Sau thời gian tạm nghỉ hơn hai tháng, Champions League đã chính thức trở lại với những hình ảnh quen thuộc trên các phương tiện thông tin đại chúng với những trận cầu đáng xem hơn ở vòng 1/8.
Nhưng trước khi mùa giải kết thúc để có thể biết đội nào sẽ đứng lên bục vinh quang, người ta đã bắt đầu biết được mặt trái của tấm mề đay mà không đội bóng nào muốn có, đó là gánh nợ chồng chất và những khoản thâm hụt không thể bù đắp.
Ngay cả đương kim vô địch Barcelona cũng không hề là ngoại lệ. Barça thực ra cũng là một trong những con bệnh nặng của một nền kinh tế bóng đá châu Âu đang mất lái, bởi theo phơi bày của nhật báo Catalan "El Mundo Deportivo", câu lạc bộ này đang oằn mình với khoản nợ 363,7 triệu euro, đứng vào "diện đỉnh" của thế giới thể thao châu lục. Hoàn cảnh của đại kình địch Real Madrid, cũng như các gã nhà giàu Chelsea và Manchester City của Anh cũng chẳng khá khẩm hơn.
Cách đây gần một tháng, Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) đã công bố báo cáo chỉ ra rằng có tới 56% các câu lạc bộ bóng đá ở châu Âu vừa đá bóng vừa cầm đèn đỏ về tài chính, với khoản thụt két năm 2010 tổng cộng lên tới mức kỷ lục 1,64 tỷ euro, khiến cho khoản nợ ròng của tất cả các đội bóng châu Âu lên tới 6,9 tỷ euro.
UEFA cũng nhấn mạnh sự lệ thuộc giới tài phiệt của các câu lạc bộ châu Âu vẫn tiếp diễn, mà ví dụ điển hình là trường hợp của Chelsea và Man City, hai câu lạc bộ phụ thuộc vào các tỷ phú người Nga và người Arập. Trong bối cảnh "xuống cấp" này, UEFA cho rằng việc áp dụng điều khoản công bằng tài chính (fair-play financier) kể từ mùa bóng 2013-2014 theo đề xuất của Chủ tịch UEFA Michel Platini là rất cấp thiết.
Điều khoản trên quy định "một câu lạc bộ không được phép chi tiêu quá số tiền kiếm được" và nếu vi phạm, câu lạc bộ đó có thể bị loại khỏi các giải đấu hiện hành, vì vậy sẽ hạn chế được tình trạng "chúa chổm" trong bóng đá châu Âu hiện nay.
Mặc dù điều khoản giới hạn trên chưa có hiệu lực, nhưng đã có rất nhiều cổ động viên lo ngại cho tương lai các đội bóng của mình. Ví dụ như với trường hợp của Man City, thật khó tưởng tượng việc tỉ phú Arập, Sheikh Mansour, không ký séc giải cứu câu lạc bộ khi đội đứng đầu bảng Ngoại hạng Anh hiện nay bị thâm thủng kỷ lục 194,9 bảng (hơn 232 triệu euro) trong mùa bóng 2010-2011.
Nhờ túi tiền không đáy của ông chủ Arập, Man City đã vung 300 triệu euro tậu cầu thủ kể từ khi được tiếp quản cuối năm 2008 và thực ra câu lạc bộ này cũng ít nhiều giành được thành công trong quãng thời gian gần đây. Nếu không trang trải được gánh nợ trên, đối thủ kình địch mới của M.U sẽ đối mặt với nguy cơ "trở về máng lợn" sau năm 2013.
