Theo Cục đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tháng 7/2013, tổng vốn đầu tư trực triếp nước ngoài (FDI) cấp mới là 11,9 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2012 đồng thời giải ngân được 6,65 tỷ USD, tăng tương ứng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cục đầu tư nước ngoài cho biết, trong tháng Bảy đã có 4 dự án trị giá tỷ USD được cấp giấy phép là Dự án Công ty trách nhiệm hữu hạn Lọc hóa dầu Nghi Sơn điều chỉnh tăng vốn đầu tư 2,8 tỷ USD; Dự án Công ty trách nhiệm hữu hạn Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên đầu tư 2 tỷ USD; Dự án Công ty ty trách nhiệm hữu hạn Bus Industrial Center đầu tư 1 tỷ USD và Dự án Công ty ty trách nhiệm hữu hạn Samsung Electronics Việt Nam tại Bắc Ninh điều chỉnh tăng vốn 1 tỷ USD.
Như vậy, theo các báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài tính đến ngày 20/7, cả nước đã có 677 dự án mới được cấp giấy phép chứng nhận đầu tư với với tổng vốn đăng ký xấp xỉ 7 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ và 266 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm gần 5 tỷ USD, tăng 36,2% so với cùng kỳ năm trước.
Đại diện Cục đầu tư nước ngoài cho biết, hoạt động xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) trong 7 tháng dự kiến đạt 48,2 tỷ USD và tăng 22% so với cùng kỳ, đồng thời chiếm 66,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2013, khối ngoại đã xuất siêu 6,9 tỷ USD, trong khi cả nước nhập siêu 733 triệu USD.
Đáng chú ý, lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo tiếp tục thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài và trong 7 tháng qua, đã có 315 dự án đầu tư đăng ký mới. Trong đó, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là hơn 10 tỷ USD, chiếm tới 87,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Hiện Nhật Bản vẫn là đối tác đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,1 tỷ USD, chiếm 34,4% tổng vốn đầu tư đăng ký tại Việt Nam. Đứng kế tiếp là Singapore và Liên bang Nga với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm tương ứng 3,7 tỷ USD và 1 tỷ USD, chiếm 8,5%./.
Cục đầu tư nước ngoài cho biết, trong tháng Bảy đã có 4 dự án trị giá tỷ USD được cấp giấy phép là Dự án Công ty trách nhiệm hữu hạn Lọc hóa dầu Nghi Sơn điều chỉnh tăng vốn đầu tư 2,8 tỷ USD; Dự án Công ty trách nhiệm hữu hạn Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên đầu tư 2 tỷ USD; Dự án Công ty ty trách nhiệm hữu hạn Bus Industrial Center đầu tư 1 tỷ USD và Dự án Công ty ty trách nhiệm hữu hạn Samsung Electronics Việt Nam tại Bắc Ninh điều chỉnh tăng vốn 1 tỷ USD.
Như vậy, theo các báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài tính đến ngày 20/7, cả nước đã có 677 dự án mới được cấp giấy phép chứng nhận đầu tư với với tổng vốn đăng ký xấp xỉ 7 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ và 266 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm gần 5 tỷ USD, tăng 36,2% so với cùng kỳ năm trước.
Đại diện Cục đầu tư nước ngoài cho biết, hoạt động xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) trong 7 tháng dự kiến đạt 48,2 tỷ USD và tăng 22% so với cùng kỳ, đồng thời chiếm 66,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2013, khối ngoại đã xuất siêu 6,9 tỷ USD, trong khi cả nước nhập siêu 733 triệu USD.
Đáng chú ý, lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo tiếp tục thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài và trong 7 tháng qua, đã có 315 dự án đầu tư đăng ký mới. Trong đó, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là hơn 10 tỷ USD, chiếm tới 87,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Hiện Nhật Bản vẫn là đối tác đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,1 tỷ USD, chiếm 34,4% tổng vốn đầu tư đăng ký tại Việt Nam. Đứng kế tiếp là Singapore và Liên bang Nga với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm tương ứng 3,7 tỷ USD và 1 tỷ USD, chiếm 8,5%./.
Linh Chi (Vietnam+)