Tập đoàn Boeing ngày 4/1 thông báo sẽ đóng cửa nhà máy chế tạo ở thành phố Wichita, bang Kansas vào cuối năm sau.
Nhà máy ở bang miền Trung nước Mỹ này là trung tâm lắp ráp các loại máy bay B-52, máy bay tiếp dầu 767, với khoảng 2.160 nhân công.
Sau khi đóng cửa nhà máy Wichita, việc lắp ráp máy bay tiếp dầu KC-46 sẽ được thực hiện ở Puget Sound, bang Washington, nhưng linh kiện cho loại máy bay này sẽ vẫn được chế tạo ở bang Kansas.
Phó Chủ tịch Tập đoàn Boeing, ông Mark Bass cho biết quyết định đóng cửa nhà máy Wichita là khó khăn và dựa trên đánh giá của tập đoàn về thị trường hiện tại cũng như tương lai.
Thông báo của Boeing được đưa ra chưa đầy một năm sau khi tập đoàn này đánh bại đối thủ EADS - Airbus, tập đoàn chế tạo máy bay châu Âu, để giành được hợp đồng trị giá hơn 30 tỷ USD cung cấp 179 máy bay tiếp nhiên liệu cho Không quân Mỹ. Boeing đã từng khẳng định hợp đồng này sẽ giúp tạo ra khoảng 7.500 việc làm ở bang Kansas.
Quyết định của Boeing đã vấp phải phản ứng tức giận từ các chính trị gia bang Kansas, những người đã tích cực vận động cho Boeing để giành được hợp đồng cung cấp máy bay tiếp nhiêu liệu cho Không quân Mỹ.
Hạ nghị sỹ Mike Pompeo đại diện cho bang Kansas tuyên bố ông sẽ tiến hành điều tra xem Boeing có lừa dối các nghị sỹ, Không quân Mỹ và các quan chức khác khi thuyết phục họ ủng hộ hợp đồng của Boeing. Thống đốc bang Kansas, Thượng nghị sỹ Sam Brownback cũng bày tỏ phản ứng tương tự và mô tả quyết định của Boeing là "rất thất vọng."
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Doanh nghiệp của Đại học Wichita, ông Jeremy Hill nhận định việc đóng cửa nhà máy của Boeing sẽ gây thất thoát cho nền kinh tế Wichita 1,5 tỷ USD trong thập kỷ tới.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Wichita là 7,2%, thấp hơn mức trung bình 8,6% của cả nước Mỹ. Việc Boeing đóng cửa nhà máy Wichita sẽ khiến tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực này tăng thêm 0,7%./.
Nhà máy ở bang miền Trung nước Mỹ này là trung tâm lắp ráp các loại máy bay B-52, máy bay tiếp dầu 767, với khoảng 2.160 nhân công.
Sau khi đóng cửa nhà máy Wichita, việc lắp ráp máy bay tiếp dầu KC-46 sẽ được thực hiện ở Puget Sound, bang Washington, nhưng linh kiện cho loại máy bay này sẽ vẫn được chế tạo ở bang Kansas.
Phó Chủ tịch Tập đoàn Boeing, ông Mark Bass cho biết quyết định đóng cửa nhà máy Wichita là khó khăn và dựa trên đánh giá của tập đoàn về thị trường hiện tại cũng như tương lai.
Thông báo của Boeing được đưa ra chưa đầy một năm sau khi tập đoàn này đánh bại đối thủ EADS - Airbus, tập đoàn chế tạo máy bay châu Âu, để giành được hợp đồng trị giá hơn 30 tỷ USD cung cấp 179 máy bay tiếp nhiên liệu cho Không quân Mỹ. Boeing đã từng khẳng định hợp đồng này sẽ giúp tạo ra khoảng 7.500 việc làm ở bang Kansas.
Quyết định của Boeing đã vấp phải phản ứng tức giận từ các chính trị gia bang Kansas, những người đã tích cực vận động cho Boeing để giành được hợp đồng cung cấp máy bay tiếp nhiêu liệu cho Không quân Mỹ.
Hạ nghị sỹ Mike Pompeo đại diện cho bang Kansas tuyên bố ông sẽ tiến hành điều tra xem Boeing có lừa dối các nghị sỹ, Không quân Mỹ và các quan chức khác khi thuyết phục họ ủng hộ hợp đồng của Boeing. Thống đốc bang Kansas, Thượng nghị sỹ Sam Brownback cũng bày tỏ phản ứng tương tự và mô tả quyết định của Boeing là "rất thất vọng."
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Doanh nghiệp của Đại học Wichita, ông Jeremy Hill nhận định việc đóng cửa nhà máy của Boeing sẽ gây thất thoát cho nền kinh tế Wichita 1,5 tỷ USD trong thập kỷ tới.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Wichita là 7,2%, thấp hơn mức trung bình 8,6% của cả nước Mỹ. Việc Boeing đóng cửa nhà máy Wichita sẽ khiến tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực này tăng thêm 0,7%./.
(TTXVN/Vietnam+)