Đầu giờ sáng 14/11, phần chất vấn, trả lời chất Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến được tiếp tục với những vấn đề cụ thể trong đời sống xã hội được đông đảo cử tri, nhân dân cả nước quan tâm như tình trạng y đức xuống cấp, tai biến y khoa và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Y bác sỹ “nhận phong bì” có thể bị đuổi việc
Thừa nhận thời gian qua, tình trạng xuống cấp về y đức đang gây bức xúc trong nhân dân, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thẳng thắn chỉ rõ những hành vi tiêu cực đang tồn tại trong ngành thái độ tiếp xúc với người bệnh chưa đúng mực; có việc nhận phong bì của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân của một số nhân viên làm công việc đơn giản như thay băng, tiêm thuốc.
Thực tế có tình trạng những người cho phong bì 50.000 đồng vào hồ sơ xếp hàng sẽ được vào khám, điều trị trước; một số y, bác sỹ nhận tiền của các hãng thuốc để kê đơn nhiều loại thuốc biệt dược cho bệnh nhân, Bộ trưởng xác nhận.
Những hiện tượng này dù không phải phổ biến nhưng “con sâu làm rầu nồi canh,” đã làm hỏng hình ảnh tốt đẹp của ngành y tế, Bộ trưởng nói.
Phân tích nguyên nhân làm suy thoái y đức, Bộ trưởng Y tế khẳng khái việc nhận tiền bệnh nhân trước khi chữa bệnh là không chấp nhận được. Tuy nhiên, trong điều kiện bệnh viện luôn quá tải, ai cũng muốn khám trước nên bác sỹ không thể khám kỹ được. Tình trạng cơ sở chật chội, có bệnh viện có phòng chỉ có vài m2; lương y bác sỹ quá thấp… cũng dẫn tới những bất cập trong công tác y tế.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết Bộ đã ban hành nhiều văn bản về vấn đề y đức, thực hiện nghiêm nguyên tắc ứng xử của y bác sỹ gắn với Cuộc vận động học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Bộ cũng đã chỉ đạo Giám đốc các bệnh viện xử lý nghiêm những trường hợp nhận phong bì của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Nếu như phát hiện các trường hợp vi phạm, bệnh viện có thể đuổi việc các y bác sỹ này, Bộ trưởng khẳng định.
[Diễn đàn Quốc hội "nóng" về việc quản lý giá thuốc]
Song song với đó, Bộ cũng gấp rút thực hiện Đề án giảm tải bệnh viện để tăng giường bệnh; cố gắng đổi mới chế độ tiền lương, phụ cấp và nâng giá thành dịch vụ. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng đề nghị về lâu dài, để nâng cao y đức rất cần có sự ủng hộ tham gia của đồng bào cử tri cả nước, các đại biểu Quốc hội và cả người nhà bệnh nhân; cần kiên quyết không đưa phong bì cho bác sỹ và nếu phát hiện cần chụp ảnh lại và gửi cho Bộ Y tế để xử lý.
Giữ vững y đức người thầy thuốc là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Cũng liên quan đến vấn đề này, trả lời câu hỏi thẳng thắn của Chủ tịch Quốc hội về việc liệu thời gian tới, y đức có tiến bộ hơn không, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cam kết sẽ cải thiện.
Cũng tại nghị trường Quốc hội, người đứng đầu ngành y tế cả nước tha thiết kêu gọi các đồng nghiệp, đội ngũ y, bác sỹ cả nước vì lòng tự trọng, vinh dự và tự hào nghề nghiệp hãy giữ vững nét đẹp của người thầy thuốc để được cử tri, nhân dân cả nước ghi nhận. Nỗ lực từ hai phía, vấn đề y đức sẽ được cải thiện, Bộ trưởng khẳng định.
Tai biến y khoa là điều không mong muốn
Trả lời câu hỏi của các đại biểu liên quan đến những sự cố tai biến y khoa, tai biến sản khoa làm tử vong một số trẻ sơ sinh và sản phụ thời gian qua, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến giải thích đó là những tai biến chuyên môn xảy ra ngoài mong muốn của cán bộ y tế do các yếu tố về bệnh lý của bệnh nhân.
Chia sẻ với các đại biểu, người dân về những trường hợp tai biến sản khoa vừa xảy ra, Bộ trưởng nhấn mạnh những người làm trong ngành y tế cũng rất đau lòng và trăn trở.
