Boeing sẽ tìm cách thu về nhiều hợp đồng nhằm cạnh tranh với đối thủ Airbus trong hội chợ hàng không Farnborough diễn ra tại Anh trong tuần này. “Giới phân tích đều đồng tình rằng đây sẽ là màn trình diễn của Boeing" – nhà phân tích Christophe Menard tại tập đoàn tài chính Kepler Capital Markets nhận xét.
Tập đoàn khổng lồ Boeing đang có khả năng qua mặt Airbus trên thị trường máy bay có lối đi ở giữa, tiết kiệm nhiên liệu, thông qua việc quảng bá mẫu máy bay 737 MAX chống lại các mẫu máy bay A320neo tiết kiệm nhiên liệu hơn của Airbus.
"Boeing chắc chắn sẽ thông báo việc bán nhiều máy bay hơn chúng tôi ở Farnborough, nhưng tôi sẽ kêu gọi mọi người không chỉ nhìn vào đơn đặt hàng của năm nay” – giám đốc phụ trách thương mại của Airbus John Leahy tuyên bố hồi tuần trước, khi tập đoàn công bố kế hoạch xây dựng nhà máy lắp ráp đầu tiên ở Mỹ nhằm đối phó với sức ép tăng lên từ Boeing - "Hãy nhìn vào hai năm 2011 và 2012, chúng tôi sẽ vượt mặt Boeing về doanh số trong hai năm này. Chúng tôi cũng sẽ vượt mặt Boeing trong cuộc cạnh tranh giữa mẫu neo và mẫu Max trong hai năm trên.”
Boeing 737 MAX là phiên bản nâng cấp tiết kiệm nhiên liệu hơn của Boeing 737, mẫu máy bay thương mại bán chạy nhất thế giới. Chiếc 737 MAX đầu tiên sẽ được bàn giao trong năm 2017, như câu trả lời với mẫu A320neo của Airbus.
Airbus nói rằng A320neo, dự kiến đi vào phục vụ cuối năm 2015, sẽ sử dụng ít hơn 15% nhiên liệu so với mẫu A320 hiện nay, vốn được đánh giá cao về khả năng hoạt động. "Khu vực đấu trường của các máy bay hoạt động trên khoảng cách ngắn sẽ rất thú vị, vì Boeing sẽ tiết lộ thêm thông tin về kế hoạch của họ cho gia đình 737 MAX" – chuyên gia phân tích hàng không độc lập John Strickland nói – “Nhưng trên phương diện nào đó, Boeing vẫn đang tụt lại phía sau bởi việc Airbus đã công bố mẫu neo và nhận được các đơn đặt hàng ấn tượng trong triển lãm hàng không Paris 2011.
Strickland nói với AFP, dù là ở thị trường máy bay hoạt động ở cự ly dài hay cự ly ngắn, “trong bầu không khí suy thoái kinh tế và giá nhiên liệu vẫn rất cao, các hãng hàng không sẽ chú trọng vào việc mua sắm những chiếc máy bay tiết kiệm nhiên liệu. Vì thế chiếc máy bay nào thỏa mãn tiêu chí này sẽ nắm chìa khóa chiến thắng.”
Trước hội chợ Farnborough, hãng hàng không giá rẻ Virgin của Australia đã đặt mua 23 chiếc 737 MAX8 để thay thế những chiếc 737-700 đã cũ của họ. Airbus cũng có chút tin vui trước hội chợ, khi tuyên bố mở nhà máy lắp ráp tại Mỹ, quê nhà của Boeing. Hành động này sẽ dẫn tới việc công ty cho ra đời chiếc máy bay đầu tiên sản xuất tại Mỹ vào năm 2016.
Nhà máy lắp ráp mới trị giá 600 triệu USD sẽ được xây dựng ở thành phố Mobile, Alabama, bên vịnh Mexico, sẽ sản xuất các máy bay chở khách A320.
Airbus ước tính Mỹ sẽ cần 4.600 chiếc máy bay có một lối đi ở giữa trong 20 năm tới. Boeing đã nâng cao mức dự báo nhu cầu sử dụng máy bay toàn cầu trong 20 năm tới thêm 500 tỷ USD, lên mức 4.500 tỷ USD, tương đương với 34.000 chiếc máy bay.
Tại Farnborough, lĩnh vực máy bay chở khách tầm xa cũng sẽ nhận được sự quan tâm, khi Boeing tìm cách cạnh tranh với mẫu A380 của Airbus với mẫu 747-8, một phiên bản kéo dài thân của mẫu 747 rất ăn khách.
Airbus cũng sẽ tìm cách ký thêm hợp đồng với chiếc A350, nhằm đối phó với việc mẫu 787 Dreamliner rất được ưa chuộng và hiện đã đi vào hoạt động sau thời gian trì hoãn kéo dài vì sự cố kỹ thuật.
Hội chợ Farnborough thường là đấu trường của Airbus và Boeing, nhưng hiện giờ hai nhà sản xuất lớn này cũng vấp phải sức ép cạnh tranh từ các đối thủ như Embraer của Brazil và Bombardier của Canada. Trung Quốc và Canada cũng bắt đầu để ý tới thị trường hàng không.
