Một chuyện đã từng được đề cập khá nhiều. Nhưng nó mới chỉ là sự bắt đầu, và tính thời sự sẽ còn được duy trì, thậm chí có thể được đẩy lên ở mức độ cao hơn. Đó là chuyện về giá trị chuyển nhượng của các cầu thủ.
Ai buôn cũng lãi
Cách nay chừng 3 tháng, Việt Thắng khi đàm phán sẽ về đầu quân cho đội bóng áo lính Thể Công được ước tính quy đổi lấy chừng 4 tỷ đồng cho 3 năm hợp đồng.
2 tuần sau, khi T&T Hà Nội nhảy vào cuộc, giá của Việt Thắng được đẩy lên mức 4,8 tỷ đồng. Và bây giờ là một con số khác, cao hơn rất nhiều, trở thành kỷ lục mới trên thị trường chuyển nhượng (chủ yếu là lót tay từ câu lạc bộ cho cầu thủ) của bóng đá Việt Nam.
Câu chuyện về Việt Thắng khá tương đồng với những diễn biến của một thị trường chứng khoán phát triển kiểu “bong bóng” của Việt Nam cách nay hơn 2 năm. Những quả bong bóng của bóng đá Việt Nam chưa có dấu hiệu vỡ. Nó tiếp tục phi mã. Tới mức, bất cứ ai mua cầu thủ cũng đều có thể kiếm lời, nếu họ bán cầu thủ đó đi tức thì.
Trung vệ Thanh Tùng từ Nam Định về Bình Dương với cái giá 800 triệu đồng/mùa, đã tiếc ngẩn người bởi chỉ sau đó có vài ngày, Hòa Phát Hà Nội sẵn sàng trả 1 tỷ/mùa nếu Tùng chưa ký với câu lạc bộ nào. Hoặc, giả dụ với Công Vinh, “cầu thủ 7 tỷ năm 2008,” giờ hẳn cũng phải cỡ chục tỉ, bởi Vinh trẻ hơn Thắng tới 5 tuổi.
Sự khan hiếm cầu thủ ở bóng đá Việt Nam vẫn chưa có sự thay đổi. Nó chỉ trở nên gay gắt hơn khi có nhiều câu lạc bộ giàu khát vọng hơn qua mỗi mùa giải, trong khi các lò đào tạo không kịp sản sinh ra những tài năng.
Cứ 2 năm một lần, khi U23 tập trung chuẩn bị cho SEA Games là người ta có thể đếm được số cầu thủ tiềm năng (trong đó gồm cả những tiềm năng không chịu lớn và những người có thể sẽ mai một). Chỉ có khoảng 4-5 tài năng đáng kể qua mỗi chu kỳ 2 năm cho một nền bóng đá. Đó không phải là con số lý tưởng.
Xu hướng và lệch hướng
Song, có một thực tế khác, rất nhiều cầu thủ đang phải lăn lộn để tìm câu lạc bộ. 8 cầu thủ Hòa Phát Hà Nội thải ra hầu hết là những người đang lo lắng cho số phận của họ. Hơn nửa tá cầu thủ mà Ximăng Hải Phòng đã phũ phàng hất ra đường cũng mới chỉ có Đặng Văn Thành tìm được bến đậu mới.
Trong số 8 cầu thủ của Nam Định hết hợp đồng, vẫn có người ở giữa sự ngập ngừng, có nên ở lại, khi đề nghị từ các đội bóng khác chưa hẳn là “trong mơ”.
Tức là bóng đá Việt Nam cũng nằm trong một xu thế chung của các nền bóng đá trên thế giới (đã phát triển hoặc chưa phát triển), chỉ thiếu những tài năng xuất chúng. Serie A hay Premiership cũng có một tình trạng là các câu lạc bộ săn tìm các tuyển thủ quốc gia và có quá nửa các câu lạc bộ không có tuyển thủ quốc gia bản địa đứng trong đội hình của mình.
Nhưng, phải nhìn nhận trong cán cân của bóng đá Việt Nam so với thế giới. Ở Leixoes SC (Bồ Đào Nha), khi so với cả đội hình gồm cả châu Âu, Nam Mỹ, châu Phi không có ai giá hơn 7 tỷ đồng như Vinh, nhưng “ngôi sao” của Việt Nam lại là cầu thủ học việc.
Việt Thắng giá 8 tỷ đồng, cũng đắt giá hơn rất nhiều những đồng đội đã từng tập với anh ở Porto B cách nay vài năm, nhưng nếu giờ trở lại Bồ Đào Nha, chưa biết những cầu thủ “giá rẻ” ấy hay Việt Thắng, ai sẽ phải dự bị cho ai!
