Chiều 12/4, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà dẫn đầu đoàn công tác của Bộ đã kiểm tra việc triển khai Quyết định 315/QĐ-TTg ngày 1/3/2011 về thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trên cây lúa tại tỉnh An Giang; giải quyết các vướng mắc và kiểm tra thực tế tại huyện Châu Phú.
Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trên cây lúa là chủ trương lớn hợp lòng dân. Tuy vậy nông dân An Giang chưa mạnh dạn tham gia.
Chính sách bảo hiểm là chỉ bồi thường trên diện tích được Ủy ban nhân dân tỉnh công bố thiên tai, dịch bệnh với mức độ, phạm vi rộng lớn.
Trong khi đó, các xã của An Giang có nhiều tiểu vùng có diện tích thấp hơn 20% tổng diện tích của xã.
Bảo hiểm nông nghiệp trên cây lúa được thực hiện cả năm, nhưng An Giang không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, không có rét đậm, rét hại như khu vực miền Bắc, không có mưa bão lớn như miền Trung, tần suất thiên tai xảy ra thấp...
Do đó, tuy đầu vụ Đông Xuân 2011 - 2012, An Giang có 140 chủ thể đăng ký bảo hiểm 50.000 ha lúa, nhưng khi vào vụ chỉ có nông dân huyện Châu Phú tự nguyện ký kết hợp đồng bảo hiểm 110 ha.
Từ thực tế này, An Giang kiến nghị Chính phủ xem xét nâng chính sách hỗ trợ của hộ cận nghèo từ 80% hiện nay lên 100% như hộ nghèo; thực hiện ký kết hợp đồng và thu phí trực tiếp cho từng hộ nông dân tham gia; xem xét, tính toán áp dụng thiệt hại đến đâu giải quyết bồi thường đến đó...
Như vậy mới khắc phục được những vướng mắc, tiến tới hoàn thành chỉ tiêu thí điểm bảo hiểm cây lúa với kế hoạch vụ hè thu 2012 từ 10.000 - 15.000 ha tại 3 huyện là An Phú, Châu Phú và Thoại Sơn.
Theo đoàn kiểm tra của Bộ Tài chính, mức phí 27% là tốt nhất so với các nước trong khu vực.
Đoàn vẫn giữ quan điểm thực hiện hợp đồng theo chủ thể đại diện và cấp giấy chứng nhận cho từng hộ nông dân tham gia.
Thứ trưởng Trần Xuân Hà nhấn mạnh, An Giang là 1 trong số 3 tỉnh của cả nước (An Giang, Đồng Tháp và Đồng Nai) được Trung ương triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp nhằm bảo vệ sản xuất nông nghiệp của nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách.
Bảo hiểm cây lúa còn nằm trong Nghị quyết của Trung ương, vì vậy An Giang cần tìm nguyên nhân và giải pháp để tập trung đẩy mạnh truyên truyền cho người dân hiểu rõ lợi ích thiết thực của nông dân, tỉnh nên thực hiện chỉ đạo điểm cho phù hợp.
Các ngành chức năng cần rà soát không để bỏ sót hộ nghèo, cận nghèo, hộ thuê đất canh tác và hộ chính sách nằm trong cơ chế hỗ trợ và đặc biệt chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền nêu gương là chính./.
Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trên cây lúa là chủ trương lớn hợp lòng dân. Tuy vậy nông dân An Giang chưa mạnh dạn tham gia.
Chính sách bảo hiểm là chỉ bồi thường trên diện tích được Ủy ban nhân dân tỉnh công bố thiên tai, dịch bệnh với mức độ, phạm vi rộng lớn.
Trong khi đó, các xã của An Giang có nhiều tiểu vùng có diện tích thấp hơn 20% tổng diện tích của xã.
Bảo hiểm nông nghiệp trên cây lúa được thực hiện cả năm, nhưng An Giang không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, không có rét đậm, rét hại như khu vực miền Bắc, không có mưa bão lớn như miền Trung, tần suất thiên tai xảy ra thấp...
Do đó, tuy đầu vụ Đông Xuân 2011 - 2012, An Giang có 140 chủ thể đăng ký bảo hiểm 50.000 ha lúa, nhưng khi vào vụ chỉ có nông dân huyện Châu Phú tự nguyện ký kết hợp đồng bảo hiểm 110 ha.
Từ thực tế này, An Giang kiến nghị Chính phủ xem xét nâng chính sách hỗ trợ của hộ cận nghèo từ 80% hiện nay lên 100% như hộ nghèo; thực hiện ký kết hợp đồng và thu phí trực tiếp cho từng hộ nông dân tham gia; xem xét, tính toán áp dụng thiệt hại đến đâu giải quyết bồi thường đến đó...
Như vậy mới khắc phục được những vướng mắc, tiến tới hoàn thành chỉ tiêu thí điểm bảo hiểm cây lúa với kế hoạch vụ hè thu 2012 từ 10.000 - 15.000 ha tại 3 huyện là An Phú, Châu Phú và Thoại Sơn.
Theo đoàn kiểm tra của Bộ Tài chính, mức phí 27% là tốt nhất so với các nước trong khu vực.
Đoàn vẫn giữ quan điểm thực hiện hợp đồng theo chủ thể đại diện và cấp giấy chứng nhận cho từng hộ nông dân tham gia.
Thứ trưởng Trần Xuân Hà nhấn mạnh, An Giang là 1 trong số 3 tỉnh của cả nước (An Giang, Đồng Tháp và Đồng Nai) được Trung ương triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp nhằm bảo vệ sản xuất nông nghiệp của nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách.
Bảo hiểm cây lúa còn nằm trong Nghị quyết của Trung ương, vì vậy An Giang cần tìm nguyên nhân và giải pháp để tập trung đẩy mạnh truyên truyền cho người dân hiểu rõ lợi ích thiết thực của nông dân, tỉnh nên thực hiện chỉ đạo điểm cho phù hợp.
Các ngành chức năng cần rà soát không để bỏ sót hộ nghèo, cận nghèo, hộ thuê đất canh tác và hộ chính sách nằm trong cơ chế hỗ trợ và đặc biệt chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền nêu gương là chính./.
Thu Trang (TTXVN)