Trong hai ngày 12- 13/4, đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Nguyễn Trọng Khoa, Cục phó Cục quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế dẫn đầu đã về làm việc với lãnh đạo Sở Y tế Quảng Ngãi và tiếp tục khảo sát, kiểm tra tìm nguyên nhân mắc bệnh viêm da bàn tay, bàn chân tại xã Ba Điền, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi).
Tham gia đoàn còn có Phó Giáo sư, tiến sĩ Trần Hậu Khang, Giám đốc Bệnh viện da liễu Trung ương, người được Bộ Y tế cử làm trưởng đoàn đã về thực địa tìm hiểu nguyên nhân căn bệnh nguy hiểm này tại xã Ba Điền trong năm 2011; lãnh đạo và chuyên gia đầu ngành về da liễu, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, huyết học, Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Phong da liễu Trung ương Quy Hòa.
Tính từ thời điểm khởi phát bệnh ở huyện Ba Tơ (19/4/2011), đến nay đã gần 1 năm, đã có 164 trường hợp mắc bệnh viêm da bàn tay và bàn chân tại các xã Ba Điền, Ba Xa, Ba Ngạc, Ba Vinh; trong đó nhiều nhất là xã Ba Điền với 155 trường hợp của 82 hộ gia đình.
Tỷ lệ mắc bệnh ở nam chiếm 44%, nữ chiếm 65%. Riêng từ đầu năm 2012 đến nay tại xã Ba Điền có 68 trường hợp mắc bệnh mới, 28 trường hợp tái phát và 7 trường hợp đã tử vong.Hiện còn 63 bệnh nhân mắc bệnh viêm da bàn tay, bàn chân đang điều trị tại bệnh viên Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa.
Theo thông tin mới nhất về căn bệnh này, có thêm xã Ba Tô đã có 1 trường hợp mắc bệnh viêm da lòng bàn tay bàn chân.
Ngoài địa bàn huyện Ba Tơ thì ngày 6/12/2011, Trung tâm Y tế huyện Minh Long đã ghi nhận bệnh nhân Đinh Văn Ết, 17 tuổi, thôn Thanh Mâu xã Thanh An huyện Minh Long, địa phương giáp ranh với xã Ba Điền với triệu chứng tương tự như bệnh tổn thương da tại xã Ba Điền.
Tại Bệnh viện phong da liễu Quy Hòa, các bác sĩ tại đây đã điều tra các trường hợp mắc bệnh thì số hộ gia đình có người mắc bệnh có đến 96% hộ nuôi gia súc.Độ tuổi mắc bệnh cao nhất từ 16-30 tuổi là 39%, từ 1 đến 15 tuổi chiếm 26%.
Các trường hợp tử vong đều do suy đa phủ tạng, xuất huyết tiêu hóa.
Ông Nguyễn Trọng Khoa, Cục phó Cục quản lý khám, chữa bệnh Bộ Y tế nêu rõ công việc quan trọng nhất hiện nay của ngành y tế là không để các bệnh nhân tử vong.
Đợt này Bộ Y tế chỉ đạo và cử các cơ quan liên quan của Bộ chia ra 4 nhóm (nhóm môi trường; nhóm bệnh da; nhóm tiêu hoá, huyết học; nhóm an toàn vệ sinh thực phẩm) tiếp tục khảo sát tổng thể, nghiên cứu đời sống sinh hoạt của người dân địa phương Ba Điền, tìm hiểu rõ nguyên nhân căn bệnh nguy hiểm này, vì căn bệnh này tương đối phức tạp.
Khi có kết quả qua khảo sát sẽ loại trừ dần, quyết tâm tìm ra nguyên nhân để chữa trị dứt điểm. Tuy nhiên, đến nay vấn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh. .
Bác sỹ Nguyễn Thanh Tân, Giám đốc Bệnh viện Phong - Da liễu Quy Hòa, nơi trực tiếp điều trị cho bệnh nhân cho biết do diễn biến bệnh nhanh, hết sức phức tạp nên toàn bộ y, bác sỹ của bệnh viện luôn theo sát bệnh nhân để xử lý kịp thời.
Ông đề nghị nên phát hiện bệnh sớm và cung cấp nguồn nước sinh hoạt khác cho người dân tại đây. Ông cho biết thêm, thời gian qua bệnh viện đã cử hẳn một bác sĩ về xã Ba Điền nhằm tìm hiểu nguyên nhân, phát hiện bệnh nhân sớm, cấp thuốc điều trị đối với những ca bệnh nhẹ tại cộng đồng, nếu mắc nặng chuyển vào bệnh viên điều trị.
