Bộ Giáo dục-Đào tạo sẽ cân nhắc các phương án dạy và học môn Lịch sử

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có buổi làm việc tham vấn ý kiến chuyên gia về triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 và môn Lịch sử bậc trung học phổ thông trong chương trình này.
Bộ Giáo dục-Đào tạo sẽ cân nhắc các phương án dạy và học môn Lịch sử ảnh 1Giờ học môn Lịch sử của thầy và trò Trường Trung học phổ thông Phan Huy Chú, Đống Đa, Hà Nội. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Các chuyên gia đều khẳng định Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo đúng đường lối chỉ đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ; công phu, khoa học, phù hợp với thông lệ quốc tế. Riêng với việc dạy học môn Lịch sử cấp trung học phổ thông, trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cân nhắc các phương án trong thời gian sắp tới và xin ý kiến các cấp có thẩm quyền.

Đây là ý kiến phát biểu kết luận của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn tại buổi làm việc tham vấn ý kiến chuyên gia về triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 và môn Lịch sử bậc trung học phổ thông trong chương trình này diễn ra ngày 12/5.

[Môn Lịch sử “biến hình” như thế nào trong chương trình THPT mới?]

Tham gia cuộc làm việc có thành viên Ban phát triển chương trình giáo dục phổ thông 2018; thành viên Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và Hội đồng thẩm định chương trình môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tại buổi làm việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lắng nghe ý kiến trao đổi về quá trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó đặc biệt trao đổi và lắng nghe những ý kiến phân tích sâu về cách bố trí và tổ chức dạy học môn Lịch sử trong chương trình mới.

Chỉ còn vài tháng nữa, chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 sẽ được triển khai ở các trường bậc trung học phổ thông trên toàn quốc, bắt đầu với lớp 10. Trong đó, có điểm mới quan trọng là nhiều môn, trong đó có môn Lịch sử sẽ trở thành môn tự chọn. Đây là vấn đề hiện đang có nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục