Ngay sau lễ Giáng sinh 2012, các trung tâm mua sắm, cửa hàng cửa hiệu trên khắp nước Anh, đặc biệt là ở thủ đô London, đã trở thành mục tiêu "tấn công" của những "tín đồ" chuyên săn hàng giá rẻ nhân ngày Lễ tặng quà (Boxing Day - 26/12).
Giới chức Anh ước tính "bão" mua sắm vào dịp Boxing Day có thể sẽ mang lại doanh thu khoảng 3 tỷ bảng (tương đương 4,8 tỷ USD) cho các hãng bán lẻ, góp thêm những gam màu tươi sáng vốn dĩ hiếm hoi trong bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế "xứ sở sương mù."
Có "tay trong" vẫn phải chờ...
Để không bị lỗi hẹn, những "tín đồ" mua sắm đã phải xếp hàng qua đêm bên ngoài các trung tâm thương mại lớn như Westfield, Selfridges, hay dọc Phố Oxford ở thủ đô, bất chấp cái lạnh thấu xương chen lẫn mưa phùn.
Sau hàng giờ kiên nhẫn chờ đợi, họ ào ào "đổ bộ" vào các trung tâm mua sắm mà có nơi mở cửa từ lúc 6h sáng. Ai cũng muốn kiếm cho mình những món hàng ưa thích với giá... cực sốc. Hầu hết các hãng đều giảm giá ít nhất là 30%, nhiều nhất lên đến 70%, chủ yếu là mặt hàng quần áo, túi xách, giầy dép...
Anh Jimmy, một người đến từ Croydon phía Nam London, có mặt ở trung tâm thương mại Westfield từ 5h30 sáng để lùng hàng đại hạ giá cho gia đình mình. Sau hơn hai tiếng chờ đợi, anh mới có thể "lọt" vào trong cửa hàng Next chuyên bán quần áo.
Khệ nệ xách mỗi tay 5 túi hàng, anh nói: "Anh trai tôi làm trong cửa hàng này, nên tôi quyết định đến đây mua quần áo cho cả nhà, và làm quà tặng nữa. Ôi trời, mua được rồi lại đến khâu xếp hàng chờ thanh toán nữa chứ. Giờ tôi sẽ mang chỗ này ra xe và quay lại vào cửa hàng khác". Jimmi ước tính chỉ mất hơn 400 bảng và một... buổi sáng để có được số quần áo mà bình thường đáng tiền nghìn này.
Ngay trong giờ đầu tiên sau khi mở cửa, hãng bán lẻ Selfridges đã thu về 1,5 triệu bảng (tương đương 2,4 triệu USD). Dự kiến, trong ngày 26/12, doanh thu của các cửa hàng Selfridges trên khu West End có thể lên đến 50 triệu bảng (khoảng 80 triệu USD).
Theo bà Sue West, giám đốc kinh doanh của Selfridges, túi xách và quần áo nam là những mặt hàng được người mua nhắm đến đầu tiên. Bà nói: "Mặc dù thương mại trực tuyến đang ngày càng lấn lướt, nhưng người tiêu dùng vẫn muốn đi ra ngoài để mua sắm trong Boxing Day". Theo kết quả khảo sát của hãng Green Flag, có khoảng 7,1 triệu người đi mua sắm trong ngày Boxing năm nay.
Trong khi đó, trung tâm thương mại Trafford ở thành phố Manchester phía Bắc đã có một Boxing Day lớn nhất trong lịch sử của mình với lượng người xếp hàng chờ vào cửa lên đến con số kỷ lục 3000 người.
Nhiều hãng lớn hờ hững với Boxing Day
Ở nước Anh, ngày Boxing là ngày lễ ngay sau Giáng sinh. Theo phong tục, vào ngày này, các doanh nhân sẽ nhận được quà hay những hộp nho nhỏ đựng tiền lì xì như một sự ghi nhận công sức mà họ đã nỗ lực trong suốt một năm.
Giờ đây, cũng giống như ngày Thứ Sáu đen (Black Friday) ở Mỹ, Boxing Day là dịp để các hãng tầm trung "xả" hàng với giá cực rẻ. Tư duy kinh doanh của họ là thà nhanh chóng thu hồi vốn để bắt tay vào năm sản xuất mới còn hơn phải mất tiền kho bãi để cất giữ.
Mặc dù vậy, các hãng “hàng hiệu” nổi tiếng như Louis Vuitton, Burberry, Dior... dường như khá dửng dưng với Boxing Day. Khi được hỏi, một nhân viên của Louis Vuitton trả lời: “Giảm giá ư? Không, chúng tôi không sale-off."
Quả thực, trong cửa hàng của Louis Vuitton ở khu Village thuộc trung tâm thương mại Westfield không thấy treo biển “off”, hay “sale”. Tuy nhiên, không khí thì vẫn náo nhiệt với hàng dài người mua chờ đợi vào cửa. Phải chăng không giảm giá cũng là một chiêu thức kinh doanh của các đại gia “hàng hiệu”? Họ muốn khẳng định thương hiệu và chất lượng sản phẩm bằng quyết tâm giữ giá, cho dù “vật đổi, sao rời."
Những “tín đồ” mua sắm bình dân vẫn khó có thể "tấn công" vào những thương hiệu lớn khi giá cả chưa hạ cánh xuống mặt đất. Nhưng dù là bình dân hay hàng hiệu, thì nền kinh tế Anh cũng đang đón nhận tin vui sau “bão” Boxing Day./.