Tình trạng cạnh tranh nhờ tiền cũng mới diễn ra tại nước Pháp đầu năm 2011, khi câu lạc bộ Paris Saint–Germain được Quỹ đầu tư thể thao QSI của Qatar mua lại. Ở thời điểm Olympique Lyonnais và Olympique Marseille phải thắt chặt hầu bao, bán bớt cầu thủ hàng đầu để trang trải nợ nần, ông chủ mới của đội bóng thủ đô Paris đã không ngần ngại ký séc để xây dựng một câu lạc bộ có khả năng cạnh tranh ngang ngửa với các đại gia của lục địa già. Kết quả là PSG nâng gánh nợ trong 10 năm của mình lên tổng cộng 300 triệu euro, và tương tự một vài đại gia khác của làng bóng đá châu Âu, thành công thể thao của đội bóng nếu có cũng nhờ tiền chứ không phải do quản lý thương mại và kinh tế vững vàng.
Thực ra ông Nasser al-Khelaifi, chủ tịch mới của PSG, cũng có vẻ đã ý thức được các nguy cơ của việc vung tiền vô tội vạ mua sắm cầu thủ mà không tính toán đến các nguồn lực lâu dài của đội bóng. Vì thế ông đã chủ động xây dựng một cơ chế quản lý "trình độ cao", với việc mời cựu cầu thủ Brazil Leonardo làm giám đốc thể thao, mời huấn luyện viên kỳ cựu người Italy Carlo Ancelotti về dẫn dắt đội bóng và đặc biệt, mời Jean-Claude Blanc, một tay lão luyện của giới "kinh doanh thể thao" về làm tổng giám đốc.
Các ông chủ người Qatar cũng đang ấp ủ dự án xây dựng một sân vận động mới với sức chứa 60.000 chỗ ngồi để tăng nguồn thu cho câu lạc bộ. Thế nhưng trong thời gian cải tổ ngắn ngủi này, họ cũng đã chi 85 triệu euro cho mùa chuyển nhượng năm ngoái, thậm chí còn ra sức chèo kéo ngôi sao già nua David Beckham về đá cho câu lạc bộ với mức lương 800.000 euro/tháng. May cho PSG là phi vụ này bất thành.
Ở thời buổi khủng hoảng của đồng tiền chung châu Âu, bóng đá không thể sống bên ngoài cảnh nợ nần chung của các nước. Và các ông chủ dù giàu có đến mức độ nào cũng buộc phải lựa chọn giữa ăn xổi và đầu tư lâu dài./.
Nhưng trước khi mùa giải kết thúc để có thể biết đội nào sẽ đứng lên bục vinh quang, người ta đã bắt đầu biết được mặt trái của tấm mề đay mà không đội bóng nào muốn có, đó là gánh nợ chồng chất và những khoản thâm hụt không thể bù đắp.
Ngay cả đương kim vô địch Barcelona cũng không hề là ngoại lệ. Barça thực ra cũng là một trong những con bệnh nặng của một nền kinh tế bóng đá châu Âu đang mất lái, bởi theo phơi bày của nhật báo Catalan "El Mundo Deportivo", câu lạc bộ này đang oằn mình với khoản nợ 363,7 triệu euro, đứng vào "diện đỉnh" của thế giới thể thao châu lục. Hoàn cảnh của đại kình địch Real Madrid, cũng như các gã nhà giàu Chelsea và Manchester City của Anh cũng chẳng khá khẩm hơn.
Cách đây gần một tháng, Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) đã công bố báo cáo chỉ ra rằng có tới 56% các câu lạc bộ bóng đá ở châu Âu vừa đá bóng vừa cầm đèn đỏ về tài chính, với khoản thụt két năm 2010 tổng cộng lên tới mức kỷ lục 1,64 tỷ euro, khiến cho khoản nợ ròng của tất cả các đội bóng châu Âu lên tới 6,9 tỷ euro.
UEFA cũng nhấn mạnh sự lệ thuộc giới tài phiệt của các câu lạc bộ châu Âu vẫn tiếp diễn, mà ví dụ điển hình là trường hợp của Chelsea và Man City, hai câu lạc bộ phụ thuộc vào các tỷ phú người Nga và người Arập. Trong bối cảnh "xuống cấp" này, UEFA cho rằng việc áp dụng điều khoản công bằng tài chính (fair-play financier) kể từ mùa bóng 2013-2014 theo đề xuất của Chủ tịch UEFA Michel Platini là rất cấp thiết.
