“Bộ đã thiếu sự kiểm tra chặt chẽ trong việc kiểm tra các báo cáo của Đại học Phan Chu Trinh,” Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa thừa nhận trách nhiệm của bộ trong việc để xảy ra những sai phạm tại trường này trong cuộc họp báo chiều nay, ngày 8/4.
Theo kết luận của Thanh tra Bộ đối với trường Đại học Phan Chu Trinh, có rất nhiều sai phạm trong việc tổ chức hoạt động và tuyển sinh.
Cụ thể, trường được thành lập từ tháng 8/2007 và tháng 10 mới được giao chỉ tiêu tuyển sinh. Ngày 22 và 23/12/2007, mặc dù không được sự cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng trường đã tự ý tổ chức thi tuyển theo đề riêng.
Việc tổ chức thi tuyển cũng có nhiều sai phạm. Có 105/368 hồ sơ đã được kiểm tra thì thí sinh khai khu vực đúng với học bạ nhưng chính nhà trường tự sửa khu vực để đủ điểm trúng tuyển. Thanh tra bộ cũng đã phát hiện 29 trường hợp không trúng tuyển nhưng có tên trong danh sách các lớp đang học (lớp 07DT: 8 trường hợp, 2 lớp 07TA: 5 trường hợp, lớp 07TT: 16 trường hợp).
Bên cạnh đó, trường còn vi phạm nhiều quy định về tổ chức như từ khi thành lập đến nay không tổ chức đại hội đồng cổ đông trong khi theo quy định, phải tổ chức mỗi năm một lần. Sau 2 năm hoạt động, Đại học Phan Chu Trinh vẫn chưa có quy chế chi tiêu nội bộ làm cơ sở pháp lý cho việc điều hành hoạt động tài chính; chưa thành lập Ban kiểm soát nên hoạt động tài chính của trường chưa được công khai theo quy định...
Tuy nhiên, ông Phan Ngọc Thu, Hiệu trưởng nhà trường đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khiếu nại những kết luận trên của thanh tra bộ là “không thỏa đáng.” Ông đưa ra lý do của việc không họp được hội đồng cổ đông cũng như việc thi tuyển là có sự tác động của một cá nhân liên quan.
Tuy nhiên, bà Nghĩa khẳng định đoàn thanh tra đã làm đúng quy trình và những kết luận là hoàn toàn chính xác. “Nếu có những lý do không thể tổ chức đại hội đồng cổ đông, tại sao trường không nói rõ khi đoàn thanh tra xuống làm việc. Những lý do của trường đưa ra chỉ nhằm chống chế,” bà Nghĩa nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc tại sao những sai phạm của trường này diễn ra từ năm 2007 nhưng Bộ hoàn toàn không có phản ứng mà phải tới cuối năm 2009 mới thanh tra, bà Nghĩa cho biết: “Trường đã báo cáo thiếu trung thực với bộ. Bộ thừa nhận đã chưa kiểm tra một cách chặt chẽ.”
Tuy nhiên, theo bà Nghĩa, sai phạm của Đại học Phan Chu Trinh xảy ra vào cuối năm 2007, tới cuối năm 2009 bị phát hiện là mới được hơn một năm “thời gian đó không phải là sớm nhưng quá chậm thì chúng tôi cho chưa phải là chậm”.
Về cách giải quyết đối với hàng trăm sinh viên đã tuyển của trường này, ông Phạm Ngọc Trúc, Phó chánh thanh tra Bộ cho biết sẽ tìm hướng xử lý có lợi tốt nhất cho thí sinh. “Quan điểm của chúng tôi là giữ nghiêm kỷ cương nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi cho người học. Các cá nhân sai phạm sẽ bị xử lý. Còn đối với sinh viên, theo quy định, nếu tuyển sinh trái phép sẽ bị buộc thôi học nhưng do các em đã học tới năm thứ hai nên điều này sẽ là thiệt thòi lớn. Vì thế, Bộ đang yêu cầu trường đề xuất hướng giải quyết. Bộ cũng đang cân nhắc vấn đề này”.
Cùng với những "lình xình" của Đại học Phan Thiết xung quanh việc trường này không có cơ sở vật chất vẫn tuyển vượt gần 100% chỉ tiêu năm 2009, vụ việc Đại học Phan Chu Trinh lại một lần nữa gióng lên hồi chuông về vấn đề quản lý chất lượng đào tạo đại học, nhất là những trường đại học mới thành lập./.
