Thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo dự định bỏ chấm chéo bài thi giữa các tỉnh, bỏ quy định cứng về thi cụm và giao quyền tự chủ tổ chức thi tốt nghiệp Trung học phổ thông cho các sở đã khiến không ít lãnh đạo sở “thở phào” nhẹ nhõm.
“Không phải chở bài đi tỉnh khác, chúng tôi sẽ chủ động hơn trong kế hoạch chấm thi. Không quy định cứng về thi cụm thì thí sinh đi lại sẽ thuận lợi hơn,” ông Đậu Văn Phúc, Trưởng phòng Khảo thí, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An nói.
Bỏ là hợp lý
Ông Phúc cho biết, khó khăn nhất của việc chấm chéo là phải hoàn toàn phụ thuộc vào tỉnh bạn, đơn vị chấm bài thi cho tỉnh mình. Là một tỉnh lớn, số lượng giáo viên lớn nên thường Nghệ An hoàn thành khá sớm nhiệm vụ chấm thi cho tỉnh khác, nhưng các tỉnh chấm bài thi cho Nghệ An lại chậm hơn do số bài thi của tình này rất lớn.
"Nếu tự tổ chức, chúng tôi sẽ chủ động được kế hoạch chấm thi, sớm công bố kết quả cho thí sinh để các em yên tâm," ông Phúc chia sẻ.
Đồng quan điểm này, ông Đỗ Quý Liên, Trưởng phòng Khảo thí, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang cho biết, các năm trước, sở phải rất vất vả trong việc vận chuyển bài thi. Khâu phúc khảo cũng khá phức tạp vì người chấm lại là giáo viên tỉnh khác
Nhất trí cao với Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc bỏ chấm chéo giữa các tỉnh, lãnh đạo các sở cũng cho rằng, việc bỏ quy định bắt buộc thi cụm cũng giúp cho công tác tổ chức thi thuận lợi hơn. Theo dự thảo, Bộ sẽ trao toàn quyền cho các địa phương được tự quyết hình thức thi phù hợp. Trước quy định rất « thoáng » này của Bộ, lãnh đạo nhiều sở cho biết, sở vẫn sử dụng hình thức thi cụm do hình thức thi này có ưu điểm là giảm thiểu được những tiêu cực. Tuy nhiên, khác với những năm trước, việc bố trí các cụm sẽ linh hoạt hơn để tạo điều kiện cho các thí sinh ở vùng sâu vùng xa đi thi thuận lợi nhất.
"Chúng tôi sẽ kết hợp cả hai mô hình thi cụm và điểm thi độc lập, chẳng hạn các trường thuộc miền núi Kỳ Sơn, Đô Lương sẽ có những điểm thi riêng," ông Đậu Văn Phúc, Trưởng phòng Khảo thí, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An chia sẻ.
Cần tin tưởng vào địa phương
Không chỉ giao cho địa phương tự tổ chức thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo còn giao luôn cả nhiệm vụ thanh tra cho các sở, từ công tác chuẩn bị đến coi thi, chấm thi và phúc khảo bài thi. Bên cạnh đó, thay vì lực lượng thanh tra Bộ hùng hậu như mọi năm, Bộ sẽ rút toàn bộ lực lượng thanh tra ủy quyền, thanh tra chéo giữa các tỉnh cũng như đội ngũ cán bộ giảng viên từ các trường đại học như mọi năm. Ngoài thanh tra nội tỉnh, chỉ có các đoàn thanh tra lưu động của Bộ đi giám sát các địa phương.
Điều này khiến dư luận không khỏi lo ngại về tính khách quan và chính xác của kỳ thi.
Ủng hộ đổi mới trong thi cử của Bộ, nhưng ông Hồ Văn Thống, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp cho rằng, nếu không nêu cao tinh thần "học thật thi thật" thì rất dễ nảy sinh tiêu cực.
Đây cũng là băn khoăn của ông Nguyễn Văn Tám, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên. Theo ông Tám, việc bỏ thi cụm sẽ giúp học sinh và phụ huynh đỡ vất vả, nhưng giám thị sẽ phải giám sát tích cực hơn.
Nhìn ở góc độ khác, ông Đỗ Quý Liên, Trưởng phòng Khảo thí, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang lại cho rằng, vấn đề quan trọng không phải ở thi cụm hay chấm chéo mà ở chính ý thức của người làm công tác coi thi, nhất là ở người lãnh đạo ngành. Nếu người đứng đầu kiên quyết nói "không" với tiêu cực trong thi cử thì kỳ thi sẽ nghiêm túc.
Còn theo Phó giáo sư Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội), chống tiêu cực là điều phải làm, nhưng Bộ không thể ôm đồm mãi được. Bộ cần tin tưởng ở các cấp dưới và khi Bộ giao việc cho các sở chứng tỏ Bộ đã tin tưởng vào các địa phương có thể tổ chức tốt kỳ thi.
