Bộ Ngoại giao tổ chức thượng cờ ASEAN, Quốc kỳ

Sáng 8/8, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Lễ thượng cờ ASEAN và Quốc kỳ Việt Nam nhân kỷ niệm 46 năm ngày thành lập ASEAN.
Sáng 8/8, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Lễ thượng cờ ASEAN vàQuốc kỳ Việt Nam nhân kỷ niệm 46 năm ngày thành lập ASEAN (8/8/1967-8/8/2013) và 18 năm Việt Nam tham gia ASEAN (28/7/1995-28/7/2013).

Chứng kiến Lễ kéo cờ có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quanh Vinh, lãnhđạo các Bộ Công thương, Lao động-Thương binh và Xã hội cùng Đại sứ cácnước thành viên ASEAN tại Việt Nam.

Ngay sau Lễthượng cờ, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quanh Vinh đã trao đổi với báo chíxung quanh các vấn đề về ASEAN.

Đánh giá về những thành tựu ASEAN đãđạt được trong thời gian qua, Thứ trưởng cho biết 46 năm qua, mỗi lầnkỷ niệm ngày 8/8, chúng ta đều ghi nhận những bước phát triển rất lớncủa ASEAN.

Thứ nhất là sau 46 năm, ASEAN đã có hiến chương, hoàn thành2/3 chặng đường xây dựng cộng đồng để chính thức tuyên bố thành lập cộngđồng ASEAN vào ngày 31/12/2015.

Tiếp đó, ASEAN đã đảm nhận tốt vai tròchủ đạo của mình trong cấu trúc khu vực đang định hình, để thúc đẩy hợptác, hòa bình và duy trì ổn định, trong khu vực.

Thứ 3 là ASEAN đã gópphần thúc đẩy những biện pháp về xây dựng lòng tin, tạo ra những cơ chếvề hợp tác trong khu vực giúp gắn kết những đối tác bên ngoài, đặc biệtlà các nước lớn để cùng chung tay xây dựng những mục tiêu chung là hòabình, ổn định và hợp tác phát triển. Đây chính là cơ sở cho cấu trúc khuvực đang định hình với vai trò chủ đạo của ASEAN để tất cả các nỗ lựccủa các nước trong khu vực đều phục vụ tốt hơn sự phát triển và phúc lợicủa người dân.

Kể từ khi được thành lập vào năm1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á luôn đề cao tinh thần hợp tác,đồng thuận vì sự phát triển và thịnh vượng chung của khu vực, Thứ trưởngPhạm Quang Vinh nhấn mạnh, thời gian qua, ASEAN đã chủ động xử lý nhữngvấn đề và những thách thức liên quan đến an ninh và phát triển ở khuvực trong đó có cả vấn đề Biển Đông, duy trì hòa bình, ổn định, an ninhan toàn hàng hải ở Biển Đông, đảm bảo giải quyết hòa bình tranh chấpđồng thời tuân thủ luật pháp quốc tế, công ước luật biển. Trong chặngđường liên kết, hội nhập kinh tế của mình, đây thực sự có thể coi là mộtđiểm sáng trong xây dựng cộng đồng ASEAN.

Về vaitrò và đóng góp của Việt Nam trong ASEAN những năm qua, Thứ trưởngkhẳng định Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, chặng đường 18 năm quachúng ta càng ngày càng hội nhập và đóng góp nhiều hơn, tích cực hơntrong nỗ lực chung của ASEAN.

Điểm đáng chú ý là cùng với sự tham giaASEAN là sự song trùng quá trình thúc đẩy và đẩy mạnh phát triển kinh tếở Việt Nam. Điều đó tạo ra những vị thế mới và sức năng động mớicho Việt Nam, có thể đóng góp sâu rộng và tích cực hơn trong ASEAN.Khi bước vào ASEAN, Việt Nam đã từng bước hội nhập với việc thựchiện càng ngày càng đầy đủ, trách nhiệm những cam kết của một nước thànhviên. Từ những việc liên quan đến thực hiện các văn bản đã có trongASEAN như thực hiện Hiệp ước về Hợp tác và Thân thiện Đông Nam Á, từngbước thực hiện những chỉ tiêu, tiêu chí về hội nhập, chúng ta đã vươnlên trở thành nước tham gia vào quá trình định hướng trong hoạt động củaASEAN.