Vậy, Việt Nam và Bồ Đào Nha, nền bóng đá nào không biết đánh giá đúng giá trị cầu thủ?
Ai buôn cũng lãi
Cách nay chừng 3 tháng, Việt Thắng khi đàm phán sẽ về đầu quân cho đội bóng áo lính Thể Công được ước tính quy đổi lấy chừng 4 tỷ đồng cho 3 năm hợp đồng.
2 tuần sau, khi T&T Hà Nội nhảy vào cuộc, giá của Việt Thắng được đẩy lên mức 4,8 tỷ đồng. Và bây giờ là một con số khác, cao hơn rất nhiều, trở thành kỷ lục mới trên thị trường chuyển nhượng (chủ yếu là lót tay từ câu lạc bộ cho cầu thủ) của bóng đá Việt Nam.
Câu chuyện về Việt Thắng khá tương đồng với những diễn biến của một thị trường chứng khoán phát triển kiểu “bong bóng” của Việt Nam cách nay hơn 2 năm. Những quả bong bóng của bóng đá Việt Nam chưa có dấu hiệu vỡ. Nó tiếp tục phi mã. Tới mức, bất cứ ai mua cầu thủ cũng đều có thể kiếm lời, nếu họ bán cầu thủ đó đi tức thì.
Trung vệ Thanh Tùng từ Nam Định về Bình Dương với cái giá 800 triệu đồng/mùa, đã tiếc ngẩn người bởi chỉ sau đó có vài ngày, Hòa Phát Hà Nội sẵn sàng trả 1 tỷ/mùa nếu Tùng chưa ký với câu lạc bộ nào. Hoặc, giả dụ với Công Vinh, “cầu thủ 7 tỷ năm 2008,” giờ hẳn cũng phải cỡ chục tỉ, bởi Vinh trẻ hơn Thắng tới 5 tuổi.
Sự khan hiếm cầu thủ ở bóng đá Việt Nam vẫn chưa có sự thay đổi. Nó chỉ trở nên gay gắt hơn khi có nhiều câu lạc bộ giàu khát vọng hơn qua mỗi mùa giải, trong khi các lò đào tạo không kịp sản sinh ra những tài năng.
Cứ 2 năm một lần, khi U23 tập trung chuẩn bị cho SEA Games là người ta có thể đếm được số cầu thủ tiềm năng (trong đó gồm cả những tiềm năng không chịu lớn và những người có thể sẽ mai một). Chỉ có khoảng 4-5 tài năng đáng kể qua mỗi chu kỳ 2 năm cho một nền bóng đá. Đó không phải là con số lý tưởng.
Xu hướng và lệch hướng
Song, có một thực tế khác, rất nhiều cầu thủ đang phải lăn lộn để tìm câu lạc bộ. 8 cầu thủ Hòa Phát Hà Nội thải ra hầu hết là những người đang lo lắng cho số phận của họ. Hơn nửa tá cầu thủ mà Ximăng Hải Phòng đã phũ phàng hất ra đường cũng mới chỉ có Đặng Văn Thành tìm được bến đậu mới.
Trong số 8 cầu thủ của Nam Định hết hợp đồng, vẫn có người ở giữa sự ngập ngừng, có nên ở lại, khi đề nghị từ các đội bóng khác chưa hẳn là “trong mơ”.
Tức là bóng đá Việt Nam cũng nằm trong một xu thế chung của các nền bóng đá trên thế giới (đã phát triển hoặc chưa phát triển), chỉ thiếu những tài năng xuất chúng. Serie A hay Premiership cũng có một tình trạng là các câu lạc bộ săn tìm các tuyển thủ quốc gia và có quá nửa các câu lạc bộ không có tuyển thủ quốc gia bản địa đứng trong đội hình của mình.
Nhưng, phải nhìn nhận trong cán cân của bóng đá Việt Nam so với thế giới. Ở Leixoes SC (Bồ Đào Nha), khi so với cả đội hình gồm cả châu Âu, Nam Mỹ, châu Phi không có ai giá hơn 7 tỷ đồng như Vinh, nhưng “ngôi sao” của Việt Nam lại là cầu thủ học việc.
Việt Thắng giá 8 tỷ đồng, cũng đắt giá hơn rất nhiều những đồng đội đã từng tập với anh ở Porto B cách nay vài năm, nhưng nếu giờ trở lại Bồ Đào Nha, chưa biết những cầu thủ “giá rẻ” ấy hay Việt Thắng, ai sẽ phải dự bị cho ai!
Vậy, Việt Nam và Bồ Đào Nha, nền bóng đá nào không biết đánh giá đúng giá trị cầu thủ?
(TT&VH/Vietnam+)