"Tôi rất hoan nghênh những đổi mới này của Bộ. Đó là những thay đổi hợp lý và cần làm," ông Cương nói./.
“Không phải chở bài đi tỉnh khác, chúng tôi sẽ chủ động hơn trong kế hoạch chấm thi. Không quy định cứng về thi cụm thì thí sinh đi lại sẽ thuận lợi hơn,” ông Đậu Văn Phúc, Trưởng phòng Khảo thí, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An nói.
Bỏ là hợp lý
Ông Phúc cho biết, khó khăn nhất của việc chấm chéo là phải hoàn toàn phụ thuộc vào tỉnh bạn, đơn vị chấm bài thi cho tỉnh mình. Là một tỉnh lớn, số lượng giáo viên lớn nên thường Nghệ An hoàn thành khá sớm nhiệm vụ chấm thi cho tỉnh khác, nhưng các tỉnh chấm bài thi cho Nghệ An lại chậm hơn do số bài thi của tình này rất lớn.
"Nếu tự tổ chức, chúng tôi sẽ chủ động được kế hoạch chấm thi, sớm công bố kết quả cho thí sinh để các em yên tâm," ông Phúc chia sẻ.
Đồng quan điểm này, ông Đỗ Quý Liên, Trưởng phòng Khảo thí, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang cho biết, các năm trước, sở phải rất vất vả trong việc vận chuyển bài thi. Khâu phúc khảo cũng khá phức tạp vì người chấm lại là giáo viên tỉnh khác
Nhất trí cao với Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc bỏ chấm chéo giữa các tỉnh, lãnh đạo các sở cũng cho rằng, việc bỏ quy định bắt buộc thi cụm cũng giúp cho công tác tổ chức thi thuận lợi hơn. Theo dự thảo, Bộ sẽ trao toàn quyền cho các địa phương được tự quyết hình thức thi phù hợp. Trước quy định rất « thoáng » này của Bộ, lãnh đạo nhiều sở cho biết, sở vẫn sử dụng hình thức thi cụm do hình thức thi này có ưu điểm là giảm thiểu được những tiêu cực. Tuy nhiên, khác với những năm trước, việc bố trí các cụm sẽ linh hoạt hơn để tạo điều kiện cho các thí sinh ở vùng sâu vùng xa đi thi thuận lợi nhất.
"Chúng tôi sẽ kết hợp cả hai mô hình thi cụm và điểm thi độc lập, chẳng hạn các trường thuộc miền núi Kỳ Sơn, Đô Lương sẽ có những điểm thi riêng," ông Đậu Văn Phúc, Trưởng phòng Khảo thí, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An chia sẻ.
Cần tin tưởng vào địa phương
Không chỉ giao cho địa phương tự tổ chức thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo còn giao luôn cả nhiệm vụ thanh tra cho các sở, từ công tác chuẩn bị đến coi thi, chấm thi và phúc khảo bài thi. Bên cạnh đó, thay vì lực lượng thanh tra Bộ hùng hậu như mọi năm, Bộ sẽ rút toàn bộ lực lượng thanh tra ủy quyền, thanh tra chéo giữa các tỉnh cũng như đội ngũ cán bộ giảng viên từ các trường đại học như mọi năm. Ngoài thanh tra nội tỉnh, chỉ có các đoàn thanh tra lưu động của Bộ đi giám sát các địa phương.
Điều này khiến dư luận không khỏi lo ngại về tính khách quan và chính xác của kỳ thi.
Ủng hộ đổi mới trong thi cử của Bộ, nhưng ông Hồ Văn Thống, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp cho rằng, nếu không nêu cao tinh thần "học thật thi thật" thì rất dễ nảy sinh tiêu cực.
Đây cũng là băn khoăn của ông Nguyễn Văn Tám, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên. Theo ông Tám, việc bỏ thi cụm sẽ giúp học sinh và phụ huynh đỡ vất vả, nhưng giám thị sẽ phải giám sát tích cực hơn.
Nhìn ở góc độ khác, ông Đỗ Quý Liên, Trưởng phòng Khảo thí, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang lại cho rằng, vấn đề quan trọng không phải ở thi cụm hay chấm chéo mà ở chính ý thức của người làm công tác coi thi, nhất là ở người lãnh đạo ngành. Nếu người đứng đầu kiên quyết nói "không" với tiêu cực trong thi cử thì kỳ thi sẽ nghiêm túc.
Còn theo Phó giáo sư Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội), chống tiêu cực là điều phải làm, nhưng Bộ không thể ôm đồm mãi được. Bộ cần tin tưởng ở các cấp dưới và khi Bộ giao việc cho các sở chứng tỏ Bộ đã tin tưởng vào các địa phương có thể tổ chức tốt kỳ thi.
"Tôi rất hoan nghênh những đổi mới này của Bộ. Đó là những thay đổi hợp lý và cần làm," ông Cương nói./.
Phạm Mai (Vietnam+)