Lý giải thêm, Bộ trưởng cho rằng do quan niệm năm Nhâm Thìn là năm đẹp nên số trẻ sinh mới tăng cao ở mức 15% tức là hơn 100.000 ca so với mọi năm, gây quá tải ở mọi tuyến. Ngoài ra, thực trạng cơ sở vật chất kém, quy chế chuyên môn, năng lực hạn chế của một số cán bộ y tế thấp cũng là một trong các nguyên nhân để xảy ra tai biến. Một số chỗ, có việc sai sót dẫn đến tai biến, Bộ trưởng thừa nhận.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng khẳng định với mọi trường hợp sai sót dù do nguyên nhân gián tiếp hay trực tiếp, Bộ cũng vẫn thành lập hội đồng kỷ luật để có hình thức xử lý. Bộ cũng đã tổ chức nhiều đợt tập huấn về quy trình điều trị, chuyên môn; tiến hành thanh tra giúp địa phương về chuyên môn. Tuy nhiên, về lâu dài cần tăng số lượng bác sỹ sản nhi; quy hoạch và tăng cường chất lượng khoa sản nhi các tuyến. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đề nghị Quốc hội ủng hộ tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho y tế để hạn chế sự cố này.
Có thể yên tâm với thực phẩm nhập khẩu chính ngạch
Giải đáp lo ngại của đại biểu Quốc hội về an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là việc phát hiện một số loại trái cây, thực phẩm có chất cấm vừa qua, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định Bộ nhận trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành trong công tác phát hiện, kiểm nghiệm thực phẩm. Thực phẩm nhập khẩu chính ngạch thì người tiêu dùng có thể yên tâm. Tuy nhiên, do thực tế xuất hiện nhiều loại thực phẩm nhập khẩu theo các đường tiểu ngạch nên công tác kiểm soát gặp khó khăn.
Được Chủ tịch Quốc hội đề nghị báo cáo thêm với Quốc hội về vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm, chỉ rõ mối bức xúc lớn của người dân hiện nay là vấn đề rau sạch, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân báo cáo, hiện nay, việc có các hộ trồng rau chỉ để bán chứ không ăn, xã nào cũng biết.
Để chấn chỉnh thực trạng này, Chính phủ đã chỉ đạo các chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng phối hợp với hội phụ nữ tại cơ sở thực hiện cam kết: “Không trồng rau không an toàn”; đồng thời nhân rộng mô hình chợ an toàn, cam kết không bán rau mất an toàn để kiểm soát đầu vào của các loại rau, hàng hóa.
Đề cập đến một thực trạng cũng đang gây hoang mang trong người tiêu dùng thời gian gần đây là gà nhập lậu xuất hiện tràn lan, không chỉ gây mất an toàn về sức khỏe mà con gây thâm hụt kinh tế trong nước, Phó Thủ tướng khẳng định loại thực phẩm này có 5 tác hại lớn, đáng chú ý nhiều trường hợp phát hiện có virus cúm tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại về sức khỏe nhân dân.
Phó Thủ tướng cũng chỉ rõ Ban Chỉ đạo Trung ương Vệ sinh an toàn thực phẩm thời gian qua đã tiến hành quyết liệt cùng các bộ, ngành, Thủ đô Hà Nội, các địa phương làm rõ và xác định được cả nước hiện có không quá 20 chủ hộ "đầu nậu" buôn bán gà nhập lậu. Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng yêu cầu các chủ hộ này phải chuyển đổi mặt hàng kinh doanh, nếu không sẽ xử lý , không cho tiếp tục kinh doanh nữa.
Mặt khác, ở cấp xã phải kiên quyết không tiếp tay cho việc trà trộn gà nhập lậu vào gà nuôi để đem bán. Các cơ quan chức năng cũng sẽ xử lý, xử phạt nghiêm túc, ở mức thật cao để đảm bảo ngăn chặn gà nhập lậu.
Cũng tại diễn đàn Quốc hội, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tha thiết mong muốn cử tri, bà con nhân dân cả nước kiên quyết không ăn gà nhập lậu để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Chính phủ cũng đang tích cực triển khai nhiều biện pháp để đảm bảo dịp Tết, người dân có thực phẩm an toàn sử dụng, Phó Thủ tướng cho biết.
Nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe
Cuối phiên chất vấn, “chốt” lại những nội dung chất vấn, trả lời chất vấn của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Bộ trưởng cho biết những nội dung trên liệu có tiến bộ hơn trong thời gian tới hay không.
