Ngày 4/2, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Ai Cập Mohammed Hussein Tantawi đã tới thị sát tình hình quảng trường Tahrir ở thủ đô Cairo, nơi những người biểu tình ủng hộ và chống chính phủ đụng độ nhau trong hai ngày qua.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh hàng nghìn người biểu tình đã tụ tập ở quảng trường trong "Ngày ra đi" để gia tăng sức ép đòi Tổng thống Hosni Mubarak từ chức. Cuộc biểu tình có thể lên tới đỉnh điểm sau lễ cầu nguyện thứ Sáu hàng tuần của người Hồi giáo.
Tuy nhiên, đài truyền hình quốc gia Ai Cập đưa tin nhiều người đã tỏ ý muốn chấm dứt biểu tình, trong khi quân đội cam kết đảm bảo cho họ rút khỏi quảng trường một cách an toàn.
Theo nguồn tin trên, Bộ trưởng Quốc phòng Tantauy đã nói chuyện với những người biểu tình. Ông đồng thời nhắc lại lời kêu gọi của Chính phủ Ai Cập muốn tổ chức "Anh em Hồi giáo" tham gia đối thoại với chính quyền.
Tuy nhiên, ông Mohammed al-Beltagi, một thành viên hàng đầu của "Anh em Hồi giáo", cho biết tổ chức này không có tham vọng ra tranh cử chức tổng thống và chỉ sẵn sàng đối thoại sau khi chế độ Mubarắc chấm dứt.
Trước đó cùng ngày, các lực lượng vũ trang Ai Cập tuyên bố rằng tất cả các cửa ra vào quảng trường Tahrir đều an toàn cho những người biểu tình muốn rời khỏi đây. Quân đội sẽ hỗ trợ ô tô để đưa họ về nhà.
Trả lời phỏng vấn trên truyền hình ngày 3/2, Phó Tổng thống Ai Cập Omar Suleiman cũng khẳng định rằng nhiệm vụ của lực lượng quân đội là bảo vệ người dân và đảm bảo các quyền phù hợp với hiến pháp và luật pháp của họ. Tuy nhiên, hiện giờ quân đội còn có nhiệm vụ mới là bảo vệ các công dân và chống lại những người vi phạm luật pháp.
Trong khi đó, trụ sở an ninh quốc gia tại thị trấn El-Arish của Ai Cập ngày 4/2 đã bị những người tấn công ném lựu đạn, khiến toà nhà bốc cháy, nhưng không gây thương vong.
Phản ứng trước những diễn biến phức tạp ở Ai Cập, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), bà Catherine Ashton nhấn mạnh việc bắt đầu đối thoại giữa nhà chức trách Ai Cập và phe đối lập là "hết sức cần thiết."
EU muốn tiến trình chuyển giao quyền lực ở Ai Cập diễn ra vào thời điểm hiện nay.
Cùng ngày, phát biểu trước khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels (Bỉ), Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng giới chức an ninh Ai Cập cần bảo đảm các cuộc biểu tình diễn ra "tự do và hòa bình"./.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh hàng nghìn người biểu tình đã tụ tập ở quảng trường trong "Ngày ra đi" để gia tăng sức ép đòi Tổng thống Hosni Mubarak từ chức. Cuộc biểu tình có thể lên tới đỉnh điểm sau lễ cầu nguyện thứ Sáu hàng tuần của người Hồi giáo.
Tuy nhiên, đài truyền hình quốc gia Ai Cập đưa tin nhiều người đã tỏ ý muốn chấm dứt biểu tình, trong khi quân đội cam kết đảm bảo cho họ rút khỏi quảng trường một cách an toàn.
Theo nguồn tin trên, Bộ trưởng Quốc phòng Tantauy đã nói chuyện với những người biểu tình. Ông đồng thời nhắc lại lời kêu gọi của Chính phủ Ai Cập muốn tổ chức "Anh em Hồi giáo" tham gia đối thoại với chính quyền.
Tuy nhiên, ông Mohammed al-Beltagi, một thành viên hàng đầu của "Anh em Hồi giáo", cho biết tổ chức này không có tham vọng ra tranh cử chức tổng thống và chỉ sẵn sàng đối thoại sau khi chế độ Mubarắc chấm dứt.
Trước đó cùng ngày, các lực lượng vũ trang Ai Cập tuyên bố rằng tất cả các cửa ra vào quảng trường Tahrir đều an toàn cho những người biểu tình muốn rời khỏi đây. Quân đội sẽ hỗ trợ ô tô để đưa họ về nhà.
Trả lời phỏng vấn trên truyền hình ngày 3/2, Phó Tổng thống Ai Cập Omar Suleiman cũng khẳng định rằng nhiệm vụ của lực lượng quân đội là bảo vệ người dân và đảm bảo các quyền phù hợp với hiến pháp và luật pháp của họ. Tuy nhiên, hiện giờ quân đội còn có nhiệm vụ mới là bảo vệ các công dân và chống lại những người vi phạm luật pháp.
Trong khi đó, trụ sở an ninh quốc gia tại thị trấn El-Arish của Ai Cập ngày 4/2 đã bị những người tấn công ném lựu đạn, khiến toà nhà bốc cháy, nhưng không gây thương vong.
Phản ứng trước những diễn biến phức tạp ở Ai Cập, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), bà Catherine Ashton nhấn mạnh việc bắt đầu đối thoại giữa nhà chức trách Ai Cập và phe đối lập là "hết sức cần thiết."
EU muốn tiến trình chuyển giao quyền lực ở Ai Cập diễn ra vào thời điểm hiện nay.
Cùng ngày, phát biểu trước khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels (Bỉ), Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng giới chức an ninh Ai Cập cần bảo đảm các cuộc biểu tình diễn ra "tự do và hòa bình"./.
(TTXVN/Vietnam+)