Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) ngày 22/1 đã bước vào giai đoạn mới nới lỏng tiền tệ, đặt mục tiêu lạm phát 2% dưới sức ép của Thủ tướng Shinzo Abe, người đã yêu cầu BOJ hành động nhiều hơn nữa để vượt qua tình trạng giảm phát kinh niên và đồng yen tăng giá.
Trong tuyên bố chung với chính phủ được công bố sau cuộc họp ban chính sách, BOJ đã cam kết “theo đuổi chính sách nới lỏng tiền tệ và nhắm tới đạt được mục tiêu lạm phát vào thời gian sớm nhất có thể,” cho biết sẽ thực hiện nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ hơn.
Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản đã cam kết thúc đẩy các chiến lược tăng trưởng thông qua cải cách pháp luật và nỗ lực khắc phục tình hình tài chính bấp bênh, bị coi là tồi tệ nhất trong số các nước đang phát triển, để ngăn chặn lãi suất dài hạn tăng.
Tuyên bố trên cho biết chính phủ Nhật Bản “sẽ kiên quyết thúc đẩy các biện pháp nhằm thành lập môt cơ cấu tài chính bền vững với quan điểm đảm bảo sự tin cậy của khả năng điều hành tài chính” của chính phủ.
Để bơm thêm tiền vào thị trường tài chính, BOJ đã quyết định chấp nhận các biện pháp nới lỏng “mở không có hồi kết” giống các biện pháp của Cục dự trữ liên bang Mỹ, như mua trái phiếu chính phủ và các tài sản tài chính tương đối an toàn khác từ các tổ chức tài chính mà không đặt ra thời hạn chót.
Thống đốc BOJ Masaaki Shirakawa, Bộ trưởng Tài chính Taro Aso và Bộ trưởng phụ trách chính sách kinh tế, tài chính Akira Amari sẽ có cuộc gặp trong ngày 22/1. Ông Amari đã dự cuộc họp ban chính sách BOJ từ ngày 21/1 cùng với một thứ trưởng tài chính. Hai đại diện này của chính phủ Nhật Bản không có quyền bỏ phiếu, nhưng họ có thể đưa ra các đề nghị và ý kiến tại cuộc họp.
Đây là lần đầu tiên trong 9 năm qua BOJ đã hành động để các điều kiện tài chính trở nên phù hợp hơn trong 2 cuộc họp chính sách liên tiếp. Tháng 12/2012, BOJ đã mở rộng chương trình mua tài sản thêm 10.000 tỷ yen, lên 101.000 tỷ yen.
Tuyên bố chung đã quy định trách nhiệm của BOJ phải thường xuyên giải thích sự tiến triển nhằm đạt được mục tiêu lạm phát 2% tại các cuộc họp của Hội đồng chính sách kinh tế và tài chính, một ban chính sách chủ chốt của chính phủ mà thống đốc ngân hàng là một thành viên.
Sức ép buộc BOJ có thêm hành động đang gia tăng trong khi nền kinh tế Nhật Bản sụt giảm quý thứ hai liên tiếp trong 3 tháng tính đến tháng Chín, giảm 3,5% cả năm, cho thấy nền kinh tế Nhật Bản đã bước vào suy thoái nhẹ. Trong bối cảnh nhu cầu giảm cả ở trong nước và nước ngoài.
Trong tuyên bố của mình, BOJ cũng đã kêu gọi chính phủ “thực hiện chắc chắn các biện pháp được nêu cụ thể trong tuyên bố chung, như tiến hành cải cách pháp luật và cơ chế, ngoài ra cần thúc đẩy mạnh mẽ các biện pháp nhằm thành lập một cơ cấu tài chính bền vững./.
Trong tuyên bố chung với chính phủ được công bố sau cuộc họp ban chính sách, BOJ đã cam kết “theo đuổi chính sách nới lỏng tiền tệ và nhắm tới đạt được mục tiêu lạm phát vào thời gian sớm nhất có thể,” cho biết sẽ thực hiện nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ hơn.
Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản đã cam kết thúc đẩy các chiến lược tăng trưởng thông qua cải cách pháp luật và nỗ lực khắc phục tình hình tài chính bấp bênh, bị coi là tồi tệ nhất trong số các nước đang phát triển, để ngăn chặn lãi suất dài hạn tăng.
Tuyên bố trên cho biết chính phủ Nhật Bản “sẽ kiên quyết thúc đẩy các biện pháp nhằm thành lập môt cơ cấu tài chính bền vững với quan điểm đảm bảo sự tin cậy của khả năng điều hành tài chính” của chính phủ.
Để bơm thêm tiền vào thị trường tài chính, BOJ đã quyết định chấp nhận các biện pháp nới lỏng “mở không có hồi kết” giống các biện pháp của Cục dự trữ liên bang Mỹ, như mua trái phiếu chính phủ và các tài sản tài chính tương đối an toàn khác từ các tổ chức tài chính mà không đặt ra thời hạn chót.
Thống đốc BOJ Masaaki Shirakawa, Bộ trưởng Tài chính Taro Aso và Bộ trưởng phụ trách chính sách kinh tế, tài chính Akira Amari sẽ có cuộc gặp trong ngày 22/1. Ông Amari đã dự cuộc họp ban chính sách BOJ từ ngày 21/1 cùng với một thứ trưởng tài chính. Hai đại diện này của chính phủ Nhật Bản không có quyền bỏ phiếu, nhưng họ có thể đưa ra các đề nghị và ý kiến tại cuộc họp.
Đây là lần đầu tiên trong 9 năm qua BOJ đã hành động để các điều kiện tài chính trở nên phù hợp hơn trong 2 cuộc họp chính sách liên tiếp. Tháng 12/2012, BOJ đã mở rộng chương trình mua tài sản thêm 10.000 tỷ yen, lên 101.000 tỷ yen.
Tuyên bố chung đã quy định trách nhiệm của BOJ phải thường xuyên giải thích sự tiến triển nhằm đạt được mục tiêu lạm phát 2% tại các cuộc họp của Hội đồng chính sách kinh tế và tài chính, một ban chính sách chủ chốt của chính phủ mà thống đốc ngân hàng là một thành viên.
Sức ép buộc BOJ có thêm hành động đang gia tăng trong khi nền kinh tế Nhật Bản sụt giảm quý thứ hai liên tiếp trong 3 tháng tính đến tháng Chín, giảm 3,5% cả năm, cho thấy nền kinh tế Nhật Bản đã bước vào suy thoái nhẹ. Trong bối cảnh nhu cầu giảm cả ở trong nước và nước ngoài.
Trong tuyên bố của mình, BOJ cũng đã kêu gọi chính phủ “thực hiện chắc chắn các biện pháp được nêu cụ thể trong tuyên bố chung, như tiến hành cải cách pháp luật và cơ chế, ngoài ra cần thúc đẩy mạnh mẽ các biện pháp nhằm thành lập một cơ cấu tài chính bền vững./.
Minh Sơn/Tokyo (Vietnam+)