Đã hơn một tháng kể từ khi giá viện phí mới được áp dụng tại nhiều bệnh viện từ tuyến trung ương đến tuyến tỉnh.
Tuy nhiên, những vấn đề nóng bỏng của ngành y tế như tình trạng quá tải bệnh viện, hay diện mạo nhếch nhác của khoa khám bệnh vẫn tồn tại. Bộ Y tế đang vào cuộc quyết liệt để tháo gỡ những nút thắt này.
Quá tải bệnh viện vẫn trầm trọng
Theo thông tin từ Bộ Y tế, đến giữa tháng Mười đã có 47 tỉnh được Ủy ban Nhân dân trình Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh phê duyệt giá viện phí mới. Trên cả nước còn 16 mới tỉnh hoàn thành việc xây dựng và thẩm định, sẽ trình Hội đồng Nhân dân vào cuối năm.
Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thẩm định được 36/38 bệnh viện thuộc Bộ, đã phê duyệt giá cho 34/38 bệnh viện.
Phát biểu tại Hội nghị sơ kết công tác y tế, chín tháng đầu năm 2012 và xây dựng kế hoạch năm 2013 tổ chức ngày 17/10 tại Hà Nội, phó giáo sư Phạm Lê Tuấn - Vụ trưởng Vụ kế hoạch tài chính (Bộ Y tế), sau hơn một tháng áp dụng khung giá viện phí mới, tình hình quá tải bệnh viện từng bước được cải thiện, nhưng vẫn còn khá trầm trọng.
Ông Tuấn cho hay, trong thời gian qua, tình trạng quá tải tại nhiều bệnh viện đã được cải thiện bước đầu nhờ việc đưa vào hoạt động nhiều cơ sở y tế mới.
Từ đầu năm đến nay Bộ Y tế đã đưa vào sử dụng 100 giường bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai, 300 giường tại Bệnh viện K, 500 giường tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương tỉnh Quảng Nam…
Tuy nhiên, tình trạng quá tải, nằm ghép ở các bệnh viện tuyến Trung ương và bệnh viện tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn ở mức cao. Điển hình là việc quá tải bệnh viện diễn ra phổ biến nhất ở các chuyên khoa ung bướu, chấn thương chỉnh hình, tim mạch, sản nhi.
Để việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế đi đôi với nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã tập trung vào nguồn vốn ngân sách, vốn trái phiếu chính phủ, vốn vay, vốn xã hội hóa… đầu tư cho một số dự án trọng điểm phục vụ giảm quá tải bệnh viện.
Song hiện nay rất một số dự án trọng điểm còn nhiều khó khăn như dự án Bệnh viện K, Trung tâm ung bướu Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí giao vốn muộn và chưa đủ so với yêu cầu nên gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện.
Dự án Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương phục vụ cho việc giảm tải khu vực Bạch Mai và di dời bệnh viện truyền nhiễm ra ngoài khu vực trung tâm mới được cấp vốn rất thấp không đảm bảo đủ công tác giải phóng mặt bằng…
Theo ông Tuấn việc giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện hiện nay cần rất nhiều giải pháp kết hợp, cần có nguồn lực thỏa đáng và thời gian để thực hiện.
Thay đổi diện mạo các bệnh viện
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, thời gian tới, Bộ quyết tâm đổi mới tình trạng nhếch nhác ở các bệnh viện, nhất là tại các khoa khám bệnh để người dân giảm bớt sự chờ đợi và chen chúc. Theo bà Tiến, với nguồn tài chính như hiện nay thì các bệnh viện phải nỗ lực rất lớn.
Bộ trưởng Bộ Y tế dẫn chứng: “Hiện nay bộ mặt khoa khám bệnh của một vài bệnh viện Trung ương hay một số bệnh viện tỉnh trông không bằng bệnh viện huyện. Có nhiều khoa khám bệnh hiện nay tồi tàn, nhếch nhác, để bệnh nhân phải chen chúc. Trong phòng bệnh nhìn thấy một hai người nằm ghép đã khổ rồi. Nhìn ra phòng khám bên ngoài thấy nhếch nhác, ngồi ngoài ghế đá, trên thì mái tôn, chen nhau chỗ vào, nóng bức chật chội chờ đến lượt. Những người già gặp cảnh ngộ trên rất tội nghiệp.”
Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện phải đổi mới toàn diện bộ mặt bệnh viện đầu tiên là khoa khám bệnh, là thái độ phục vụ của đội ngũ y bác sỹ và nhân viên y tế để nâng cao chất lượng khám bệnh.
Bà Tiến nhấn mạnh, ở các khoa khám bệnh thì yêu cầu tất cả các bệnh viện phải có bảng niêm yết giá các dịch vụ y tế, công khai giá dịch vụ và thay đổi chất lượng để giảm tình trạng nằm ghép giường bệnh.
Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra về một số bệnh viện trung ương và bệnh viện tỉnh để khảo sát thực tế tại các bệnh viện có chuyển biến và cải thiện không, để từ đó có biện pháp xử lý.
Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu những người đứng đầu bệnh viện và lãnh đạo các sở phải quyết liệt đổi mới diện mạo bệnh viện, đặc biệt là ở khu vực sảnh và khoa khám bệnh.
Bên cạnh đó, để góp phần giảm tải bệnh viện, Bộ Y tế cũng đẩy mạnh chiến lược xã hội hóa các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân thông quá việc khuyến khích mở các cơ sở khám chữa bệnh bán công, tư nhân và cơ sở đầu tư bằng vốn nước ngoài với cơ chế chính sách hợp lý.
Tại cuộc họp, Bộ Y tế đề ra mục tiêu tổng quát của ngành năm 2013 là phải đảm bảo tính công bằng, công khai, minh bạch trong việc xây dựng kế hoạch đầu tư 2013-2015. Trong quá trình xây dựng kế hoạch đầu tư phải tổ chức thảo luận, lấy ý kiến của các cấp, các ngành, các tổ chức và cộng đồng dân cư có liên quan, tạo sự đồng thuận và phát triển bền vững./.
Tuy nhiên, những vấn đề nóng bỏng của ngành y tế như tình trạng quá tải bệnh viện, hay diện mạo nhếch nhác của khoa khám bệnh vẫn tồn tại. Bộ Y tế đang vào cuộc quyết liệt để tháo gỡ những nút thắt này.
Quá tải bệnh viện vẫn trầm trọng
Theo thông tin từ Bộ Y tế, đến giữa tháng Mười đã có 47 tỉnh được Ủy ban Nhân dân trình Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh phê duyệt giá viện phí mới. Trên cả nước còn 16 mới tỉnh hoàn thành việc xây dựng và thẩm định, sẽ trình Hội đồng Nhân dân vào cuối năm.
Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thẩm định được 36/38 bệnh viện thuộc Bộ, đã phê duyệt giá cho 34/38 bệnh viện.
Phát biểu tại Hội nghị sơ kết công tác y tế, chín tháng đầu năm 2012 và xây dựng kế hoạch năm 2013 tổ chức ngày 17/10 tại Hà Nội, phó giáo sư Phạm Lê Tuấn - Vụ trưởng Vụ kế hoạch tài chính (Bộ Y tế), sau hơn một tháng áp dụng khung giá viện phí mới, tình hình quá tải bệnh viện từng bước được cải thiện, nhưng vẫn còn khá trầm trọng.
Ông Tuấn cho hay, trong thời gian qua, tình trạng quá tải tại nhiều bệnh viện đã được cải thiện bước đầu nhờ việc đưa vào hoạt động nhiều cơ sở y tế mới.
Từ đầu năm đến nay Bộ Y tế đã đưa vào sử dụng 100 giường bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai, 300 giường tại Bệnh viện K, 500 giường tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương tỉnh Quảng Nam…
Tuy nhiên, tình trạng quá tải, nằm ghép ở các bệnh viện tuyến Trung ương và bệnh viện tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn ở mức cao. Điển hình là việc quá tải bệnh viện diễn ra phổ biến nhất ở các chuyên khoa ung bướu, chấn thương chỉnh hình, tim mạch, sản nhi.
