Sáng nay, 8/8, Hội đồng điểm sàn của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ họp tại trụ sở Bộ để bàn phương án và quyết định mức điểm sàn của kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013.
Điểm sàn là mức điểm tối thiểu để các trường gọi thí sinh vào nhập học. Do đó, nó sẽ quyết định sự đỗ, trượt của hàng trăm nghìn thí sinh. Thời điểm này, sỹ tử cả nước đang “nín thở” chờ quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điểm sàn nhiều năm nay được giữ tương đối ổn định ở mức 13 điểm với khối A, D và từ 14 đến 14,5 điểm với các khối B, C.
Tuy nhiên, mức điểm này được nhiều trường đại học, cao đẳng, nhất là các trường ngoài công lập, cho rằng chưa hợp lý, dẫn đến số thí sinh trên điểm sàn ít, làm các trường khan hiếm nguồn tuyển. Liên tiếp trong vài năm gần đây, các trường kiến nghị Bộ xem xét lại cách tính.
Thừa nhận có sự bất hợp lý trong việc xác định điểm sàn, năm nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có sự nghiên cứu trong vấn đề này. Theo đó, có thể thấy điểm sàn sẽ có sự điều chỉnh theo hướng nhằm tăng nguồn tuyển, tăng số thí sinh trên điểm sàn, nghĩa là điểm sàn có thể giảm.
Tuy nhiên, điểm sàn 13 điểm cho ba môn, nghĩa là trung bình mỗi môn thí sinh chỉ cần trên 4 điểm, nếu tính cả điểm ưu tiên thì có thí sinh chỉ cần 3 điểm là có thể đỗ, đã khiến không ít người lo ngại về chất lượng đầu vào bậc đại học. Chính thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga cũng từng chia sẻ vấn đề này. Vì thế, có thể nói Bộ khó lòng hạ điểm sàn.
Muốn tăng nguồn tuyển nhưng không thể hạ điểm sàn, có một phương án khác để tăng số thí sinh đạt trên điểm sàn bằng cách tạo điều kiện để thí sinh làm bài tốt hơn, nghĩa là đề dễ hơn, mà nói như lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo là đề “vừa sức” hơn với thí sinh.
Theo đó, năm 2013, Bộ đã thay đổi cơ cấu ban ra đề thi. Thay vì tỷ lệ 50% chia đều cả hai nhóm giáo viên trung học phổ thông và giảng viên đại học thì cơ cấu ban đề thi năm nay chiếm 70% là số giáo viên phổ thông, tỷ lệ giảng viên đại học rút xuống 30%.
Bên cạnh đó, giáo viên phổ thông cũng được cơ cấu lại, có đại diện của tất cả các vùng miền, từ miền núi tới miền xuôi, từ Nam chí Bắc. Theo lý giải của Bộ, các giáo viên phổ thông ở các địa phương sẽ hiểu được năng lực học sinh của mình đến đâu để ra đề hợp lý.
Và với đề thi hợp lý, theo đúng tính toán, điểm thi đại học, cao đẳng năm nay tăng vọt tại tất cả các trường. Đề thi vẫn có tính phân loại cao để thí sinh đạt điểm tuyệt đối không nhiều nhưng số thí sinh ở ngưỡng 3 điểm trở xuống giảm hẳn, phổ điểm mức trung bình tăng lên. Hầu hết các trường đều tăng từ 1 đến 3 điểm, có trường thậm chí còn dự kiến điểm chuẩn tăng đến 5 điểm. Điều này đồng nghĩa với việc dù không cần tăng điểm sàn thì số thí sinh trên điểm sàn vẫn dồi dào hơn các năm trước. Các thí sinh trượt trường nhóm trên do điểm chuẩn cao là nguồn tuyển phong phú cho các trường nhóm dưới.
Sự thay đổi về phương án tính điểm sàn cũng như biến động về điểm thi dường như khiến điểm sàn năm nay trở nên khó đoán. Tuy nhiên, với các phân tích trên, nhiều ý kiến cho rằng điểm sàn năm nay sẽ không có nhiều thay đổi so với các năm trước. Điểm sàn không hạ hoặc có thể tăng nhẹ nhưng vẫn đạt mục tiêu làm tăng số lượng thí sinh trên sàn.
Cụ thể mức điểm là bao nhiêu sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố trưa nay, 8/8, sau khi có quyết định chính thức của Hội đồng xác định điểm sàn./.