Ông Nguyễn Duy Bảo, Viện trưởng Viên y học lao động và vệ sinh môi trường (Bộ Y tế) cho biết đợt này đoàn đến trực tiếp các gia đình có bệnh nhân đang nằm viện, các gia đình đã có người tử vong để tìm hiểu về tình hình ăn ở, sinh hoạt, sử dụng các nguồn nước trong sinh hoạt hàng ngày và những thông tin liên quan đến môi trường...xác định nguyên nhân, yếu tố có nguy cơ thấm nhiễm vào cơ thể con người qua đường nào (qua da hay qua thực phẩm).
Trong một năm qua, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét, trung tâm phòng chống phong- da liễu đã tiến hành điều tra dịch tễ tại thực địa, tìm hiểu nguồn gây bệnh, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm, nguồn nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, an toàn thực phẩm, điều tra côn trùng...nhưng chưa phát hiện yếu tố khả nghi nào liên quan đến bệnh.
Đồng thời Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi cũng đã phối hợp với các Viện, Bệnh viện chuyên ngành tuyến Trung ương phối hợp, hỗ trợ trong việc khảo sát, điều tra, nghiên cứu tìm các yếu tố liên quan đến bệnh, cũng như tích cực hỗ trợ trong công tác điều trị tại bệnh viện Phong- Da liễu Trung ương Quy Hoà (Quy Nhơn) và Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội).
Đặc biệt, đợt này, trong hai ngày 13 và 14/4, Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm y tế huyện Ba Tơ phối hợp với Trung tâm Phong- Da liễu Quảng Ngãi cử hơn 20 y, bác sĩ, điều dưỡng về xã Ba Điền khám sàng lọc, lấy máu xét nghiệm, siêu âm tổng quát và cấp thuốc cho hơn 1.400 người dân trong xã Ba Điền, với mục đích phát hiện sớm các người mắc bệnh để điều trị kịp thời.
Ngoài sự vào cuộc của Bộ Y tế, ngày 9/4 vừa qua, Ủy ban nhân dân huyện Ba Tơ cũng đã có văn bản yêu cầu sự trợ giúp của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga và Bộ Tư lệnh Hóa học thuộc Bộ Quốc phòng cùng vào cuộc sớm tìm ra nguyên nhân của bệnh tại huyện Ba Tơ./.
Tham gia đoàn còn có Phó Giáo sư, tiến sĩ Trần Hậu Khang, Giám đốc Bệnh viện da liễu Trung ương, người được Bộ Y tế cử làm trưởng đoàn đã về thực địa tìm hiểu nguyên nhân căn bệnh nguy hiểm này tại xã Ba Điền trong năm 2011; lãnh đạo và chuyên gia đầu ngành về da liễu, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, huyết học, Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Phong da liễu Trung ương Quy Hòa.
Tính từ thời điểm khởi phát bệnh ở huyện Ba Tơ (19/4/2011), đến nay đã gần 1 năm, đã có 164 trường hợp mắc bệnh viêm da bàn tay và bàn chân tại các xã Ba Điền, Ba Xa, Ba Ngạc, Ba Vinh; trong đó nhiều nhất là xã Ba Điền với 155 trường hợp của 82 hộ gia đình.
Tỷ lệ mắc bệnh ở nam chiếm 44%, nữ chiếm 65%. Riêng từ đầu năm 2012 đến nay tại xã Ba Điền có 68 trường hợp mắc bệnh mới, 28 trường hợp tái phát và 7 trường hợp đã tử vong.Hiện còn 63 bệnh nhân mắc bệnh viêm da bàn tay, bàn chân đang điều trị tại bệnh viên Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa.
Theo thông tin mới nhất về căn bệnh này, có thêm xã Ba Tô đã có 1 trường hợp mắc bệnh viêm da lòng bàn tay bàn chân.
Ngoài địa bàn huyện Ba Tơ thì ngày 6/12/2011, Trung tâm Y tế huyện Minh Long đã ghi nhận bệnh nhân Đinh Văn Ết, 17 tuổi, thôn Thanh Mâu xã Thanh An huyện Minh Long, địa phương giáp ranh với xã Ba Điền với triệu chứng tương tự như bệnh tổn thương da tại xã Ba Điền.
