Theo cựu quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và hiện là người đứng đầu bộ phận nghiên cứu chính sách tiền tệ toàn cầu tại công ty tư vấn Cornerstone Macron, Roberto Perli, “cầu chì có thể nổ” dẫn tới việc Hy Lạp rời khỏi Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) nhưng hệ quả của sự kiện đó đối với Mỹ sẽ ở mức vừa phải và không đủ để Fed chùn bước trong việc thực hiện lộ trình tăng lãi suất.
Các chỉ số chứng khoán quan trọng của Mỹ đã giảm hơn 1 điểm phần trăm trong ngày giao dịch 29/6.
Lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm và đồng USD tăng giá so với euro cho thấy xu hướng giới đầu tư đổ xô vào các chứng khoán Mỹ khi tình hình kinh tế bên ngoài khó khăn nhưng sẽ không tới mức có thể gây khó cho Fed.
Trong khi đó, ông Michael Cloherty, người đứng đầu bộ phận chiến lược lãi suất Mỹ tại RBC Capital Markets ở New York của ngân hàng Royal Bank of Canada, cho biết các sự kiện tại Hy Lạp không tác động mạnh tới Fed.
Hiện không có những dấu hiệu về nguy cơ khủng hoảng lớn và đó là lý do tại sao Fed vẫn trung thành với chính sách của cơ quan này.
Khủng hoảng nợ ở Hy Lạp là một câu chuyện dài tập mà hệ thống tài chính đã có thời gian để tự bảo vệ trước tình huống xấu nhất.
Khi nguy cơ Hy Lạp rời khởi Eurozone lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2010, "bóng ma" về một cuộc suy thoái kinh tế thế giới mới đã tái xuất do việc các ngân hàng trên khắp châu Âu và thế giới nắm giữ hàng tỷ USD trái phiếu có khả năng mất giá của Hy Lạp.
Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, các ngân hàng Mỹ chỉ đầu tư trực tiếp 12 tỷ USD vào Hy Lạp./.