi ra cho sự cố tràn dầu đã lên tới 42 tỷ USD.
Mặc dù phía Washington đã nhận được cam kết bồi thường, song Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder cho biết cuộc chiến pháp lý với BP vẫn chưa kết thúc. Theo ông Holder, nhà chức trách Mỹ vẫn đang tiếp tục điều tra và nếu tìm ra những bằng chứng cho thấy sự cố này hoàn toàn do con người gây ra, số tiền phạt có thể lên tới 18 tỷ USD. Dự kiến phiên tòa liên quan đến vụ kiện trên sẽ diễn ra vào tháng 2/2013.
Số tiền phạt mà BP phải trả cao hơn nhiều so với khoản tiền phạt kỷ lục 1,2 tỷ USD mà tập đoàn dược phẩm đa quốc gia Pfizer phải nộp cho các nhà chức trách Mỹ năm 2009 để dàn xếp các cáo buộc liên quan đến việc quảng cáo bất hợp pháp thuốc chống nhiễm trùng của hãng này.
Về phần mình, BP cho rằng vụ dàn xếp này là "phù hợp với vai trò của BP trong vụ kiện dân sự về vụ tai nạn gây ra bởi nhiều nguyên nhân, liên quan đến nhiều bên" như các cuộc điều tra chính thức đã cho thấy. Tuy nhiên, BP khẳng định sẽ tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ để phản bác lại những yêu cầu dân sự và những cáo buộc "vô căn cứ" trong những phiên tòa tới đây.
Hồi đầu năm nay, BP cũng đã đạt thoả thuận chi trả 7,8 tỷ USD để bồi thường về tài sản, kinh tế và sức khoẻ cho hơn 100.000 cá nhân và doanh nghiệp chịu thiệt hại trong vụ tràn dầu lịch sử trên.
Vụ nổ giàn khoan Deepwater Horizon của BP ngày 20/4/2010, gây rò rỉ ước tính 750.000 lít dầu/ngày đã buộc các bang Louisiana và Mississippi của Mỹ phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Diện tích dầu loang quá lớn gây thiệt hại nghiêm trọng cho các sinh vật biển, đặc biệt toàn bộ hệ sinh thái ngập mặn của hai bang dọc Vịnh Mexico của Mỹ./.
Đây là khoản tiền phạt lớn nhất mà BP phải bỏ ra để đền bù cho những thiệt hại do nổ giàn khoan Deepwater Horizon, dẫn tới tràn dầu trên biển cách đây hơn hai năm.
Theo phóng viên TTXVN tại London và tin nước ngoài, "gã khổng lồ" dầu khí Anh đã thừa nhận cả 14 cáo buộc do Bộ Tư pháp Mỹ đưa ra, trong đó có 11 điểm buộc tội ngộ sát. Hai giám sát viên cấp cao thuộc BP đã phải đối mặt với những cáo buộc trên.
Trong tổng số tiền kể trên có tới 4 tỷ USD là tiền nộp phạt và để dàn xếp đơn kiện từ các cơ quan khoa học và bảo vệ động vật hoang dã, có trách nhiệm giám sát hệ sinh thái tại khu vực xảy ra tai nạn. Ngoài ra, 525 triệu USD là số tiền BP phải nộp cho Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch (SEC) Mỹ vì bị cáo buộc gian lận dân sự.
Trong một thông cáo đưa ra cùng ngày, Giám đốc điều hành BP, Bob Dudley nói: "Chúng tôi xin lỗi vì đã để xảy ra vụ tai nạn đáng tiếc này và việc dàn xếp với Chính phủ Mỹ ngày hôm nay càng khẳng định rằng chúng tôi chịu trách nhiệm với những hành động của mình."
["BP sẽ phải nộp số tiền phạt kỷ lục từ 3-5 tỷ USD"]
Vụ dàn xếp này là động thái mới nhất của BP trong nỗ lực thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của tập đoàn liên quan đến thảm họa nổ giàn khoan "Deepwater Horizon". Với khoản tiền phạt này, tổng chi phí ước tính mà BP phải chi ra cho sự cố tràn dầu đã lên tới 42 tỷ USD.
Mặc dù phía Washington đã nhận được cam kết bồi thường, song Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder cho biết cuộc chiến pháp lý với BP vẫn chưa kết thúc. Theo ông Holder, nhà chức trách Mỹ vẫn đang tiếp tục điều tra và nếu tìm ra những bằng chứng cho thấy sự cố này hoàn toàn do con người gây ra, số tiền phạt có thể lên tới 18 tỷ USD. Dự kiến phiên tòa liên quan đến vụ kiện trên sẽ diễn ra vào tháng 2/2013.
Số tiền phạt mà BP phải trả cao hơn nhiều so với khoản tiền phạt kỷ lục 1,2 tỷ USD mà tập đoàn dược phẩm đa quốc gia Pfizer phải nộp cho các nhà chức trách Mỹ năm 2009 để dàn xếp các cáo buộc liên quan đến việc quảng cáo bất hợp pháp thuốc chống nhiễm trùng của hãng này.
Về phần mình, BP cho rằng vụ dàn xếp này là "phù hợp với vai trò của BP trong vụ kiện dân sự về vụ tai nạn gây ra bởi nhiều nguyên nhân, liên quan đến nhiều bên" như các cuộc điều tra chính thức đã cho thấy. Tuy nhiên, BP khẳng định sẽ tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ để phản bác lại những yêu cầu dân sự và những cáo buộc "vô căn cứ" trong những phiên tòa tới đây.
Hồi đầu năm nay, BP cũng đã đạt thoả thuận chi trả 7,8 tỷ USD để bồi thường về tài sản, kinh tế và sức khoẻ cho hơn 100.000 cá nhân và doanh nghiệp chịu thiệt hại trong vụ tràn dầu lịch sử trên.
Vụ nổ giàn khoan Deepwater Horizon của BP ngày 20/4/2010, gây rò rỉ ước tính 750.000 lít dầu/ngày đã buộc các bang Louisiana và Mississippi của Mỹ phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Diện tích dầu loang quá lớn gây thiệt hại nghiêm trọng cho các sinh vật biển, đặc biệt toàn bộ hệ sinh thái ngập mặn của hai bang dọc Vịnh Mexico của Mỹ./.
(TTXVN)