Hơn 150 ngư dân và người thổ dân bản địa ngày 21/3 đã bắt đầu chiếm lấy một trong bốn công trình xây dựng ở con đập khổng lồ Belo Monte ở sông Amazon, để phản đối việc chính phủ Brazil xây dựng nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới, làm đe dọa hệ sinh thái ở khu vực này.
Ông Maira Irigaray, luật sư của tổ chức phi chính phủ Amazon Watch, cho biết phong trào biểu tình có tên Xingu Vivo phản đối kế hoạch xây đập đã bắt đầu từ tháng 6/2012.
Người dân cho biết họ vẫn đang chờ đợi tiền bồi thường như đã hứa của liên doanh Norte Engergia.
Ông Irigaray cho biết: "Các hoạt động xây dựng ở khu vực Pimental, nơi con sông Xingu (một nhánh của sông Amazon) khô cạn, đã bị ngưng lại hoàn toàn. Khoảng 30.000 nhân viên đã được ban quản lý cho rút đi theo đề nghị của người biểu tình."
Công trình thủy điện Belo Monte nằm tại bang Para, miền Bắc Brazil, với tổng số vốn đầu tư lên tới 17 tỷ USD, có tổng công suất ước tính 11.200 MW, tương đương 11% sản lượng điện của Brazil. Theo thiết kế, Belo Monte là đập thủy điện lớn thứ hai ở Brazil và lớn thứ ba thế giới, sau đập Itaipu có công suất 14.000 MW ở miền Nam nước này và đập Tam Hiệp ở Trung Quốc (công suất 18.000 MW).
Tuy nhiên, công trình này lâu nay đã vấp phải sự phản đối của người dân địa phương cũng như các tổ chức môi trường và nhân quyền trên thế giới.
Các ý kiến phản đối cho rằng việc xây dựng đập thủy điện Belo Monte sẽ ảnh hưởng tới diện tích rộng 500 km2, khiến khoảng 30.000 người dân sinh sống trong khu vực rừng Amazon buộc phải di dời và gây úng ngập nhiều diện tích rừng tự nhiên.
Việc xây dựng đập thủy điện Belo Monte đã được triển khai từ năm 2011 và theo kế hoạch sẽ hoàn tất vào năm 2019. Chính phủ Brazil có kế hoạch đầu tư tổng cộng 1,2 tỷ USD để hỗ trợ người dân trong việc di dời chỗ ở trong thời gian thi công công trình này.
Thông báo của phong trào Xingu Vivo cho biết người biểu tình phần lớn là ngư dân tới từ làng Jericoa và người bản địa thuộc các bộ lạc Xipaia, Kuruaia, Canela và Juruna. Thông báo cũng cho biết thêm rằng giờ đây ngư dân ở Jericoa không thể đánh bắt và không có nước uống.
Người biểu tình cáo buộc Norte Energia không tôn trọng thỏa thuận đã ký hồi tháng 6/2012 khi hàng trăm người bản địa chiếm khu vực Pimental trong ba tuần./.
Ông Maira Irigaray, luật sư của tổ chức phi chính phủ Amazon Watch, cho biết phong trào biểu tình có tên Xingu Vivo phản đối kế hoạch xây đập đã bắt đầu từ tháng 6/2012.
Người dân cho biết họ vẫn đang chờ đợi tiền bồi thường như đã hứa của liên doanh Norte Engergia.
Ông Irigaray cho biết: "Các hoạt động xây dựng ở khu vực Pimental, nơi con sông Xingu (một nhánh của sông Amazon) khô cạn, đã bị ngưng lại hoàn toàn. Khoảng 30.000 nhân viên đã được ban quản lý cho rút đi theo đề nghị của người biểu tình."
Công trình thủy điện Belo Monte nằm tại bang Para, miền Bắc Brazil, với tổng số vốn đầu tư lên tới 17 tỷ USD, có tổng công suất ước tính 11.200 MW, tương đương 11% sản lượng điện của Brazil. Theo thiết kế, Belo Monte là đập thủy điện lớn thứ hai ở Brazil và lớn thứ ba thế giới, sau đập Itaipu có công suất 14.000 MW ở miền Nam nước này và đập Tam Hiệp ở Trung Quốc (công suất 18.000 MW).
Tuy nhiên, công trình này lâu nay đã vấp phải sự phản đối của người dân địa phương cũng như các tổ chức môi trường và nhân quyền trên thế giới.
Các ý kiến phản đối cho rằng việc xây dựng đập thủy điện Belo Monte sẽ ảnh hưởng tới diện tích rộng 500 km2, khiến khoảng 30.000 người dân sinh sống trong khu vực rừng Amazon buộc phải di dời và gây úng ngập nhiều diện tích rừng tự nhiên.
Việc xây dựng đập thủy điện Belo Monte đã được triển khai từ năm 2011 và theo kế hoạch sẽ hoàn tất vào năm 2019. Chính phủ Brazil có kế hoạch đầu tư tổng cộng 1,2 tỷ USD để hỗ trợ người dân trong việc di dời chỗ ở trong thời gian thi công công trình này.
Thông báo của phong trào Xingu Vivo cho biết người biểu tình phần lớn là ngư dân tới từ làng Jericoa và người bản địa thuộc các bộ lạc Xipaia, Kuruaia, Canela và Juruna. Thông báo cũng cho biết thêm rằng giờ đây ngư dân ở Jericoa không thể đánh bắt và không có nước uống.
Người biểu tình cáo buộc Norte Energia không tôn trọng thỏa thuận đã ký hồi tháng 6/2012 khi hàng trăm người bản địa chiếm khu vực Pimental trong ba tuần./.
Trà My (Vietnam+)