Điểm sàn là mức điểm tối thiểu để các trường gọi thí sinh vào nhập học. Do đó, nó sẽ quyết định sự đỗ, trượt của hàng trăm nghìn thí sinh. Thời điểm này, sỹ tử cả nước đang “nín thở” chờ quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điểm sàn nhiều năm nay được giữ tương đối ổn định ở mức 13 điểm với khối A, D và từ 14 đến 14,5 điểm với các khối B, C.
Tuy nhiên, mức điểm này được nhiều trường đại học, cao đẳng, nhất là các trường ngoài công lập, cho rằng chưa hợp lý, dẫn đến số thí sinh trên điểm sàn ít, làm các trường khan hiếm nguồn tuyển. Liên tiếp trong vài năm gần đây, các trường kiến nghị Bộ xem xét lại cách tính.
Thừa nhận có sự bất hợp lý trong việc xác định điểm sàn, năm nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có sự nghiên cứu trong vấn đề này. Theo đó, có thể thấy điểm sàn sẽ có sự điều chỉnh theo hướng nhằm tăng nguồn tuyển, tăng số thí sinh trên điểm sàn, nghĩa là điểm sàn có thể giảm.
Tuy nhiên, điểm sàn 13 điểm cho ba môn, nghĩa là trung bình mỗi môn thí sinh chỉ cần trên 4 điểm, nếu tính cả điểm ưu tiên thì có thí sinh chỉ cần 3 điểm là có thể đỗ, đã khiến không ít người lo ngại về chất lượng đầu vào bậc đại học. Chính thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga cũng từng chia sẻ vấn đề này. Vì thế, có thể nói Bộ khó lòng hạ điểm sàn.
Muốn tăng nguồn tuyển nhưng không thể hạ điểm sàn, có một phương án khác để tăng số thí sinh đạt trên điểm sàn bằng cách tạo điều kiện để thí sinh làm bài tốt hơn, nghĩa là đề dễ hơn, mà nói như lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo là đề “vừa sức” hơn với thí sinh.
Theo đó, năm 2013, Bộ đã thay đổi cơ cấu ban ra đề thi. Thay vì tỷ lệ 50% chia đều cả hai nhóm giáo viên trung học phổ thông và giảng viên đại học thì cơ cấu ban đề thi năm nay chiếm 70% là số giáo viên phổ thông, tỷ lệ giảng viên đại học rút xuống 30%.
Bên cạnh đó, giáo viên phổ thông cũng được cơ cấu lại, có đại diện của tất cả các vùng miền, từ miền núi tới miền xuôi, từ Nam chí Bắc. Theo lý giải của Bộ, các giáo viên phổ thông ở các địa phương sẽ hiểu được năng lực học sinh của mình đến đâu để ra đề hợp lý.
Và với đề thi hợp lý, theo đúng tính toán, điểm thi đại học, cao đẳng năm nay tăng vọt tại tất cả các trường. Đề thi vẫn có tính phân loại cao để thí sinh đạt điểm tuyệt đối không nhiều nhưng số thí sinh ở ngưỡng 3 điểm trở xuống giảm hẳn, phổ điểm mức trung bình tăng lên. Hầu hết các trường đều tăng từ 1 đến 3 điểm, có trường thậm chí còn dự kiến điểm chuẩn tăng đến 5 điểm. Điều này đồng nghĩa với việc dù không cần tăng điểm sàn thì số thí sinh trên điểm sàn vẫn dồi dào hơn các năm trước. Các thí sinh trượt trường nhóm trên do điểm chuẩn cao là nguồn tuyển phong phú cho các trường nhóm dưới.
Sự thay đổi về phương án tính điểm sàn cũng như biến động về điểm thi dường như khiến điểm sàn năm nay trở nên khó đoán. Tuy nhiên, với các phân tích trên, nhiều ý kiến cho rằng điểm sàn năm nay sẽ không có nhiều thay đổi so với các năm trước. Điểm sàn không hạ hoặc có thể tăng nhẹ nhưng vẫn đạt mục tiêu làm tăng số lượng thí sinh trên sàn.
Cụ thể mức điểm là bao nhiêu sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố trưa nay, 8/8, sau khi có quyết định chính thức của Hội đồng xác định điểm sàn./.
Phạm Mai (Vietnam+)