Để việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế đi đôi với nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã tập trung vào nguồn vốn ngân sách, vốn trái phiếu chính phủ, vốn vay, vốn xã hội hóa… đầu tư cho một số dự án trọng điểm phục vụ giảm quá tải bệnh viện.
Song hiện nay rất một số dự án trọng điểm còn nhiều khó khăn như dự án Bệnh viện K, Trung tâm ung bướu Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí giao vốn muộn và chưa đủ so với yêu cầu nên gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện.
Dự án Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương phục vụ cho việc giảm tải khu vực Bạch Mai và di dời bệnh viện truyền nhiễm ra ngoài khu vực trung tâm mới được cấp vốn rất thấp không đảm bảo đủ công tác giải phóng mặt bằng…
Theo ông Tuấn việc giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện hiện nay cần rất nhiều giải pháp kết hợp, cần có nguồn lực thỏa đáng và thời gian để thực hiện.
Thay đổi diện mạo các bệnh viện
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, thời gian tới, Bộ quyết tâm đổi mới tình trạng nhếch nhác ở các bệnh viện, nhất là tại các khoa khám bệnh để người dân giảm bớt sự chờ đợi và chen chúc. Theo bà Tiến, với nguồn tài chính như hiện nay thì các bệnh viện phải nỗ lực rất lớn.
Bộ trưởng Bộ Y tế dẫn chứng: “Hiện nay bộ mặt khoa khám bệnh của một vài bệnh viện Trung ương hay một số bệnh viện tỉnh trông không bằng bệnh viện huyện. Có nhiều khoa khám bệnh hiện nay tồi tàn, nhếch nhác, để bệnh nhân phải chen chúc. Trong phòng bệnh nhìn thấy một hai người nằm ghép đã khổ rồi. Nhìn ra phòng khám bên ngoài thấy nhếch nhác, ngồi ngoài ghế đá, trên thì mái tôn, chen nhau chỗ vào, nóng bức chật chội chờ đến lượt. Những người già gặp cảnh ngộ trên rất tội nghiệp.”
Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện phải đổi mới toàn diện bộ mặt bệnh viện đầu tiên là khoa khám bệnh, là thái độ phục vụ của đội ngũ y bác sỹ và nhân viên y tế để nâng cao chất lượng khám bệnh.
Bà Tiến nhấn mạnh, ở các khoa khám bệnh thì yêu cầu tất cả các bệnh viện phải có bảng niêm yết giá các dịch vụ y tế, công khai giá dịch vụ và thay đổi chất lượng để giảm tình trạng nằm ghép giường bệnh.
Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra về một số bệnh viện trung ương và bệnh viện tỉnh để khảo sát thực tế tại các bệnh viện có chuyển biến và cải thiện không, để từ đó có biện pháp xử lý.
Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu những người đứng đầu bệnh viện và lãnh đạo các sở phải quyết liệt đổi mới diện mạo bệnh viện, đặc biệt là ở khu vực sảnh và khoa khám bệnh.
Bên cạnh đó, để góp phần giảm tải bệnh viện, Bộ Y tế cũng đẩy mạnh chiến lược xã hội hóa các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân thông quá việc khuyến khích mở các cơ sở khám chữa bệnh bán công, tư nhân và cơ sở đầu tư bằng vốn nước ngoài với cơ chế chính sách hợp lý.
Tại cuộc họp, Bộ Y tế đề ra mục tiêu tổng quát của ngành năm 2013 là phải đảm bảo tính công bằng, công khai, minh bạch trong việc xây dựng kế hoạch đầu tư 2013-2015. Trong quá trình xây dựng kế hoạch đầu tư phải tổ chức thảo luận, lấy ý kiến của các cấp, các ngành, các tổ chức và cộng đồng dân cư có liên quan, tạo sự đồng thuận và phát triển bền vững./.
Thùy Giang (Vietnam+)