Farnborough còn là nơi người ta chứng kiến các thương vụ buôn bán máy bay quân sự. Nhưng với việc các chính phủ đều đang cắt giảm ngân sách quốc phòng để giảm chi tiêu công, sẽ không có nhiều hợp đồng lớn được thông qua./.
Tập đoàn khổng lồ Boeing đang có khả năng qua mặt Airbus trên thị trường máy bay có lối đi ở giữa, tiết kiệm nhiên liệu, thông qua việc quảng bá mẫu máy bay 737 MAX chống lại các mẫu máy bay A320neo tiết kiệm nhiên liệu hơn của Airbus.
"Boeing chắc chắn sẽ thông báo việc bán nhiều máy bay hơn chúng tôi ở Farnborough, nhưng tôi sẽ kêu gọi mọi người không chỉ nhìn vào đơn đặt hàng của năm nay” – giám đốc phụ trách thương mại của Airbus John Leahy tuyên bố hồi tuần trước, khi tập đoàn công bố kế hoạch xây dựng nhà máy lắp ráp đầu tiên ở Mỹ nhằm đối phó với sức ép tăng lên từ Boeing - "Hãy nhìn vào hai năm 2011 và 2012, chúng tôi sẽ vượt mặt Boeing về doanh số trong hai năm này. Chúng tôi cũng sẽ vượt mặt Boeing trong cuộc cạnh tranh giữa mẫu neo và mẫu Max trong hai năm trên.”
Boeing 737 MAX là phiên bản nâng cấp tiết kiệm nhiên liệu hơn của Boeing 737, mẫu máy bay thương mại bán chạy nhất thế giới. Chiếc 737 MAX đầu tiên sẽ được bàn giao trong năm 2017, như câu trả lời với mẫu A320neo của Airbus.
Airbus nói rằng A320neo, dự kiến đi vào phục vụ cuối năm 2015, sẽ sử dụng ít hơn 15% nhiên liệu so với mẫu A320 hiện nay, vốn được đánh giá cao về khả năng hoạt động. "Khu vực đấu trường của các máy bay hoạt động trên khoảng cách ngắn sẽ rất thú vị, vì Boeing sẽ tiết lộ thêm thông tin về kế hoạch của họ cho gia đình 737 MAX" – chuyên gia phân tích hàng không độc lập John Strickland nói – “Nhưng trên phương diện nào đó, Boeing vẫn đang tụt lại phía sau bởi việc Airbus đã công bố mẫu neo và nhận được các đơn đặt hàng ấn tượng trong triển lãm hàng không Paris 2011.
Strickland nói với AFP, dù là ở thị trường máy bay hoạt động ở cự ly dài hay cự ly ngắn, “trong bầu không khí suy thoái kinh tế và giá nhiên liệu vẫn rất cao, các hãng hàng không sẽ chú trọng vào việc mua sắm những chiếc máy bay tiết kiệm nhiên liệu. Vì thế chiếc máy bay nào thỏa mãn tiêu chí này sẽ nắm chìa khóa chiến thắng.”
Trước hội chợ Farnborough, hãng hàng không giá rẻ Virgin của Australia đã đặt mua 23 chiếc 737 MAX8 để thay thế những chiếc 737-700 đã cũ của họ. Airbus cũng có chút tin vui trước hội chợ, khi tuyên bố mở nhà máy lắp ráp tại Mỹ, quê nhà của Boeing. Hành động này sẽ dẫn tới việc công ty cho ra đời chiếc máy bay đầu tiên sản xuất tại Mỹ vào năm 2016.
Nhà máy lắp ráp mới trị giá 600 triệu USD sẽ được xây dựng ở thành phố Mobile, Alabama, bên vịnh Mexico, sẽ sản xuất các máy bay chở khách A320.
Airbus ước tính Mỹ sẽ cần 4.600 chiếc máy bay có một lối đi ở giữa trong 20 năm tới. Boeing đã nâng cao mức dự báo nhu cầu sử dụng máy bay toàn cầu trong 20 năm tới thêm 500 tỷ USD, lên mức 4.500 tỷ USD, tương đương với 34.000 chiếc máy bay.
Tại Farnborough, lĩnh vực máy bay chở khách tầm xa cũng sẽ nhận được sự quan tâm, khi Boeing tìm cách cạnh tranh với mẫu A380 của Airbus với mẫu 747-8, một phiên bản kéo dài thân của mẫu 747 rất ăn khách.
Airbus cũng sẽ tìm cách ký thêm hợp đồng với chiếc A350, nhằm đối phó với việc mẫu 787 Dreamliner rất được ưa chuộng và hiện đã đi vào hoạt động sau thời gian trì hoãn kéo dài vì sự cố kỹ thuật.
Hội chợ Farnborough thường là đấu trường của Airbus và Boeing, nhưng hiện giờ hai nhà sản xuất lớn này cũng vấp phải sức ép cạnh tranh từ các đối thủ như Embraer của Brazil và Bombardier của Canada. Trung Quốc và Canada cũng bắt đầu để ý tới thị trường hàng không.
Farnborough còn là nơi người ta chứng kiến các thương vụ buôn bán máy bay quân sự. Nhưng với việc các chính phủ đều đang cắt giảm ngân sách quốc phòng để giảm chi tiêu công, sẽ không có nhiều hợp đồng lớn được thông qua./.
Linh Vũ (Vietnam+)