Trả lời Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cam kết với nỗ lực của ngành y tế, cùng với sự tiếp tục đầu tư, nâng cấp cho lĩnh vực y tế của Quốc hội nhằm đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và với nhiều giải pháp của Bộ đang triển khai, những nội dung trên sẽ từng bước sẽ được cải thiện.
Kết luận phần chất vấn của Bộ trưởng Y tế, đề nghị Thanh tra Chính phủ báo cáo bằng văn bản với Quốc hội về kết quả thanh tra tiền chất gây nghiện, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ những nội dung chất vấn đối với Bộ trưởng Y tế đều là những vấn đề nóng hổi liên quan trực tiếp đến đời sống, sức khỏe, được cử tri hết sức quan tâm.
Đánh giá các câu hỏi chất vấn là thẳng thắn, phần trả lời của Bộ trưởng là chi tiết nên hơi dài, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh qua phần chất vấn này, Quốc hội, cử tri cả nước ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ, y, bác sỹ ngành y. Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra, nhất là sự xuất hiện nhiều bệnh mới, bệnh lạ, ngành y tế vẫn phải tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe.
Đề cập đến vấn đề xuống cấp y đức trong ngành y tế, Chủ tịch Quốc hội xác nhận đây là một tồn tại thực tế. Quốc hội luôn nghiêm khắc đối với những biểu hiện tiêu cực trong ngành y tế, bởi đây là nét văn hóa, là danh dự của ngành cần phải gìn giữ, phát huy.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định Quốc hội và cử tri cả nước mong muốn ngành y tế triển khai nhiều biện pháp hơn nữa trong việc quản lý giá; giữ gìn y đức người thầy thuốc; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thực hiện đồng thời với chính sách bảo hiểm y tế để chủ trương của Đảng, Nhà nước nhằm chăm sóc sức khỏe từ trẻ em đến người già được thực hiện tốt và phát huy hiệu quả trong thực tế.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu, giá thuốc phải được quản lý chặt chẽ đảm bảo không có sự chênh lệch cao giữa các quầy thuốc, giữa các vùng và với các nước trong khu vực. Chỉ rõ vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm là nhiệm vụ của nhiều bộ ngành, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Phó Thủ tướng và lãnh đạo các bộ, ngành tiếp tục siết chặt công tác quản lý thực phẩm, nhất là thực phẩm nhập ngoại, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và gây hoang mang trong nhân dân./.
Y bác sỹ “nhận phong bì” có thể bị đuổi việc
Thừa nhận thời gian qua, tình trạng xuống cấp về y đức đang gây bức xúc trong nhân dân, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thẳng thắn chỉ rõ những hành vi tiêu cực đang tồn tại trong ngành thái độ tiếp xúc với người bệnh chưa đúng mực; có việc nhận phong bì của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân của một số nhân viên làm công việc đơn giản như thay băng, tiêm thuốc.
Thực tế có tình trạng những người cho phong bì 50.000 đồng vào hồ sơ xếp hàng sẽ được vào khám, điều trị trước; một số y, bác sỹ nhận tiền của các hãng thuốc để kê đơn nhiều loại thuốc biệt dược cho bệnh nhân, Bộ trưởng xác nhận.
Những hiện tượng này dù không phải phổ biến nhưng “con sâu làm rầu nồi canh,” đã làm hỏng hình ảnh tốt đẹp của ngành y tế, Bộ trưởng nói.
Phân tích nguyên nhân làm suy thoái y đức, Bộ trưởng Y tế khẳng khái việc nhận tiền bệnh nhân trước khi chữa bệnh là không chấp nhận được. Tuy nhiên, trong điều kiện bệnh viện luôn quá tải, ai cũng muốn khám trước nên bác sỹ không thể khám kỹ được. Tình trạng cơ sở chật chội, có bệnh viện có phòng chỉ có vài m2; lương y bác sỹ quá thấp… cũng dẫn tới những bất cập trong công tác y tế.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết Bộ đã ban hành nhiều văn bản về vấn đề y đức, thực hiện nghiêm nguyên tắc ứng xử của y bác sỹ gắn với Cuộc vận động học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Bộ cũng đã chỉ đạo Giám đốc các bệnh viện xử lý nghiêm những trường hợp nhận phong bì của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Nếu như phát hiện các trường hợp vi phạm, bệnh viện có thể đuổi việc các y bác sỹ này, Bộ trưởng khẳng định.
