Hai tập đoàn chế tạo máy bay hàng đầu thế giới là Boeing (Mỹ) và Airbus (châu Âu) đang gọi thầu để bán khoảng 150 máy bay phản lực cho United Continental Holdings.
Hiện, hãng hàng không lớn nhất thế giới này tham gia vào cuộc đua tranh tiết kiệm nhiên liệu trên quy mô toàn ngành, trong bối cảnh Boeing đang cố gắng thu hẹp khoảng cách về doanh số bán gần đây với đối thủ Airbus.
Hợp đồng trị giá khoảng 15 tỷ USD này có thể bao gồm 130 máy bay phản lực thân hẹp đã được nâng cấp, được thiết kế để giảm mạnh chi phí nhiên liệu hàng không và 50 mẫu máy bay hiện có của hai hãng hàng không. Các cuộc đàm phán có thể hoàn tất sớm là vào cuối tháng 12 tới nhưng cũng có thể kéo dài sang năm 2012.
United Continental Holdings được thành lập năm 2010 thông qua việc sáp nhập UAL Corp (công ty mẹ của United) với Continental Airlines, với một hạm đội máy bay bao gồm cả máy bay của Airbus và máy bay Boeing.
Bất chấp nguy cơ suy thoái, năm nay hai hãng chế tạo máy bay hàng đầu thế giới này đã "bội thu" đơn đặt hàng mua máy bay sau khi chuyển sang nâng cấp các mẫu máy bay bán chạy nhất của mình là Airbus A320 và Boeing 737, với các động cơ mới có thể tiết kiệm tới 12-15% nhiên liệu.
Airbus đi đầu bằng việc cam kết sẽ tung ra mẫu máy bay A320 mới từ năm 2015 và đã bán hơn 1.000 chiếc. Boeing cũng cạnh tranh bằng mẫu 737 MAX, dự kiến sẽ đưa vào sử dụng năm 2017 và đã kiếm hơn 700 đơn đặt hàng trước khi hoàn tất thiết kế mẫu máy bay này.
Trung tuần tháng 11, Boeing đã ký với hãng hàng không tư nhân lớn nhất của Indonesia Lion Air một hợp đồng cung cấp tổng cộng 230 máy bay Boeing 737 với tổng giá trị 21,7 tỷ USD. Trong bản hợp đồng còn có một điều khoản, theo đó Lion Air dự kiến sẽ mua thêm 150 máy nữa với số vốn đầu tư khoảng 14 tỷ USD.
Bản hợp đồng với Lion Air được ký chỉ vài ngày sau khi Boeing vừa ký thỏa thuận bán 50 máy bay Boeing 777 cho hãng hàng không Emirates Airlines của Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) với giá 18 tỷ USD./.
Hiện, hãng hàng không lớn nhất thế giới này tham gia vào cuộc đua tranh tiết kiệm nhiên liệu trên quy mô toàn ngành, trong bối cảnh Boeing đang cố gắng thu hẹp khoảng cách về doanh số bán gần đây với đối thủ Airbus.
Hợp đồng trị giá khoảng 15 tỷ USD này có thể bao gồm 130 máy bay phản lực thân hẹp đã được nâng cấp, được thiết kế để giảm mạnh chi phí nhiên liệu hàng không và 50 mẫu máy bay hiện có của hai hãng hàng không. Các cuộc đàm phán có thể hoàn tất sớm là vào cuối tháng 12 tới nhưng cũng có thể kéo dài sang năm 2012.
United Continental Holdings được thành lập năm 2010 thông qua việc sáp nhập UAL Corp (công ty mẹ của United) với Continental Airlines, với một hạm đội máy bay bao gồm cả máy bay của Airbus và máy bay Boeing.
Bất chấp nguy cơ suy thoái, năm nay hai hãng chế tạo máy bay hàng đầu thế giới này đã "bội thu" đơn đặt hàng mua máy bay sau khi chuyển sang nâng cấp các mẫu máy bay bán chạy nhất của mình là Airbus A320 và Boeing 737, với các động cơ mới có thể tiết kiệm tới 12-15% nhiên liệu.
Airbus đi đầu bằng việc cam kết sẽ tung ra mẫu máy bay A320 mới từ năm 2015 và đã bán hơn 1.000 chiếc. Boeing cũng cạnh tranh bằng mẫu 737 MAX, dự kiến sẽ đưa vào sử dụng năm 2017 và đã kiếm hơn 700 đơn đặt hàng trước khi hoàn tất thiết kế mẫu máy bay này.
Trung tuần tháng 11, Boeing đã ký với hãng hàng không tư nhân lớn nhất của Indonesia Lion Air một hợp đồng cung cấp tổng cộng 230 máy bay Boeing 737 với tổng giá trị 21,7 tỷ USD. Trong bản hợp đồng còn có một điều khoản, theo đó Lion Air dự kiến sẽ mua thêm 150 máy nữa với số vốn đầu tư khoảng 14 tỷ USD.
Bản hợp đồng với Lion Air được ký chỉ vài ngày sau khi Boeing vừa ký thỏa thuận bán 50 máy bay Boeing 777 cho hãng hàng không Emirates Airlines của Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) với giá 18 tỷ USD./.
Hải Yến (TTXVN/Vietnam+)