Giới chức Anh ước tính "bão" mua sắm vào dịp Boxing Day có thể sẽ mang lại doanh thu khoảng 3 tỷ bảng (tương đương 4,8 tỷ USD) cho các hãng bán lẻ, góp thêm những gam màu tươi sáng vốn dĩ hiếm hoi trong bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế "xứ sở sương mù."
Có "tay trong" vẫn phải chờ...
Để không bị lỗi hẹn, những "tín đồ" mua sắm đã phải xếp hàng qua đêm bên ngoài các trung tâm thương mại lớn như Westfield, Selfridges, hay dọc Phố Oxford ở thủ đô, bất chấp cái lạnh thấu xương chen lẫn mưa phùn.
Sau hàng giờ kiên nhẫn chờ đợi, họ ào ào "đổ bộ" vào các trung tâm mua sắm mà có nơi mở cửa từ lúc 6h sáng. Ai cũng muốn kiếm cho mình những món hàng ưa thích với giá... cực sốc. Hầu hết các hãng đều giảm giá ít nhất là 30%, nhiều nhất lên đến 70%, chủ yếu là mặt hàng quần áo, túi xách, giầy dép...
Anh Jimmy, một người đến từ Croydon phía Nam London, có mặt ở trung tâm thương mại Westfield từ 5h30 sáng để lùng hàng đại hạ giá cho gia đình mình. Sau hơn hai tiếng chờ đợi, anh mới có thể "lọt" vào trong cửa hàng Next chuyên bán quần áo.
Khệ nệ xách mỗi tay 5 túi hàng, anh nói: "Anh trai tôi làm trong cửa hàng này, nên tôi quyết định đến đây mua quần áo cho cả nhà, và làm quà tặng nữa. Ôi trời, mua được rồi lại đến khâu xếp hàng chờ thanh toán nữa chứ. Giờ tôi sẽ mang chỗ này ra xe và quay lại vào cửa hàng khác". Jimmi ước tính chỉ mất hơn 400 bảng và một... buổi sáng để có được số quần áo mà bình thường đáng tiền nghìn này.
Ngay trong giờ đầu tiên sau khi mở cửa, hãng bán lẻ Selfridges đã thu về 1,5 triệu bảng (tương đương 2,4 triệu USD). Dự kiến, trong ngày 26/12, doanh thu của các cửa hàng Selfridges trên khu West End có thể lên đến 50 triệu bảng (khoảng 80 triệu USD).
Theo bà Sue West, giám đốc kinh doanh của Selfridges, túi xách và quần áo nam là những mặt hàng được người mua nhắm đến đầu tiên. Bà nói: "Mặc dù thương mại trực tuyến đang ngày càng lấn lướt, nhưng người tiêu dùng vẫn muốn đi ra ngoài để mua sắm trong Boxing Day". Theo kết quả khảo sát của hãng Green Flag, có khoảng 7,1 triệu người đi mua sắm trong ngày Boxing năm nay.
Trong khi đó, trung tâm thương mại Trafford ở thành phố Manchester phía Bắc đã có một Boxing Day lớn nhất trong lịch sử của mình với lượng người xếp hàng chờ vào cửa lên đến con số kỷ lục 3000 người.
Nhiều hãng lớn hờ hững với Boxing Day
Ở nước Anh, ngày Boxing là ngày lễ ngay sau Giáng sinh. Theo phong tục, vào ngày này, các doanh nhân sẽ nhận được quà hay những hộp nho nhỏ đựng tiền lì xì như một sự ghi nhận công sức mà họ đã nỗ lực trong suốt một năm.
Giờ đây, cũng giống như ngày Thứ Sáu đen (Black Friday) ở Mỹ, Boxing Day là dịp để các hãng tầm trung "xả" hàng với giá cực rẻ. Tư duy kinh doanh của họ là thà nhanh chóng thu hồi vốn để bắt tay vào năm sản xuất mới còn hơn phải mất tiền kho bãi để cất giữ.
Mặc dù vậy, các hãng “hàng hiệu” nổi tiếng như Louis Vuitton, Burberry, Dior... dường như khá dửng dưng với Boxing Day. Khi được hỏi, một nhân viên của Louis Vuitton trả lời: “Giảm giá ư? Không, chúng tôi không sale-off."
Quả thực, trong cửa hàng của Louis Vuitton ở khu Village thuộc trung tâm thương mại Westfield không thấy treo biển “off”, hay “sale”. Tuy nhiên, không khí thì vẫn náo nhiệt với hàng dài người mua chờ đợi vào cửa. Phải chăng không giảm giá cũng là một chiêu thức kinh doanh của các đại gia “hàng hiệu”? Họ muốn khẳng định thương hiệu và chất lượng sản phẩm bằng quyết tâm giữ giá, cho dù “vật đổi, sao rời."
Những “tín đồ” mua sắm bình dân vẫn khó có thể "tấn công" vào những thương hiệu lớn khi giá cả chưa hạ cánh xuống mặt đất. Nhưng dù là bình dân hay hàng hiệu, thì nền kinh tế Anh cũng đang đón nhận tin vui sau “bão” Boxing Day./.
Lê Phương/London (Vietnam+)