Việt Nam đã nhiều lần tham gia làm chủ tịch ASEAN, đặc biệt làthành quả khi Việt Nam đảm nhận chức chủ tịch ASEAN năm 2010 trong bốicảnh quy định và cơ cấu tổ chức mới của ASEAN theo Hiến chương ASEAN.Đây là lần đầu tiên chúng ta làm chủ tịch ASEAN theo Hiến chương là trêntất cả các kênh chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội.

Trong suốt 1 nămchủ tịch, tất cả các nước đều đánh giá cao Việt Nam đã đặt ra nền móngvề pháp lý để Hiến chương đi vào cuộc sống, thực sự khởi động nỗ lựctriển khai mạnh mẽ lộ trình xây dựng cộng đồng ASEAn được thông qua vàonăm 2009.

Việt Nam cũng đã trực tiếp tham gia vàonhững văn kiện mang tính chiến lược lâu dài của ASEAN, tạo ra nền tảngđể ASEAN đi vào cộng đồng và phát triển trong những năm tiếp theo củacộng đồng, đồng thời mở rộng quan hệ của ASEAN với đối tác.

Rõ nét nhấtlà chúng ta đã đóng góp rất tích cực vào Hiến chương ASEAN, đây là vănbản pháp lý quan trọng, đưa ASEAN từ Hiệp hội hoạt động trên cơ sở 1tuyên bố chính trị năm 1967, nay bắt đầu đi vào hoạt động trên cơ sởpháp lý có những cơ cấu tổ chức bộ máy mới để đảm bảo hiệu quả hoạt độngcũng như triển khai các quyết định của ASEAN.

Thứ 2, Việt Nam là 1trong những nước đóng góp rất tích cực vào lộ trình xây dựng cộng đồngASEAN trên 3 trụ cột. Thứ 3 là kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN cũngđược thông qua năm 2010 tại Việt Nam và còn nhiều văn kiện khác nhằm tạothành khung chính trị và pháp lý để ASEAN đi vào cộng đồng, mở rộngquan hệ với đối tác và phát huy vai trò trung tâm của khu vực.

Thứ trưởng Phạm Quang Vinh nhấn mạnh, những đóng góp của Việt Namđã tạo ra vị thế mới cho đất nước đồng thời thúc đẩy những nỗ lực chungcủa ASEAN hướng tới mục tiêu chung của Hiệp hội. Bản thân Việt Namđã nỗ lực rất lớn ở tầm quốc gia để có thể đạt được những tiêu chí vềhội nhập và liên kết kinh tế.

Công cuộc đổi mới, mở rộng hội nhập củaĐảng và Nhà nước ta đã tạo đà cho Việt Nam có thể bắt kịp và chủđộng tham gia trong chặng đường từ nay đến 2015. Sau đó chúng ta sẽ tiếptục tích cực cùng các nước phát huy trách nhiệm của mình để ASEAN luônđoàn kết, đồng thuận và phát triển mạnh mẽ trong những năm tiếp theo,đóng vai trò hạt nhân, chủ động trong bảo đàm hòa bình, an ninh, pháttriển trong khu vực.

Cuối cùng, ASEAN phải là nhân tố tạo ra môi trườngliên kết để có không gian thị trường thúc đẩy sự phát triển chung. ViệtNam với chính sách kinh tế và những thành quả đổi mới, kinh nghiệmtham gia ASEAN... sẽ tiếp tục được bạn bè đánh giá cao và đóng góp ngàycàng tốt hơn cho ASEAN./.

Đỗ Quyên (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục