Ngày 11/12, tại thủ đô Ashgabat của Turkmenistan, nước này cùng Afghanistan, Pakistan và Ấn Độ đã ký hai hiệp định liên quan đến dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Turkmenistan tới Afghanistan, Pakistan và Ấn Độ (TAPI) trị giá 7,6 tỷ USD.
Văn kiện thứ nhất là Hiệp định liên chính phủ khẳng định sự ủng hộ về chính trị của chính phủ các nước liên quan đối với dự án, do Tổng thống nước chủ nhà Gurbanguli Berdimuhamedov, Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai, Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari và Bộ trưởng dầu mỏ Ấn Độ Murli Deora thay mặt Thủ tướng Manmohan Singh, ký.
Văn kiện thứ hai là Hiệp định về trung chuyển khí đốt liên quan toàn bộ các vấn đề bảo đảm hoạt động trung chuyển khí đốt từ Turkmenistan tới ba nước đối tác mua khí đốt của nước này, do các bộ trưởng dầu mỏ của bốn nước ký.
Theo kế hoạch, dự án trên sẽ sớm được khởi công và có thể hoàn thành vào năm 2014. Đường ống dẫn khí đốt (TAPI) sẽ có chiều dài 1.680 km và công suất vận chuyển 90 triệu mét khối/ngày.
Phát biểu nhân dịp này, lãnh đạo bốn nước nói trên đã đánh giá cao tầm quan trọng của dự án TAPI trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, sự gắn kết và hoà bình trong khu vực, coi đây là “con đường tơ lụa mới” nối Trung Á và Nam Á./.
Văn kiện thứ nhất là Hiệp định liên chính phủ khẳng định sự ủng hộ về chính trị của chính phủ các nước liên quan đối với dự án, do Tổng thống nước chủ nhà Gurbanguli Berdimuhamedov, Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai, Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari và Bộ trưởng dầu mỏ Ấn Độ Murli Deora thay mặt Thủ tướng Manmohan Singh, ký.
Văn kiện thứ hai là Hiệp định về trung chuyển khí đốt liên quan toàn bộ các vấn đề bảo đảm hoạt động trung chuyển khí đốt từ Turkmenistan tới ba nước đối tác mua khí đốt của nước này, do các bộ trưởng dầu mỏ của bốn nước ký.
Theo kế hoạch, dự án trên sẽ sớm được khởi công và có thể hoàn thành vào năm 2014. Đường ống dẫn khí đốt (TAPI) sẽ có chiều dài 1.680 km và công suất vận chuyển 90 triệu mét khối/ngày.
Phát biểu nhân dịp này, lãnh đạo bốn nước nói trên đã đánh giá cao tầm quan trọng của dự án TAPI trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, sự gắn kết và hoà bình trong khu vực, coi đây là “con đường tơ lụa mới” nối Trung Á và Nam Á./.
(TTXVN/Vietnam+)