Cùng với việc chuẩn bị lực lượng cho ASIAD 18 sẽ diễn ra tại Việt Nam vào năm 2019, kinh phí tổ chức sự kiện thể thao lớn này là vấn đề được báo giới quan tâm hơn cả tại cuộc họp báo chiều 29/11 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội.
Theo Ban tổ chức, với tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay thì kinh phí tổ chức sự kiện thể thao lớn của khu vực như ASIAD 18 là vấn đề không nhỏ. Dù Ủy ban Olympic Việt Nam đã đưa ra một đề án hết sức tiết kiệm, song nhiều người lo lắng rằng con số 150 triệu USD là không khả thi, chắc chắn thực tế sẽ phát sinh thêm rất nhiều. Điều này khiến Việt Nam thêm khó khăn khi tổ chức sự kiện trên.
Tuy nhiên, ông Hoàng Vĩnh Giang, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Olympic Việt Nam cho rằng việc đăng cai ASIAD là cơ hội không phải lúc nào cũng có. Hơn nữa, việc đầu tư trở lại từ chính sự kiện này đã được tính toán qua sự phối hợp bản quyền truyền hình với OCA. Dự tính con số thu được có thể lên tới 25-30 triệu USD.
Theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Khánh Hải, nếu dùng 150 triệu USD chia đều cho 7 năm đầu tư công thì không lớn. Thậm chí còn quá ít khi số tiền ấy được dành cho phát triển sự nghiệp thể dục thể thao.
Ngoài ra, con số đó đã được nhiều Bộ, ngành cùng thống nhất đưa ra. Hơn nữa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các ngành, địa phương xây dựng đề án cụ thể để sử dụng hiệu quả, khoa học nhất nguồn đầu tư. Hiện đã có 14 tỉnh, thành phố xin đăng cai tổ chức các sự kiện của ASIAD, trong đó 12 địa phương cam kết chủ động trong việc đầu tư xây dựng các công trình phục vụ hoạt động thể thao lớn này.
Trong khi đó, ông Cấn Văn Nghĩa, Giám đốc Khu liên hợp thể thao quốc gia Việt Nam cho biết cơ sở vật chất của Hà Nội và cả nước đã sẵn sàng tới 80%. Đặc biệt, hai công trình lớn, nơi tổ chức nhiều sự kiện của ASIAD là Khu liên hợp thể thao quốc gia và Cung thể thao dưới nước, cơ bản đã đảm bảo yêu cầu. Tuy vậy, vẫn còn 2 hạng mục đang được quan tâm là sân đua xe đạp lòng chảo và khu thể thao trong nhà.
Hiện tại, quỹ đất dành cho 2 hạng mục này đã sẵn sàng, việc kêu gọi xã hội hóa trong đầu tư đã được triển khai từ trước đây 2 năm khi Việt Nam bắt đầu vận động đăng cai ASIAD.
Với sân đua xe đạp lòng chảo, Việt Nam đã liên doanh với nhà thầu Hàn Quốc và cuối năm 2013 bắt đầu xây dựng sân cùng với tổ hợp khách sạn, vui chơi giải trí đi kèm theo hình thức xã hội hóa, trong đó Việt Nam góp 30% vốn bằng đất, phía nhà thầu Hàn Quốc sẽ đầu tư 500 triệu USD.
Khi khu khách sạn, vui chơi giải trí hoàn thành, đi vào hoạt động, sẽ tạo ra nguồn lực đầu tư lại cho các công trình khác phục vụ ASIAD và phát triển kinh tế-xã hội./.
Theo Ban tổ chức, với tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay thì kinh phí tổ chức sự kiện thể thao lớn của khu vực như ASIAD 18 là vấn đề không nhỏ. Dù Ủy ban Olympic Việt Nam đã đưa ra một đề án hết sức tiết kiệm, song nhiều người lo lắng rằng con số 150 triệu USD là không khả thi, chắc chắn thực tế sẽ phát sinh thêm rất nhiều. Điều này khiến Việt Nam thêm khó khăn khi tổ chức sự kiện trên.
Tuy nhiên, ông Hoàng Vĩnh Giang, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Olympic Việt Nam cho rằng việc đăng cai ASIAD là cơ hội không phải lúc nào cũng có. Hơn nữa, việc đầu tư trở lại từ chính sự kiện này đã được tính toán qua sự phối hợp bản quyền truyền hình với OCA. Dự tính con số thu được có thể lên tới 25-30 triệu USD.
Theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Khánh Hải, nếu dùng 150 triệu USD chia đều cho 7 năm đầu tư công thì không lớn. Thậm chí còn quá ít khi số tiền ấy được dành cho phát triển sự nghiệp thể dục thể thao.
Ngoài ra, con số đó đã được nhiều Bộ, ngành cùng thống nhất đưa ra. Hơn nữa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các ngành, địa phương xây dựng đề án cụ thể để sử dụng hiệu quả, khoa học nhất nguồn đầu tư. Hiện đã có 14 tỉnh, thành phố xin đăng cai tổ chức các sự kiện của ASIAD, trong đó 12 địa phương cam kết chủ động trong việc đầu tư xây dựng các công trình phục vụ hoạt động thể thao lớn này.
Trong khi đó, ông Cấn Văn Nghĩa, Giám đốc Khu liên hợp thể thao quốc gia Việt Nam cho biết cơ sở vật chất của Hà Nội và cả nước đã sẵn sàng tới 80%. Đặc biệt, hai công trình lớn, nơi tổ chức nhiều sự kiện của ASIAD là Khu liên hợp thể thao quốc gia và Cung thể thao dưới nước, cơ bản đã đảm bảo yêu cầu. Tuy vậy, vẫn còn 2 hạng mục đang được quan tâm là sân đua xe đạp lòng chảo và khu thể thao trong nhà.
Hiện tại, quỹ đất dành cho 2 hạng mục này đã sẵn sàng, việc kêu gọi xã hội hóa trong đầu tư đã được triển khai từ trước đây 2 năm khi Việt Nam bắt đầu vận động đăng cai ASIAD.
Với sân đua xe đạp lòng chảo, Việt Nam đã liên doanh với nhà thầu Hàn Quốc và cuối năm 2013 bắt đầu xây dựng sân cùng với tổ hợp khách sạn, vui chơi giải trí đi kèm theo hình thức xã hội hóa, trong đó Việt Nam góp 30% vốn bằng đất, phía nhà thầu Hàn Quốc sẽ đầu tư 500 triệu USD.
Khi khu khách sạn, vui chơi giải trí hoàn thành, đi vào hoạt động, sẽ tạo ra nguồn lực đầu tư lại cho các công trình khác phục vụ ASIAD và phát triển kinh tế-xã hội./.
Mỹ Bình (TTXVN)