Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta ngày 4/8 cảnh báo ông sẽ không chấp nhận thêm các mức cắt giảm chi tiêu quân sự lớn, cho rằng động thái này sẽ làm suy yếu tiếng nói của Mỹ trước các cường quốc đang nổi.
Tại cuộc họp báo chính thức đầu tiên kể từ khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tháng trước, ông Panetta đã lên tiếng phản đối cắt giảm ngân sách trong bối cảnh một ủy ban đặc biệt đang chuẩn bị xem xét các mức cắt giảm chi tiêu mới.
Bộ trưởng Panetta, vốn là một nghị sỹ kỳ cựu của đảng Dân chủ đồng thời từng phụ trách vấn đề ngân sách, cho rằng con số cắt giảm 350 tỷ USD trong ngân sách quốc phòng Mỹ 10 năm tới trong đạo luật nâng mức trần nợ công vừa được ban hành là lớn, song vẫn ở mức "chấp nhận được." Tuy nhiên, bộ này sẽ phản đối kế hoạch cắt giảm sâu rộng hơn nữa ngân sách quốc phòng và giới chức cần nghiên cứu phương án cắt giảm ở các lĩnh vực khác.
Ông cho rằng Mỹ vẫn cần kiện toàn sức mạnh quốc phòng nhằm đưa các cuộc chiến tới hồi kết ổn định, và để đối mặt với những mối đe dọa từ các nước đang theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân gây tranh cãi. Ông tuyên bố hoàn toàn tin tưởng rằng việc cắt giảm này sẽ không thực sự phương hại tới an ninh quốc gia, binh sỹ Mỹ cũng như gia đình họ và sự ổn định của quân đội nhằm bảo vệ quốc gia.
Đồng quan điểm với Bộ trưởng Panetta, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân, Đô đốc Michael Mullen, bày tỏ sự lo ngại về việc có thể cắt giảm thêm nữa ngân sách quốc phòng.
Phát biểu với báo giới, Đô đốc Mullen tuyên bố ông hiểu nhu cầu cắt giảm 350 tỷ USD ngân sách quốc phòng trong dự luật nâng giới hạn trần vay nợ và cắt giảm ngân sách của chính phủ vừa được Tổng thống Barack Obama ký ban hành hồi đầu tuần. Nhưng ông thận trọng lưu ý rằng không nên cắt giảm thêm nữa ngân sách của Lầu Năm Góc.
Luật về nâng trần nợ công quy định một ủy ban Quốc hội sẽ soạn thảo một kế hoạch để tiếp tục cắt giảm thêm chi tiêu liên bang. Nếu ủy ban này không đưa ra được kế hoạch, tất cả các cơ quan trực thuộc chính phủ, bao gồm cả Bộ Quốc phòng, sẽ tự động bị cắt giảm thêm ngân sách.
Ngân sách quốc phòng Mỹ hầu như đã tăng gấp đôi kể từ sau sự kiện 11/9/2001 và hiện chiếm khoảng 20% ngân sách liên bang. Năm ngoái, Mỹ đã chi khoảng 700 tỷ USD cho quốc phòng, cao hơn rất nhiều so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới./.
Tại cuộc họp báo chính thức đầu tiên kể từ khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tháng trước, ông Panetta đã lên tiếng phản đối cắt giảm ngân sách trong bối cảnh một ủy ban đặc biệt đang chuẩn bị xem xét các mức cắt giảm chi tiêu mới.
Bộ trưởng Panetta, vốn là một nghị sỹ kỳ cựu của đảng Dân chủ đồng thời từng phụ trách vấn đề ngân sách, cho rằng con số cắt giảm 350 tỷ USD trong ngân sách quốc phòng Mỹ 10 năm tới trong đạo luật nâng mức trần nợ công vừa được ban hành là lớn, song vẫn ở mức "chấp nhận được." Tuy nhiên, bộ này sẽ phản đối kế hoạch cắt giảm sâu rộng hơn nữa ngân sách quốc phòng và giới chức cần nghiên cứu phương án cắt giảm ở các lĩnh vực khác.
Ông cho rằng Mỹ vẫn cần kiện toàn sức mạnh quốc phòng nhằm đưa các cuộc chiến tới hồi kết ổn định, và để đối mặt với những mối đe dọa từ các nước đang theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân gây tranh cãi. Ông tuyên bố hoàn toàn tin tưởng rằng việc cắt giảm này sẽ không thực sự phương hại tới an ninh quốc gia, binh sỹ Mỹ cũng như gia đình họ và sự ổn định của quân đội nhằm bảo vệ quốc gia.
Đồng quan điểm với Bộ trưởng Panetta, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân, Đô đốc Michael Mullen, bày tỏ sự lo ngại về việc có thể cắt giảm thêm nữa ngân sách quốc phòng.
Phát biểu với báo giới, Đô đốc Mullen tuyên bố ông hiểu nhu cầu cắt giảm 350 tỷ USD ngân sách quốc phòng trong dự luật nâng giới hạn trần vay nợ và cắt giảm ngân sách của chính phủ vừa được Tổng thống Barack Obama ký ban hành hồi đầu tuần. Nhưng ông thận trọng lưu ý rằng không nên cắt giảm thêm nữa ngân sách của Lầu Năm Góc.
Luật về nâng trần nợ công quy định một ủy ban Quốc hội sẽ soạn thảo một kế hoạch để tiếp tục cắt giảm thêm chi tiêu liên bang. Nếu ủy ban này không đưa ra được kế hoạch, tất cả các cơ quan trực thuộc chính phủ, bao gồm cả Bộ Quốc phòng, sẽ tự động bị cắt giảm thêm ngân sách.
Ngân sách quốc phòng Mỹ hầu như đã tăng gấp đôi kể từ sau sự kiện 11/9/2001 và hiện chiếm khoảng 20% ngân sách liên bang. Năm ngoái, Mỹ đã chi khoảng 700 tỷ USD cho quốc phòng, cao hơn rất nhiều so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới./.
(TTXVN/Vietnam+)