Chiều 26/4, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở Đề tài khoa học cấp nhà nước “Bổ sung, phát triển cương lĩnh năm 1991 của Đảng - cơ sở lý luận và thực tiễn.”
Đề tài do phó giáo sư-tiến sĩ Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương làm Chủ nhiệm.
Đây là 1 trong 32 đề tài thuộc Chương trình khoa học xã hội trọng điểm cấp Nhà nước “nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2006-2010.”
Từ thực tiễn của đất nước trong bối cảnh mới và thời đại, trên cơ sở vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp thu tinh hoa nhân loại, đề tài đề xuất đổi mới tư duy về những vấn đề có liên quan đến nội dung Cương lĩnh cần bổ sung, phát triển.
Đề tài đi sâu phân tích làm rõ những nội dung cần giữ nguyên, những nội dung không còn phù hợp với tình hình, điều kiện mới của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế..., những vấn đề cần bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991.
Sau gần ba năm thực hiện, đề tài đã huy động, tập trung gần 50 nhà khoa học đầu ngành tham gia nghiên cứu viết chuyên đề, góp ý kiến về các chuyên đề mà đề tài đặt ra.
Nét nổi bật là đề tài đã bám sát yêu cầu, thời gian và nội dung của Tiểu ban Cương lĩnh, kịp thời phục vụ có hiệu quả việc xây dựng dự thảo bổ sung, phát triển Cương lĩnh 1991.
Nhiều báo cáo tổng hợp nghiên cứu, tổng hợp các chuyên đề và kiến nghị, đặc biệt là bản dự thảo hoàn chỉnh “Bổ sung và phát triển Cương lĩnh” đã được trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tiểu ban Cương lĩnh nghiên cứu tham khảo.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp thiết thực cho việc xây dựng các văn kiện trình Đại hội XI của Đảng/.
Đề tài do phó giáo sư-tiến sĩ Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương làm Chủ nhiệm.
Đây là 1 trong 32 đề tài thuộc Chương trình khoa học xã hội trọng điểm cấp Nhà nước “nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2006-2010.”
Từ thực tiễn của đất nước trong bối cảnh mới và thời đại, trên cơ sở vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp thu tinh hoa nhân loại, đề tài đề xuất đổi mới tư duy về những vấn đề có liên quan đến nội dung Cương lĩnh cần bổ sung, phát triển.
Đề tài đi sâu phân tích làm rõ những nội dung cần giữ nguyên, những nội dung không còn phù hợp với tình hình, điều kiện mới của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế..., những vấn đề cần bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991.
Sau gần ba năm thực hiện, đề tài đã huy động, tập trung gần 50 nhà khoa học đầu ngành tham gia nghiên cứu viết chuyên đề, góp ý kiến về các chuyên đề mà đề tài đặt ra.
Nét nổi bật là đề tài đã bám sát yêu cầu, thời gian và nội dung của Tiểu ban Cương lĩnh, kịp thời phục vụ có hiệu quả việc xây dựng dự thảo bổ sung, phát triển Cương lĩnh 1991.
Nhiều báo cáo tổng hợp nghiên cứu, tổng hợp các chuyên đề và kiến nghị, đặc biệt là bản dự thảo hoàn chỉnh “Bổ sung và phát triển Cương lĩnh” đã được trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tiểu ban Cương lĩnh nghiên cứu tham khảo.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp thiết thực cho việc xây dựng các văn kiện trình Đại hội XI của Đảng/.
Hương Thủy (Vietnam+)