[Diễn đàn Quốc hội "nóng" về việc quản lý giá thuốc]
Song song với đó, Bộ cũng gấp rút thực hiện Đề án giảm tải bệnh viện để tăng giường bệnh; cố gắng đổi mới chế độ tiền lương, phụ cấp và nâng giá thành dịch vụ. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng đề nghị về lâu dài, để nâng cao y đức rất cần có sự ủng hộ tham gia của đồng bào cử tri cả nước, các đại biểu Quốc hội và cả người nhà bệnh nhân; cần kiên quyết không đưa phong bì cho bác sỹ và nếu phát hiện cần chụp ảnh lại và gửi cho Bộ Y tế để xử lý.
Giữ vững y đức người thầy thuốc là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Cũng liên quan đến vấn đề này, trả lời câu hỏi thẳng thắn của Chủ tịch Quốc hội về việc liệu thời gian tới, y đức có tiến bộ hơn không, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cam kết sẽ cải thiện.
Cũng tại nghị trường Quốc hội, người đứng đầu ngành y tế cả nước tha thiết kêu gọi các đồng nghiệp, đội ngũ y, bác sỹ cả nước vì lòng tự trọng, vinh dự và tự hào nghề nghiệp hãy giữ vững nét đẹp của người thầy thuốc để được cử tri, nhân dân cả nước ghi nhận. Nỗ lực từ hai phía, vấn đề y đức sẽ được cải thiện, Bộ trưởng khẳng định.
Tai biến y khoa là điều không mong muốn
Trả lời câu hỏi của các đại biểu liên quan đến những sự cố tai biến y khoa, tai biến sản khoa làm tử vong một số trẻ sơ sinh và sản phụ thời gian qua, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến giải thích đó là những tai biến chuyên môn xảy ra ngoài mong muốn của cán bộ y tế do các yếu tố về bệnh lý của bệnh nhân.
Chia sẻ với các đại biểu, người dân về những trường hợp tai biến sản khoa vừa xảy ra, Bộ trưởng nhấn mạnh những người làm trong ngành y tế cũng rất đau lòng và trăn trở.
Lý giải thêm, Bộ trưởng cho rằng do quan niệm năm Nhâm Thìn là năm đẹp nên số trẻ sinh mới tăng cao ở mức 15% tức là hơn 100.000 ca so với mọi năm, gây quá tải ở mọi tuyến. Ngoài ra, thực trạng cơ sở vật chất kém, quy chế chuyên môn, năng lực hạn chế của một số cán bộ y tế thấp cũng là một trong các nguyên nhân để xảy ra tai biến. Một số chỗ, có việc sai sót dẫn đến tai biến, Bộ trưởng thừa nhận.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng khẳng định với mọi trường hợp sai sót dù do nguyên nhân gián tiếp hay trực tiếp, Bộ cũng vẫn thành lập hội đồng kỷ luật để có hình thức xử lý. Bộ cũng đã tổ chức nhiều đợt tập huấn về quy trình điều trị, chuyên môn; tiến hành thanh tra giúp địa phương về chuyên môn. Tuy nhiên, về lâu dài cần tăng số lượng bác sỹ sản nhi; quy hoạch và tăng cường chất lượng khoa sản nhi các tuyến. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đề nghị Quốc hội ủng hộ tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho y tế để hạn chế sự cố này.
Có thể yên tâm với thực phẩm nhập khẩu chính ngạch
Giải đáp lo ngại của đại biểu Quốc hội về an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là việc phát hiện một số loại trái cây, thực phẩm có chất cấm vừa qua, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định Bộ nhận trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành trong công tác phát hiện, kiểm nghiệm thực phẩm. Thực phẩm nhập khẩu chính ngạch thì người tiêu dùng có thể yên tâm. Tuy nhiên, do thực tế xuất hiện nhiều loại thực phẩm nhập khẩu theo các đường tiểu ngạch nên công tác kiểm soát gặp khó khăn.
Được Chủ tịch Quốc hội đề nghị báo cáo thêm với Quốc hội về vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm, chỉ rõ mối bức xúc lớn của người dân hiện nay là vấn đề rau sạch, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân báo cáo, hiện nay, việc có các hộ trồng rau chỉ để bán chứ không ăn, xã nào cũng biết.
Để chấn chỉnh thực trạng này, Chính phủ đã chỉ đạo các chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng phối hợp với hội phụ nữ tại cơ sở thực hiện cam kết: “Không trồng rau không an toàn”; đồng thời nhân rộng mô hình chợ an toàn, cam kết không bán rau mất an toàn để kiểm soát đầu vào của các loại rau, hàng hóa.
