Bộ Giáo dục và Đào tạo bỏ quy định cứng về thi cụm, bỏ chấm chéo tỉnh. Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ được trả về cho các tỉnh tự tổ chức theo hình thức phù hợp với điều kiện và năng lực địa phương. Các sở tự tổ chức chấm chéo trong tỉnh mình.
Đây là những điểm mới đáng lưu ý nhất trong Dự thảo Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố.
Vấn đề thanh tra thi cũng có thay đổi. Theo đó, Bộ sẽ giao quyền thanh tra cho Sở Giáo dục và Đào tạo từ khâu chuẩn bị, tổ chức thi, chấm thi đến phúc khảo bài thi.
Bộ sẽ bỏ lực lượng thanh tra chéo giữa các tỉnh, thanh tra ủy quyền, thanh tra điều động từ các trường đại học.
Thay vào đó, tùy mỗi tỉnh, nếu thấy cần thiết, có thể ký hợp đồng trách nhiệm với trường đại học trên địa bàn của mình về hỗ trợ thanh tra.
Bộ sẽ tăng cường các đoàn thanh tra lưu động kiểm tra bất ngờ các địa phương.
Đề thi cũng sẽ có điều chỉnh. Theo đó, Bộ sẽ thay đổi thành phần ra đề thi, gồm cả giáo viên trung học phổ thông và giảng viên đại học, nhằm thực hiện tốt tính phản biện giữa các thành viên, nhằm đảm bảo tính chính xác của đề.
Ngoài ra, đề thi cũng bám sát các điều chỉnh về giảm tải của Bộ trong đầu năm học. Bên cạnh kiến thức cơ bản, đề cũng dành một tỷ lệ thích hợp cho vận dụng kỹ năng.
Theo ông Nguyễn Duy Kha, Trưởng phòng Khảo thí, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, những thay đổi này đã được ban chỉ đạo thi thảo luận, họp bàn rất kỹ, tham khảo ý kiến các địa phương.
“Chúng tôi công bố Dự thảo và mong nhận được sự quan tâm góp ý của các chuyên gia, các nhà giáo và những người quan tâm đến giáo dục để có phương án thi tốt nhất trong năm tới,” ông Kha nói.
Trong các năm học trước, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông được tổ chức theo hình thức thi cụm (một cụm thi gồm khoảng 3 trường). Bài thi của tỉnh này được gửi sang tỉnh khác chấm. Điều này đã gây không ít khó khăn khi có thí sinh phải đi hàng chục km mới đến điểm thi, phải thuê ôtô, ở nhà trọ để thi tốt nghiệp. Việc vận chuyển bài thi giữa các tỉnh cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là với các tỉnh miền núi, giao thông đi lại xa và đường xá không thuận lợi./.
Đây là những điểm mới đáng lưu ý nhất trong Dự thảo Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố.
Vấn đề thanh tra thi cũng có thay đổi. Theo đó, Bộ sẽ giao quyền thanh tra cho Sở Giáo dục và Đào tạo từ khâu chuẩn bị, tổ chức thi, chấm thi đến phúc khảo bài thi.
Bộ sẽ bỏ lực lượng thanh tra chéo giữa các tỉnh, thanh tra ủy quyền, thanh tra điều động từ các trường đại học.
Thay vào đó, tùy mỗi tỉnh, nếu thấy cần thiết, có thể ký hợp đồng trách nhiệm với trường đại học trên địa bàn của mình về hỗ trợ thanh tra.
Bộ sẽ tăng cường các đoàn thanh tra lưu động kiểm tra bất ngờ các địa phương.
Đề thi cũng sẽ có điều chỉnh. Theo đó, Bộ sẽ thay đổi thành phần ra đề thi, gồm cả giáo viên trung học phổ thông và giảng viên đại học, nhằm thực hiện tốt tính phản biện giữa các thành viên, nhằm đảm bảo tính chính xác của đề.
Ngoài ra, đề thi cũng bám sát các điều chỉnh về giảm tải của Bộ trong đầu năm học. Bên cạnh kiến thức cơ bản, đề cũng dành một tỷ lệ thích hợp cho vận dụng kỹ năng.
Theo ông Nguyễn Duy Kha, Trưởng phòng Khảo thí, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, những thay đổi này đã được ban chỉ đạo thi thảo luận, họp bàn rất kỹ, tham khảo ý kiến các địa phương.
“Chúng tôi công bố Dự thảo và mong nhận được sự quan tâm góp ý của các chuyên gia, các nhà giáo và những người quan tâm đến giáo dục để có phương án thi tốt nhất trong năm tới,” ông Kha nói.
Trong các năm học trước, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông được tổ chức theo hình thức thi cụm (một cụm thi gồm khoảng 3 trường). Bài thi của tỉnh này được gửi sang tỉnh khác chấm. Điều này đã gây không ít khó khăn khi có thí sinh phải đi hàng chục km mới đến điểm thi, phải thuê ôtô, ở nhà trọ để thi tốt nghiệp. Việc vận chuyển bài thi giữa các tỉnh cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là với các tỉnh miền núi, giao thông đi lại xa và đường xá không thuận lợi./.
Phạm Mai (Vietnam+)