Điều khoản trên quy định "một câu lạc bộ không được phép chi tiêu quá số tiền kiếm được" và nếu vi phạm, câu lạc bộ đó có thể bị loại khỏi các giải đấu hiện hành, vì vậy sẽ hạn chế được tình trạng "chúa chổm" trong bóng đá châu Âu hiện nay.
Mặc dù điều khoản giới hạn trên chưa có hiệu lực, nhưng đã có rất nhiều cổ động viên lo ngại cho tương lai các đội bóng của mình. Ví dụ như với trường hợp của Man City, thật khó tưởng tượng việc tỉ phú Arập, Sheikh Mansour, không ký séc giải cứu câu lạc bộ khi đội đứng đầu bảng Ngoại hạng Anh hiện nay bị thâm thủng kỷ lục 194,9 bảng (hơn 232 triệu euro) trong mùa bóng 2010-2011.
Nhờ túi tiền không đáy của ông chủ Arập, Man City đã vung 300 triệu euro tậu cầu thủ kể từ khi được tiếp quản cuối năm 2008 và thực ra câu lạc bộ này cũng ít nhiều giành được thành công trong quãng thời gian gần đây. Nếu không trang trải được gánh nợ trên, đối thủ kình địch mới của M.U sẽ đối mặt với nguy cơ "trở về máng lợn" sau năm 2013.
Tình trạng cạnh tranh nhờ tiền cũng mới diễn ra tại nước Pháp đầu năm 2011, khi câu lạc bộ Paris Saint–Germain được Quỹ đầu tư thể thao QSI của Qatar mua lại. Ở thời điểm Olympique Lyonnais và Olympique Marseille phải thắt chặt hầu bao, bán bớt cầu thủ hàng đầu để trang trải nợ nần, ông chủ mới của đội bóng thủ đô Paris đã không ngần ngại ký séc để xây dựng một câu lạc bộ có khả năng cạnh tranh ngang ngửa với các đại gia của lục địa già. Kết quả là PSG nâng gánh nợ trong 10 năm của mình lên tổng cộng 300 triệu euro, và tương tự một vài đại gia khác của làng bóng đá châu Âu, thành công thể thao của đội bóng nếu có cũng nhờ tiền chứ không phải do quản lý thương mại và kinh tế vững vàng.
Thực ra ông Nasser al-Khelaifi, chủ tịch mới của PSG, cũng có vẻ đã ý thức được các nguy cơ của việc vung tiền vô tội vạ mua sắm cầu thủ mà không tính toán đến các nguồn lực lâu dài của đội bóng. Vì thế ông đã chủ động xây dựng một cơ chế quản lý "trình độ cao", với việc mời cựu cầu thủ Brazil Leonardo làm giám đốc thể thao, mời huấn luyện viên kỳ cựu người Italy Carlo Ancelotti về dẫn dắt đội bóng và đặc biệt, mời Jean-Claude Blanc, một tay lão luyện của giới "kinh doanh thể thao" về làm tổng giám đốc.
Các ông chủ người Qatar cũng đang ấp ủ dự án xây dựng một sân vận động mới với sức chứa 60.000 chỗ ngồi để tăng nguồn thu cho câu lạc bộ. Thế nhưng trong thời gian cải tổ ngắn ngủi này, họ cũng đã chi 85 triệu euro cho mùa chuyển nhượng năm ngoái, thậm chí còn ra sức chèo kéo ngôi sao già nua David Beckham về đá cho câu lạc bộ với mức lương 800.000 euro/tháng. May cho PSG là phi vụ này bất thành.
Ở thời buổi khủng hoảng của đồng tiền chung châu Âu, bóng đá không thể sống bên ngoài cảnh nợ nần chung của các nước. Và các ông chủ dù giàu có đến mức độ nào cũng buộc phải lựa chọn giữa ăn xổi và đầu tư lâu dài./.
Nguyễn Tuyên/Paris (Vietnam+)