Đề cập đến một thực trạng cũng đang gây hoang mang trong người tiêu dùng thời gian gần đây là gà nhập lậu xuất hiện tràn lan, không chỉ gây mất an toàn về sức khỏe mà con gây thâm hụt kinh tế trong nước, Phó Thủ tướng khẳng định loại thực phẩm này có 5 tác hại lớn, đáng chú ý nhiều trường hợp phát hiện có virus cúm tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại về sức khỏe nhân dân.
Phó Thủ tướng cũng chỉ rõ Ban Chỉ đạo Trung ương Vệ sinh an toàn thực phẩm thời gian qua đã tiến hành quyết liệt cùng các bộ, ngành, Thủ đô Hà Nội, các địa phương làm rõ và xác định được cả nước hiện có không quá 20 chủ hộ "đầu nậu" buôn bán gà nhập lậu. Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng yêu cầu các chủ hộ này phải chuyển đổi mặt hàng kinh doanh, nếu không sẽ xử lý , không cho tiếp tục kinh doanh nữa.
Mặt khác, ở cấp xã phải kiên quyết không tiếp tay cho việc trà trộn gà nhập lậu vào gà nuôi để đem bán. Các cơ quan chức năng cũng sẽ xử lý, xử phạt nghiêm túc, ở mức thật cao để đảm bảo ngăn chặn gà nhập lậu.
Cũng tại diễn đàn Quốc hội, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tha thiết mong muốn cử tri, bà con nhân dân cả nước kiên quyết không ăn gà nhập lậu để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Chính phủ cũng đang tích cực triển khai nhiều biện pháp để đảm bảo dịp Tết, người dân có thực phẩm an toàn sử dụng, Phó Thủ tướng cho biết.
Nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe
Cuối phiên chất vấn, “chốt” lại những nội dung chất vấn, trả lời chất vấn của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Bộ trưởng cho biết những nội dung trên liệu có tiến bộ hơn trong thời gian tới hay không.
Trả lời Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cam kết với nỗ lực của ngành y tế, cùng với sự tiếp tục đầu tư, nâng cấp cho lĩnh vực y tế của Quốc hội nhằm đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và với nhiều giải pháp của Bộ đang triển khai, những nội dung trên sẽ từng bước sẽ được cải thiện.
Kết luận phần chất vấn của Bộ trưởng Y tế, đề nghị Thanh tra Chính phủ báo cáo bằng văn bản với Quốc hội về kết quả thanh tra tiền chất gây nghiện, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ những nội dung chất vấn đối với Bộ trưởng Y tế đều là những vấn đề nóng hổi liên quan trực tiếp đến đời sống, sức khỏe, được cử tri hết sức quan tâm.
Đánh giá các câu hỏi chất vấn là thẳng thắn, phần trả lời của Bộ trưởng là chi tiết nên hơi dài, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh qua phần chất vấn này, Quốc hội, cử tri cả nước ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ, y, bác sỹ ngành y. Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra, nhất là sự xuất hiện nhiều bệnh mới, bệnh lạ, ngành y tế vẫn phải tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe.
Đề cập đến vấn đề xuống cấp y đức trong ngành y tế, Chủ tịch Quốc hội xác nhận đây là một tồn tại thực tế. Quốc hội luôn nghiêm khắc đối với những biểu hiện tiêu cực trong ngành y tế, bởi đây là nét văn hóa, là danh dự của ngành cần phải gìn giữ, phát huy.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định Quốc hội và cử tri cả nước mong muốn ngành y tế triển khai nhiều biện pháp hơn nữa trong việc quản lý giá; giữ gìn y đức người thầy thuốc; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thực hiện đồng thời với chính sách bảo hiểm y tế để chủ trương của Đảng, Nhà nước nhằm chăm sóc sức khỏe từ trẻ em đến người già được thực hiện tốt và phát huy hiệu quả trong thực tế.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu, giá thuốc phải được quản lý chặt chẽ đảm bảo không có sự chênh lệch cao giữa các quầy thuốc, giữa các vùng và với các nước trong khu vực. Chỉ rõ vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm là nhiệm vụ của nhiều bộ ngành, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Phó Thủ tướng và lãnh đạo các bộ, ngành tiếp tục siết chặt công tác quản lý thực phẩm, nhất là thực phẩm nhập ngoại, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và gây hoang mang trong nhân dân./.
Quang Vũ (TTXVN)