Tổng Thư ký UNCTAD Supachai Panitchpakdi nhấn mạnh, bốn lực cản có thể đẩy nền kinh tế toàn cầu trở lại suy thoái là nợ nần cao, mất cân bằng thặng dư, lương thực tế không tăng và sự bất ổn định của giá lương thực.
Ngày 17/9, tại hội nghị hàng năm của Ủy ban Thương mại và Phát triển thuộc Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), Tổng Thư ký UNCTAD Supachai Panitchpakdi nhấn mạnh, các lực cản trên có thể là nguyên nhân đẩy nền kinh tế toàn cầu trở lại suy thoái. Vì vậy, cần phải sớm khắc phục các trở ngại đó để thúc đẩy tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu ổn định và bền vững.
Trước khủng hoảng, Mỹ là thị trường tiêu thụ mạnh hàng xuất khẩu của các nước trên thế giới nhưng hiện nay, sau khủng hoảng, thị trường khổng lồ này đã mất và không có thị trường mới nào nổi lên. Các nước cần tự tăng cường nhu cầu nội địa để sự phục hồi kinh tế không quá phụ thuộc vào xuất khẩu.
Mặt khác, mặc dù năng suất lao động trong nhiều nền kinh tế đã tăng nhưng lương của người lao động thực sự đã không tăng trong nhiều năm qua. Vì vậy, cần tăng lương để kích thích nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Ông Supachai Panitchpakdi cảnh báo các nước đang phát triển thiếu đầu tư vào nông nghiệp, khiến các nước này dễ bị tổn thương khi giá lương thực không ổn định và nguy cơ tái diễn khủng hoảng lương thực.
Chủ tịch Ủy ban Thương mại và Phát triển Luis Manuel Piantini nhận định, trước tình hình kinh tế toàn cầu khó khăn và phức tạp hiện nay, cộng đồng quốc tế cần đoàn kết và hỗ trợ các nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là các nền kinh tế dễ bị tổn thương nếu nền kinh tế toàn cầu có nguy cơ suy thoái kép./.
Ngày 17/9, tại hội nghị hàng năm của Ủy ban Thương mại và Phát triển thuộc Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), Tổng Thư ký UNCTAD Supachai Panitchpakdi nhấn mạnh, các lực cản trên có thể là nguyên nhân đẩy nền kinh tế toàn cầu trở lại suy thoái. Vì vậy, cần phải sớm khắc phục các trở ngại đó để thúc đẩy tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu ổn định và bền vững.
Trước khủng hoảng, Mỹ là thị trường tiêu thụ mạnh hàng xuất khẩu của các nước trên thế giới nhưng hiện nay, sau khủng hoảng, thị trường khổng lồ này đã mất và không có thị trường mới nào nổi lên. Các nước cần tự tăng cường nhu cầu nội địa để sự phục hồi kinh tế không quá phụ thuộc vào xuất khẩu.
Mặt khác, mặc dù năng suất lao động trong nhiều nền kinh tế đã tăng nhưng lương của người lao động thực sự đã không tăng trong nhiều năm qua. Vì vậy, cần tăng lương để kích thích nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Ông Supachai Panitchpakdi cảnh báo các nước đang phát triển thiếu đầu tư vào nông nghiệp, khiến các nước này dễ bị tổn thương khi giá lương thực không ổn định và nguy cơ tái diễn khủng hoảng lương thực.
Chủ tịch Ủy ban Thương mại và Phát triển Luis Manuel Piantini nhận định, trước tình hình kinh tế toàn cầu khó khăn và phức tạp hiện nay, cộng đồng quốc tế cần đoàn kết và hỗ trợ các nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là các nền kinh tế dễ bị tổn thương nếu nền kinh tế toàn cầu có nguy cơ suy thoái kép./.
(TTXVN/Vietnam+)