Ngày 22/11, tại Vĩnh Phúc, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với Hội nhà báo các tỉnh, thành phố, các Liên chi hội nhà báo trực thuộc Trung ương Hội nhà báo Việt Nam và lãnh đạo các cơ quan báo chí, tổ chức Hội thảo "Nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí."
Tại hội thảo, các đại biểu đã nêu bật những khó khăn, thuận lợi trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho đội ngũ những người làm báo nói chung, đồng thời nêu một số kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng báo chí của một số nước có nền báo chí phát triển và kinh nghiệm các cơ quan báo chí trong nước để qua đây các đại biểu tham khảo, chọn lọc những cách làm hay.
Nhiều ý kiến cho rằng việc nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động bồi dưỡng báo chí là rất cần thiết, giúp đội ngũ phóng viên, biên tập viên... cập nhập được các kiến thức kịp thời để làm tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, đúng định hướng, đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước. Mặt khác, nắm bắt được xu hướng phát triển của báo chí, đào tạo quản lý báo chí ở mỗi thời kỳ.
Thông qua bồi dưỡng nghiệp vụ, người làm báo sẽ nhạy bén, chủ động và đa năng hơn, chuyên nghiệp hơn, khắc phục những "ngây thơ," "mơ hồ" trước thời đại công nghệ thông tin, cũng như truyền thông đa phương tiện phát triển vượt bậc như hiện nay.
Nhiều đại biểu đề nghị Hội Nhà báo Việt Nam cần có quy định cụ thể về quyền lợi và trách nhiệm của nhà báo trong công tác đào tạo, bồi dưỡng để mỗi nhà báo ở Việt Nam mỗi năm có thể được tham gia ít nhất một khóa hoặc một hội thảo về nghiệp vụ. Làm tốt công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và thông báo rộng rãi để tất cả các nhà báo biết và tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, coi đó là quyền lợi chính đáng của họ.
Song Hội cũng cần thiết chặt công tác quản lý lớp học, không để tình trạng buổi đầu khai mạc lớp học thì đông đủ học viên, những buổi sau thì bỏ học để giải quyết các công việc chuyên môn, việc riêng gia đình. Cần phối hợp với các Trung tâm đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, các trường và khoa đào tạo về báo chí, tập hợp các đội ngũ giảng viên giỏi nghề, giàu kinh nghiệm thực tế, có năng khiếu cũng như khả năng truyền đạt kiến thức để tổ chức các lớp bồi dưỡng đem lại hiệu quả cao.
Trong tương lai, Hội sẽ xây dựng một đội ngũ giảng viên mạnh toàn diện, đồng thời huy động các nguồn lực cần thiết và đầu tư xứng đáng để làm tốt công tác đào tạo lại công tác bồi dưỡng nghiệp vụ nêu trên. Không phải ai làm báo chí cũng đã được học qua trường lớp về đào tạo báo chí, mỗi cơ quan báo chí còn có những đặc thù riêng, do đó bên cạnh công tác bồi dưỡng nghiệp vụ thì cần coi trọng đến công tác đào tạo để người làm báo có các kỹ năng cơ bản, hiểu và phân biệt được các thể loại báo chí, loại hình báo chí.
Do vậy, trong xây dựng kế hoạch, mỗi cơ quan báo chí, Hội nhà báo cần lưu ý đến phân loại đối tượng để cho đi đào tạo hoặc bồi dưỡng cho phù hợp, sát với nhu cầu thực tế... Đây là các vấn đề cũng được nhiều đại biểu đề cập trong Hội thảo../
Tại hội thảo, các đại biểu đã nêu bật những khó khăn, thuận lợi trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho đội ngũ những người làm báo nói chung, đồng thời nêu một số kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng báo chí của một số nước có nền báo chí phát triển và kinh nghiệm các cơ quan báo chí trong nước để qua đây các đại biểu tham khảo, chọn lọc những cách làm hay.
Nhiều ý kiến cho rằng việc nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động bồi dưỡng báo chí là rất cần thiết, giúp đội ngũ phóng viên, biên tập viên... cập nhập được các kiến thức kịp thời để làm tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, đúng định hướng, đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước. Mặt khác, nắm bắt được xu hướng phát triển của báo chí, đào tạo quản lý báo chí ở mỗi thời kỳ.
Thông qua bồi dưỡng nghiệp vụ, người làm báo sẽ nhạy bén, chủ động và đa năng hơn, chuyên nghiệp hơn, khắc phục những "ngây thơ," "mơ hồ" trước thời đại công nghệ thông tin, cũng như truyền thông đa phương tiện phát triển vượt bậc như hiện nay.
Nhiều đại biểu đề nghị Hội Nhà báo Việt Nam cần có quy định cụ thể về quyền lợi và trách nhiệm của nhà báo trong công tác đào tạo, bồi dưỡng để mỗi nhà báo ở Việt Nam mỗi năm có thể được tham gia ít nhất một khóa hoặc một hội thảo về nghiệp vụ. Làm tốt công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và thông báo rộng rãi để tất cả các nhà báo biết và tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, coi đó là quyền lợi chính đáng của họ.
Song Hội cũng cần thiết chặt công tác quản lý lớp học, không để tình trạng buổi đầu khai mạc lớp học thì đông đủ học viên, những buổi sau thì bỏ học để giải quyết các công việc chuyên môn, việc riêng gia đình. Cần phối hợp với các Trung tâm đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, các trường và khoa đào tạo về báo chí, tập hợp các đội ngũ giảng viên giỏi nghề, giàu kinh nghiệm thực tế, có năng khiếu cũng như khả năng truyền đạt kiến thức để tổ chức các lớp bồi dưỡng đem lại hiệu quả cao.
Trong tương lai, Hội sẽ xây dựng một đội ngũ giảng viên mạnh toàn diện, đồng thời huy động các nguồn lực cần thiết và đầu tư xứng đáng để làm tốt công tác đào tạo lại công tác bồi dưỡng nghiệp vụ nêu trên. Không phải ai làm báo chí cũng đã được học qua trường lớp về đào tạo báo chí, mỗi cơ quan báo chí còn có những đặc thù riêng, do đó bên cạnh công tác bồi dưỡng nghiệp vụ thì cần coi trọng đến công tác đào tạo để người làm báo có các kỹ năng cơ bản, hiểu và phân biệt được các thể loại báo chí, loại hình báo chí.
Do vậy, trong xây dựng kế hoạch, mỗi cơ quan báo chí, Hội nhà báo cần lưu ý đến phân loại đối tượng để cho đi đào tạo hoặc bồi dưỡng cho phù hợp, sát với nhu cầu thực tế... Đây là các vấn đề cũng được nhiều đại biểu đề cập trong Hội thảo../
Nguyễn Trọng Lịch (TTXVN/Vietnam+)