Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) ngày 17/3 đã bơm thêm 5.000 tỷ yen (63 tỷ USD) vào thị trường tiền tệ để bảo vệ hệ thống ngân hàng của nước này trước tác động tiêu cực của trận động đất xảy ra ngày 11/3.
Chiến dịch bơm tiền khẩn cấp ra thị trường của BoJ đã bước sang ngày thứ tư, trong bối cảnh BoJ cố gắng trợ giúp các ngân hàng và các thể chế tài chính tại các khu vực bị ảnh hưởng trận động đất tăng lượng tiền cần thiết cho thị trường, nơi mà các thể chế này có thể cho nhau vay các khoản tín dụng ngắn hạn.
Ưu tiên của BoJ là đảm bảo cho các thể chế tài chính ở các khu vực bị động đất và sóng thần tàn phá không cạn kiệt tiền mặt. Như vậy kể từ khi xảy ra "ngày thứ Sáu" đen tối, BoJ đã bơm tới 33.000 tỷ yen vào hệ thống tài chính nhằm bình ổn thị trường tiền tệ trong ngắn hạn.
Trong một diễn biến khác, thị trường chứng khoán Nhật Bản đã giảm hơn 3% trong phiên mở cửa ngày 17/3 trong bối cảnh đồng yen đã tăng giá cao kỷ lục so với đồng USD kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai và nước này đang phải gồng mình để tránh một thảm họa hạt nhân.
Đồng yen tăng lên 76,52 yên/USD, mà một trong những nguyên nhân theo các nhà phân tích là do các công ty Nhật Bản đẩy mạnh chuyển tiền về nước để giúp tái thiết đất nước.
Trong khi đó, các quan chức Nhật Bản cho rằng hoạt động đầu cơ, chứ không phải là dòng tiền đổ về Nhật Bản là tác nhân chính đẩy đồng yên tăng giá nhanh, nhân tố càng gia tăng sức ép lên nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vừa bị động đất tàn phá.
Các bộ trưởng tài chính G-7 cũng nhóm họp trong ngày 17/3 để thảo luận biện pháp bình ổn thị trường tài chính thế giới sau khi trận động đất kèm sóng thần và gây ra nguy cơ rò rỉ phóng xạ tại Nhật Bản đã "kéo" hàng trăm tỷ USD khỏi các thị trường chứng khoán toàn cầu./.
Chiến dịch bơm tiền khẩn cấp ra thị trường của BoJ đã bước sang ngày thứ tư, trong bối cảnh BoJ cố gắng trợ giúp các ngân hàng và các thể chế tài chính tại các khu vực bị ảnh hưởng trận động đất tăng lượng tiền cần thiết cho thị trường, nơi mà các thể chế này có thể cho nhau vay các khoản tín dụng ngắn hạn.
Ưu tiên của BoJ là đảm bảo cho các thể chế tài chính ở các khu vực bị động đất và sóng thần tàn phá không cạn kiệt tiền mặt. Như vậy kể từ khi xảy ra "ngày thứ Sáu" đen tối, BoJ đã bơm tới 33.000 tỷ yen vào hệ thống tài chính nhằm bình ổn thị trường tiền tệ trong ngắn hạn.
Trong một diễn biến khác, thị trường chứng khoán Nhật Bản đã giảm hơn 3% trong phiên mở cửa ngày 17/3 trong bối cảnh đồng yen đã tăng giá cao kỷ lục so với đồng USD kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai và nước này đang phải gồng mình để tránh một thảm họa hạt nhân.
Đồng yen tăng lên 76,52 yên/USD, mà một trong những nguyên nhân theo các nhà phân tích là do các công ty Nhật Bản đẩy mạnh chuyển tiền về nước để giúp tái thiết đất nước.
Trong khi đó, các quan chức Nhật Bản cho rằng hoạt động đầu cơ, chứ không phải là dòng tiền đổ về Nhật Bản là tác nhân chính đẩy đồng yên tăng giá nhanh, nhân tố càng gia tăng sức ép lên nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vừa bị động đất tàn phá.
Các bộ trưởng tài chính G-7 cũng nhóm họp trong ngày 17/3 để thảo luận biện pháp bình ổn thị trường tài chính thế giới sau khi trận động đất kèm sóng thần và gây ra nguy cơ rò rỉ phóng xạ tại Nhật Bản đã "kéo" hàng trăm tỷ USD khỏi các thị trường chứng khoán toàn cầu./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)