Tập đoàn dầu khí BP của Anh vừa đồng ý bán lại cổ phần ở ba mỏ dầu trong khu vực Biển Bắc cho Công ty năng lượng quốc gia Abu Dhabi (TAQA) của Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) với hợp đồng trị giá lên tới 1,06 tỷ USD.
Thương vụ này là một phần trong kế hoạch của BP nhằm cơ cấu lại hoạt động khai thác dầu khí đồng thời thực hiện mục tiêu thoái vốn 38 tỷ USD từ các tài sản của tập đoàn này trên khắp thế giới vào cuối năm 2013. Số tiền này được dùng để đền bù thiệt hại trong vụ nổ giàn khoan Deepwater Horizon trong Vịnh Mexico năm 2010, khiến 11 công nhân thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.
Giám đốc điều hành TAQA, Carl Sheldon, cho biết thỏa thuận mới với BP sẽ giúp QATA trở thành một nhà khai thác hàng đầu ở Biển Bắc, với sản lượng tăng thêm 21.000 thùng dầu quy đổi/ngày và lượng dầu dự trữ của công ty cũng tăng lên đến 91 triệu thùng.
[BP đã chấp nhận nộp phạt 4,5 tỷ USD vụ tràn dầu]
Sản lượng khai thác của TAQA ở Biển Bắc hiện nay là khoảng 45.000 thùng dầu quy đổi/ngày sau khi công ty mua lại các giếng dầu trị giá 631 triệu USD từ Tập đoàn Royal Dutch Shell (Hà Lan) và ExxonMobil (Mỹ) vào năm 2008.
Mặc dù liên tục phải bán lại các dự án và tài sản trên khắp thế giới nhưng BP khẳng định rằng tập đoàn vẫn cam kết phát triển các giếng dầu lớn của Anh và Na Uy trong khu vực Biển Bắc, trong đó có dự án Clair Ridge trị giá 4,5 tỷ USD mà BP đang khai thác cùng các đối tác như ConocoPhillips, Chevron và Shell.
Tính đến nay, BP đã thoái vốn được khoảng 37 tỷ USD để lấy tiền đền bù thiệt hại và nộp phạt trong vụ Deepwater Horizon. Tháng trước, tập đoàn này đã chấp nhận nộp phạt 4,5 tỷ USD và thừa nhận cả 14 cáo buộc do Bộ Tư pháp Mỹ đưa ra, trong đó có 11 điểm buộc tội ngộ sát. Hai giám sát viên cấp cao thuộc BP đã phải đối mặt với những cáo buộc trên.
Đây là khoản tiền phạt lớn nhất mà BP phải bỏ ra để đền bù cho những thiệt hại do nổ giàn khoan Deepwater Horizon, dẫn tới tràn dầu trên biển cách đây hơn hai năm. Với khoản tiền phạt này, tổng chi phí ước tính mà BP phải chi ra cho sự cố tràn dầu đã lên tới 42 tỷ USD.
Hồi đầu năm nay, BP cũng đã đạt thỏa thuận chi trả 7,8 tỷ USD để bồi thường về tài sản, kinh tế và sức khỏe cho hơn 100.000 cá nhân và doanh nghiệp chịu thiệt hại trong vụ tràn dầu lịch sử trên.
Vụ nổ giàn khoan Deepwater Horizon của BP ngày 20/4/2010, gây rò rỉ ước tính 750.000 lít dầu/ngày đã buộc các bang Louisiana và Mississippi của Mỹ phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Diện tích dầu loang quá lớn gây thiệt hại nghiêm trọng cho các sinh vật biển, đặc biệt toàn bộ hệ sinh thái ngập mặn của hai bang dọc Vịnh Mexico của Mỹ./.
Thương vụ này là một phần trong kế hoạch của BP nhằm cơ cấu lại hoạt động khai thác dầu khí đồng thời thực hiện mục tiêu thoái vốn 38 tỷ USD từ các tài sản của tập đoàn này trên khắp thế giới vào cuối năm 2013. Số tiền này được dùng để đền bù thiệt hại trong vụ nổ giàn khoan Deepwater Horizon trong Vịnh Mexico năm 2010, khiến 11 công nhân thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.
Giám đốc điều hành TAQA, Carl Sheldon, cho biết thỏa thuận mới với BP sẽ giúp QATA trở thành một nhà khai thác hàng đầu ở Biển Bắc, với sản lượng tăng thêm 21.000 thùng dầu quy đổi/ngày và lượng dầu dự trữ của công ty cũng tăng lên đến 91 triệu thùng.
[BP đã chấp nhận nộp phạt 4,5 tỷ USD vụ tràn dầu]
Sản lượng khai thác của TAQA ở Biển Bắc hiện nay là khoảng 45.000 thùng dầu quy đổi/ngày sau khi công ty mua lại các giếng dầu trị giá 631 triệu USD từ Tập đoàn Royal Dutch Shell (Hà Lan) và ExxonMobil (Mỹ) vào năm 2008.
Mặc dù liên tục phải bán lại các dự án và tài sản trên khắp thế giới nhưng BP khẳng định rằng tập đoàn vẫn cam kết phát triển các giếng dầu lớn của Anh và Na Uy trong khu vực Biển Bắc, trong đó có dự án Clair Ridge trị giá 4,5 tỷ USD mà BP đang khai thác cùng các đối tác như ConocoPhillips, Chevron và Shell.
Tính đến nay, BP đã thoái vốn được khoảng 37 tỷ USD để lấy tiền đền bù thiệt hại và nộp phạt trong vụ Deepwater Horizon. Tháng trước, tập đoàn này đã chấp nhận nộp phạt 4,5 tỷ USD và thừa nhận cả 14 cáo buộc do Bộ Tư pháp Mỹ đưa ra, trong đó có 11 điểm buộc tội ngộ sát. Hai giám sát viên cấp cao thuộc BP đã phải đối mặt với những cáo buộc trên.
Đây là khoản tiền phạt lớn nhất mà BP phải bỏ ra để đền bù cho những thiệt hại do nổ giàn khoan Deepwater Horizon, dẫn tới tràn dầu trên biển cách đây hơn hai năm. Với khoản tiền phạt này, tổng chi phí ước tính mà BP phải chi ra cho sự cố tràn dầu đã lên tới 42 tỷ USD.
Hồi đầu năm nay, BP cũng đã đạt thỏa thuận chi trả 7,8 tỷ USD để bồi thường về tài sản, kinh tế và sức khỏe cho hơn 100.000 cá nhân và doanh nghiệp chịu thiệt hại trong vụ tràn dầu lịch sử trên.
Vụ nổ giàn khoan Deepwater Horizon của BP ngày 20/4/2010, gây rò rỉ ước tính 750.000 lít dầu/ngày đã buộc các bang Louisiana và Mississippi của Mỹ phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Diện tích dầu loang quá lớn gây thiệt hại nghiêm trọng cho các sinh vật biển, đặc biệt toàn bộ hệ sinh thái ngập mặn của hai bang dọc Vịnh Mexico của Mỹ./.
Huy Hiệp/London (Vietnam+)