Theo kết luận của Thanh tra Bộ đối với trường Đại học Phan Chu Trinh, có rất nhiều sai phạm trong việc tổ chức hoạt động và tuyển sinh.
Cụ thể, trường được thành lập từ tháng 8/2007 và tháng 10 mới được giao chỉ tiêu tuyển sinh. Ngày 22 và 23/12/2007, mặc dù không được sự cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng trường đã tự ý tổ chức thi tuyển theo đề riêng.
Việc tổ chức thi tuyển cũng có nhiều sai phạm. Có 105/368 hồ sơ đã được kiểm tra thì thí sinh khai khu vực đúng với học bạ nhưng chính nhà trường tự sửa khu vực để đủ điểm trúng tuyển. Thanh tra bộ cũng đã phát hiện 29 trường hợp không trúng tuyển nhưng có tên trong danh sách các lớp đang học (lớp 07DT: 8 trường hợp, 2 lớp 07TA: 5 trường hợp, lớp 07TT: 16 trường hợp).
Bên cạnh đó, trường còn vi phạm nhiều quy định về tổ chức như từ khi thành lập đến nay không tổ chức đại hội đồng cổ đông trong khi theo quy định, phải tổ chức mỗi năm một lần. Sau 2 năm hoạt động, Đại học Phan Chu Trinh vẫn chưa có quy chế chi tiêu nội bộ làm cơ sở pháp lý cho việc điều hành hoạt động tài chính; chưa thành lập Ban kiểm soát nên hoạt động tài chính của trường chưa được công khai theo quy định...
Tuy nhiên, ông Phan Ngọc Thu, Hiệu trưởng nhà trường đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khiếu nại những kết luận trên của thanh tra bộ là “không thỏa đáng.” Ông đưa ra lý do của việc không họp được hội đồng cổ đông cũng như việc thi tuyển là có sự tác động của một cá nhân liên quan.
Tuy nhiên, bà Nghĩa khẳng định đoàn thanh tra đã làm đúng quy trình và những kết luận là hoàn toàn chính xác. “Nếu có những lý do không thể tổ chức đại hội đồng cổ đông, tại sao trường không nói rõ khi đoàn thanh tra xuống làm việc. Những lý do của trường đưa ra chỉ nhằm chống chế,” bà Nghĩa nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc tại sao những sai phạm của trường này diễn ra từ năm 2007 nhưng Bộ hoàn toàn không có phản ứng mà phải tới cuối năm 2009 mới thanh tra, bà Nghĩa cho biết: “Trường đã báo cáo thiếu trung thực với bộ. Bộ thừa nhận đã chưa kiểm tra một cách chặt chẽ.”
Tuy nhiên, theo bà Nghĩa, sai phạm của Đại học Phan Chu Trinh xảy ra vào cuối năm 2007, tới cuối năm 2009 bị phát hiện là mới được hơn một năm “thời gian đó không phải là sớm nhưng quá chậm thì chúng tôi cho chưa phải là chậm”.
Về cách giải quyết đối với hàng trăm sinh viên đã tuyển của trường này, ông Phạm Ngọc Trúc, Phó chánh thanh tra Bộ cho biết sẽ tìm hướng xử lý có lợi tốt nhất cho thí sinh. “Quan điểm của chúng tôi là giữ nghiêm kỷ cương nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi cho người học. Các cá nhân sai phạm sẽ bị xử lý. Còn đối với sinh viên, theo quy định, nếu tuyển sinh trái phép sẽ bị buộc thôi học nhưng do các em đã học tới năm thứ hai nên điều này sẽ là thiệt thòi lớn. Vì thế, Bộ đang yêu cầu trường đề xuất hướng giải quyết. Bộ cũng đang cân nhắc vấn đề này”.
Cùng với những "lình xình" của Đại học Phan Thiết xung quanh việc trường này không có cơ sở vật chất vẫn tuyển vượt gần 100% chỉ tiêu năm 2009, vụ việc Đại học Phan Chu Trinh lại một lần nữa gióng lên hồi chuông về vấn đề quản lý chất lượng đào tạo đại học, nhất là những trường đại học mới thành lập./.
Phạm Mai (Vietnam+)