Tại Bệnh viện phong da liễu Quy Hòa, các bác sĩ tại đây đã điều tra các trường hợp mắc bệnh thì số hộ gia đình có người mắc bệnh có đến 96% hộ nuôi gia súc.Độ tuổi mắc bệnh cao nhất từ 16-30 tuổi là 39%, từ 1 đến 15 tuổi chiếm 26%.
Các trường hợp tử vong đều do suy đa phủ tạng, xuất huyết tiêu hóa.
Ông Nguyễn Trọng Khoa, Cục phó Cục quản lý khám, chữa bệnh Bộ Y tế nêu rõ công việc quan trọng nhất hiện nay của ngành y tế là không để các bệnh nhân tử vong.
Đợt này Bộ Y tế chỉ đạo và cử các cơ quan liên quan của Bộ chia ra 4 nhóm (nhóm môi trường; nhóm bệnh da; nhóm tiêu hoá, huyết học; nhóm an toàn vệ sinh thực phẩm) tiếp tục khảo sát tổng thể, nghiên cứu đời sống sinh hoạt của người dân địa phương Ba Điền, tìm hiểu rõ nguyên nhân căn bệnh nguy hiểm này, vì căn bệnh này tương đối phức tạp.
Khi có kết quả qua khảo sát sẽ loại trừ dần, quyết tâm tìm ra nguyên nhân để chữa trị dứt điểm. Tuy nhiên, đến nay vấn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh. .
Bác sỹ Nguyễn Thanh Tân, Giám đốc Bệnh viện Phong - Da liễu Quy Hòa, nơi trực tiếp điều trị cho bệnh nhân cho biết do diễn biến bệnh nhanh, hết sức phức tạp nên toàn bộ y, bác sỹ của bệnh viện luôn theo sát bệnh nhân để xử lý kịp thời.
Ông đề nghị nên phát hiện bệnh sớm và cung cấp nguồn nước sinh hoạt khác cho người dân tại đây. Ông cho biết thêm, thời gian qua bệnh viện đã cử hẳn một bác sĩ về xã Ba Điền nhằm tìm hiểu nguyên nhân, phát hiện bệnh nhân sớm, cấp thuốc điều trị đối với những ca bệnh nhẹ tại cộng đồng, nếu mắc nặng chuyển vào bệnh viên điều trị.
Ông Nguyễn Duy Bảo, Viện trưởng Viên y học lao động và vệ sinh môi trường (Bộ Y tế) cho biết đợt này đoàn đến trực tiếp các gia đình có bệnh nhân đang nằm viện, các gia đình đã có người tử vong để tìm hiểu về tình hình ăn ở, sinh hoạt, sử dụng các nguồn nước trong sinh hoạt hàng ngày và những thông tin liên quan đến môi trường...xác định nguyên nhân, yếu tố có nguy cơ thấm nhiễm vào cơ thể con người qua đường nào (qua da hay qua thực phẩm).
Trong một năm qua, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét, trung tâm phòng chống phong- da liễu đã tiến hành điều tra dịch tễ tại thực địa, tìm hiểu nguồn gây bệnh, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm, nguồn nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, an toàn thực phẩm, điều tra côn trùng...nhưng chưa phát hiện yếu tố khả nghi nào liên quan đến bệnh.
Đồng thời Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi cũng đã phối hợp với các Viện, Bệnh viện chuyên ngành tuyến Trung ương phối hợp, hỗ trợ trong việc khảo sát, điều tra, nghiên cứu tìm các yếu tố liên quan đến bệnh, cũng như tích cực hỗ trợ trong công tác điều trị tại bệnh viện Phong- Da liễu Trung ương Quy Hoà (Quy Nhơn) và Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội).
Đặc biệt, đợt này, trong hai ngày 13 và 14/4, Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm y tế huyện Ba Tơ phối hợp với Trung tâm Phong- Da liễu Quảng Ngãi cử hơn 20 y, bác sĩ, điều dưỡng về xã Ba Điền khám sàng lọc, lấy máu xét nghiệm, siêu âm tổng quát và cấp thuốc cho hơn 1.400 người dân trong xã Ba Điền, với mục đích phát hiện sớm các người mắc bệnh để điều trị kịp thời.
Ngoài sự vào cuộc của Bộ Y tế, ngày 9/4 vừa qua, Ủy ban nhân dân huyện Ba Tơ cũng đã có văn bản yêu cầu sự trợ giúp của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga và Bộ Tư lệnh Hóa học thuộc Bộ Quốc phòng cùng vào cuộc sớm tìm ra nguyên nhân của bệnh tại huyện Ba Tơ./.
Nguyễn Đăng Lâm (TTXVN)